Điều kèm theo câu nói này có thể là bạn đang phủ nhận cảm xúc của đối phương một cách tàn nhẫn.
NHỮNG ĐIỀU CHÍNH
Nói với một người mắc chứng tự kỷ rằng “Có vẻ như bạn không có dấu hiệu của chứng tự kỷ” có thể làm tổn thương cảm xúc của họ và khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi.
Việc che giấu cảm xúc thường khiến những người mắc chứng tự kỷ phải giấu đi các dấu hiệu của mình, nhưng cũng có thể gây ra những đau khổ vô hạn.
Đối với những người sống suốt cuộc đời phải che giấu các dấu hiệu của chứng tự kỷ, việc được chẩn đoán là một bước quan trọng để họ nhận ra sự thật về bản thân.
Tôi cũng mắc phải chứng tự kỷ. Khi còn nhỏ, mọi người thường nói tôi kỳ quặc và khó gần gũi. Họ hỏi tôi vì sao tôi không thể hành xử như mọi người khác. Tôi bị bạn bè và người lớn xa lánh. Họ nói cách tôi tương tác với người khác thật tệ và thô lỗ. Tôi không hiểu tại sao mọi người lại tức giận với tôi, nhưng tôi biết hầu hết những gì tôi làm thường khiến những người xung quanh tôi không thoải mái.
Tôi đã dành nhiều thời gian để học cách che giấu bản thân. Thực sự, quá trình này giống như thực hiện một thí nghiệm khoa học. Tôi thay đổi cách hành xử và đánh giá phản ứng của mình cũng như thái độ của người khác. Tôi quan sát xem liệu họ có ưa thích hành động của mình không, và nếu họ thích, tôi sẽ cố gắng giấu đi lối hành xử cũ và thể hiện cách ứng xử mới mà tôi đã tạo ra. Khi tôi 20 tuổi, tôi đã thành thạo trong việc che giấu bản thân. Tôi có thể ẩn đi hầu hết các dấu hiệu tự kỷ của mình chỉ trong vài giờ, nhưng điều này lại mang lại sự lo lắng, căng thẳng và cảm giác tự ghét gần như luôn hiện diện trong tôi.
Đây là một quá trình mà hầu hết những người mắc chứng tự kỷ đều phải trải qua. Chúng tôi muốn mọi người hạnh phúc, nhưng chúng tôi biết rằng, nếu chúng tôi để lộ bất kỳ 'phần chân thực' nào của bản thân ra ngoài, mọi người sẽ không cảm thấy vui.
Tôi mắc chứng nhận thức lặp lại. Tôi không ngừng tái diễn mọi thứ. Tôi có triệu chứng kích thích bản thân, tôi lặp lại các cử động tay và lắc lư chúng đi lại. Tôi có xu hướng nói nhiều, tôi chia sẻ quá nhiều về những đam mê mà tôi ấp ủ. Kiềm chế tất cả những triệu chứng này đòi hỏi sự tập trung không ngừng, làm cho tôi mệt mỏi đến mức tôi không thể giải thích hết cho người khác hiểu. Dù vậy, nếu tôi sống thật với bản thân, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng tôi ích kỷ và kỳ cục.
Lời tổn thương nhất mà bạn nghe khi bạn mắc chứng tự kỷ
Là một nhà trị liệu, điều làm tôi đau lòng nhất là thấy có bao nhiêu bệnh nhân đến tìm kiếm sự giúp đỡ, và từng người trong số họ lại ngồi trước mặt tôi, chia sẻ với tôi và những chuyên gia khác nói với họ 'họ không giống người mắc bệnh tự kỷ'. Những người này đã được kiểm tra bằng các thiết bị đã được kiểm nghiệm và đáng tin cậy, và kết quả chỉ ra rằng họ thực sự mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, lý do mà những chuyên gia tâm lý, bác sĩ và các chuyên gia khác đều nói với họ 'bạn không giống như những người mắc bệnh tự kỷ' là bởi vì họ không phản ánh đúng bản thân trong 'bản sao rõ ràng và dễ nhận thấy' của một người mắc chứng tự kỷ mà xã hội thường đặt cho họ. Thông thường, hầu hết những bệnh nhân của tôi đều giống như tôi. Họ đã học cách che giấu bản thân rồi. Tôi ước rằng tôi có thể giải thích cho từng người rằng câu nói ấy gây tổn thương đến mức nào.
