Thoải mái về vật chất là cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe tâm lý.
Một nghiên cứu mới trên Tạp chí Tâm lý Tích cực đưa ra lý do thuyết phục vì sao tiêu tiền cho người khác mang lại nhiều hạnh phúc hơn tiêu tiền cho bản thân.
Các nghiên cứu của Hajdi Moche tại Đại học Linkoping, Thụy Điển, cho thấy: “Tiêu tiền cho người khác khiến mọi người hạnh phúc hơn là tiêu tiền cho bản thân. Chúng tôi đã thử nghiệm và mở rộng ý tưởng này bằng cách xem xét vai trò của lựa chọn chủ động và bị động. 788 người tham gia đã chơi và thắng tiền trong một trò chơi, một phần thu nhập có thể quyên góp từ thiện. Kết quả cho thấy những người quyên góp tiền hạnh phúc hơn những người giữ tiền cho mình, và lựa chọn chủ động gợi ra cảm xúc tiêu cực hơn đáng kể so với lựa chọn thụ động.”
Mọi người hạnh phúc hơn khi họ chọn chi tiêu cho xã hội thay vì cá nhân, nhưng hạnh phúc nhất khi quyết định này được thực hiện bị động, có lẽ vì điều này giải phóng họ khỏi cảm giác không chắc chắn hoặc hối tiếc về quyết định.
Tuy nhiên, có một lưu ý. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng việc chọn không tham gia tùy chọn mặc định giữ tiền cho mình và chọn quyên góp dẫn đến sự gia tăng hạnh phúc lớn nhất. Mặc dù các quyết định chi tiêu thụ động thường đi kèm với mức độ hạnh phúc cao hơn, nhưng trường hợp đặc biệt là việc chủ động chọn chi tiêu vì xã hội mang lại mức tăng hạnh phúc lớn nhất.
Nghiên cứu cũng khẳng định lợi ích của việc cho đi một cách âm thầm. Một thử nghiệm gần đây cho thấy rằng việc bỏ tiền xu vào đồng hồ đỗ xe của người khác dẫn đến tăng hạnh phúc hơn so với cho đồng hồ của chính mình, ngay cả khi họ không biết đang giúp ai.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Điều này phù hợp với khái niệm ‘lòng vị tha vô danh’, nghĩa là mọi người sẵn sàng bỏ qua lợi ích cá nhân để giúp đỡ người khác - ngay cả người không quen biết”. “Điều này cũng phù hợp với phát hiện từ khoa học thần kinh cho thấy rằng giúp đỡ người khác mang lại phần thưởng cá nhân, và các trung tâm phần thưởng trong não được kích hoạt khi một người nhận phần thưởng cá nhân cũng như khi họ hành động vì lợi ích của người khác”.
Cũng có những ví dụ khác về hành vi vị tha không liên quan đến tiền bạc. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây cho thấy những người tham gia vào các hành động anh hùng như chạy vào ngôi nhà đang cháy để cứu người gặp nguy không nhất thiết coi mình là anh hùng. Thay vào đó, họ cảm thấy như đang làm điều đúng đắn hoặc giống như những gì người khác sẽ làm trong tình huống đó.
Nadav Klein, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Trong khi các nhà quan sát tin rằng hành động anh hùng bao gồm gánh nặng cá nhân lớn, thì những người thực hiện lại coi gánh nặng cá nhân của họ là không đáng kể. Trở thành anh hùng là một trải nghiệm kém tích cực hơn nhiều so với việc quan sát một người anh hùng.”
Quay trở lại mối quan hệ lâu dài giữa tiền bạc, chi tiêu và hạnh phúc, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu tất cả các cách mà tiền ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của chúng ta. Ví dụ, nghiên cứu khác đã chỉ ra:
- Khả năng chi tiêu nhiều tiền hơn làm tăng phúc lợi hơn so với khả năng kiếm được nhiều tiền hơn.
- Thu nhập cao hơn liên quan đến sự hài lòng chung về cuộc sống nhưng không liên quan đến hạnh phúc nhất thời.
- Những người kiếm nhiều tiền hơn cảm thấy hạnh phúc thường xuyên hơn những người thu nhập thấp, nhưng cường độ hạnh phúc không khác biệt giữa người thu nhập cao và thấp.
Nhóm tác giả rút ra kết luận: “Nghiên cứu này bổ sung vào nhóm nghiên cứu ngày càng tăng để chứng minh rằng chi tiêu cho xã hội mang lại hạnh phúc hơn chi tiêu cá nhân. Chúng tôi bổ sung vào tài liệu này bằng cách chứng minh rằng lựa chọn cá nhân mang theo những hậu quả theo chủ nghĩa khoái lạc.”
Tác giả: Mark Travers