Cho đến nay, sự tập trung của các nghiên cứu và phương pháp điều trị tự kỷ đều hướng vào trẻ em - nhóm đối tượng có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, gây lo lắng cho cha mẹ và người chăm sóc hơn (theo Broderick, Alicia. 2022). Điều này đã dẫn đến một số quan điểm rập khuôn về tự kỷ trong một phần của những người được điều trị lâm sàng và không có kiến thức chuyên môn. Điều này có nghĩa là, nếu bạn là người trưởng thành, có công việc ổn định, và biết cách che giấu bản thân, bạn sẽ nghe thấy câu nói “trông bạn chẳng giống người tự kỷ” rất nhiều. Điều này làm tổn thương vì nó cho thấy, các chuyên gia và cả những người không phải là chuyên gia đều không quan tâm, họ không lắng nghe những gì chúng ta đã trải qua và những gì chúng ta đã đấu tranh.
Tôi là một người trưởng thành, một người đã dành phần lớn cuộc đời để cảm thấy mình như một người ngoài hành tinh không hoàn toàn thuộc về loài người. Tôi gánh trên vai mình quá nhiều áp lực và tôi cố gắng làm cho bản thân 'trông giống con người' đến mức đôi khi, những điều này khiến tôi gần như suy sụp, gục ngã. Việc được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ là khoảnh khắc của sự thật với tôi, và điều này cũng đúng với hầu hết các khách hàng của tôi. Chúng tôi cảm thấy, à, cuối cùng cũng có một lời giải thích cho việc tại sao chúng tôi lại cảm thấy mình giống người ngoài hành tinh đến vậy, và cuối cùng chúng tôi cũng có thể cho phép bản thân mình là chính mình, cho phép mình chiếu cố bản thân. Vì vậy, khi một chuyên gia hoặc bất kỳ ai mà ta gần như không quen biết nói với ta rằng, chính những chẩn đoán đã giúp ta hiểu rõ toàn bộ cuộc đời mình chỉ là một đống rác, thì câu nói đó thực sự làm tổn thương.
Tôi có một khách hàng, cô ấy đã nhận được những đánh giá tâm lý toàn diện từ ba nhà tâm lý học khác nhau. Cô ấy đã chi trả 3.500 đô để có những đánh giá này, và tất cả những gì cô ấy mong muốn là được nghe nhà trị liệu và bố mẹ của cô ấy nói rằng “Con mắc chứng tự kỷ, nó sẽ đi theo con suốt đời, và chúng ta biết điều này khó khăn đối với con. Chúng ta tiếc cho con vì đã phải đối mặt với nó. Chúng ta muốn biết con người thực sự của con.” Ba cuộc kiểm tra và các bác sĩ trị liệu của cô ấy vẫn nói rằng “cô ấy không giống người mắc chứng tự kỷ.” Sự thực là cô ấy mắc chứng tự kỷ. Tất cả các bài kiểm tra đều chỉ ra điều này. Cô ấy giỏi trong việc che giấu bản thân. Cô ấy bị mọi người chỉ trích đến mức phải giấu đi phần tính cách khác thường của mình, nhưng dưới lớp ngụy trang đó, cô ấy đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.
Nhu cầu được công nhận cần được chú trọng
Sự thật là, hơn bất cứ điều gì khác, nhận được sự công nhận từ mọi người là điều mà hầu hết những người mắc chứng tự kỷ cần.
Suốt đời, người khác luôn gọi họ là lập dị, là khác biệt, là khó gần. Họ được hỏi tại sao không thể cư xử bình thường. Vì vậy, khi họ nhận được lời chẩn đoán giải thích tất cả những điều trên, đó là lúc sự thật được phơi bày. Và khi họ nghe những lời ác ý độc hại “trông bạn không có gì giống người tự kỷ cả”, đó là những lời tổn thương nhất mà họ có thể nghe.
Tôi quản lý một nhóm nhỏ trên Facebook về đa dạng thần kinh ở phụ nữ từ lâu. Có một bức tranh từ trang này đã được chia sẻ hàng trăm lần. Đó là hình một phụ nữ đáp lại người nói cô ấy không giống người tự kỷ bằng cách nói rằng, dù không muốn nhưng từ khi còn nhỏ, cô ấy đã học cách che giấu bản thân do bị ngược đãi, bị thờ ơ, bị bắt nạt, bị tẩy chay và bị xã hội xa lánh vì cô ấy mắc chứng tự kỷ. Cô ấy trở nên khép kín và cảm thấy cô đơn. Cô ấy luôn cảm thấy có gì đó sai trái với bản thân mình cho đến khi trở thành thiếu niên. Vì vậy, lời đó chỉ làm cô ấy cảm thấy mất lòng tin vào bản thân mình.
Lời trích này đã được chia sẻ hàng trăm lần trên trang của tôi, và tôi lấy nó từ một trang khác có tên Spectrumy, nơi nó cũng được chia sẻ hàng trăm lần. Điều quan trọng là bởi, bức tranh này tóm gọn tất cả cảm xúc khi bị nói là không giống người tự kỷ. Nó được chia sẻ nhiều vì không có gì đau đớn hơn là bị người khác nói rằng, điều đã và đang giúp ta thương lại chính mình lại chẳng có ích gì cho ta.
Tác giả: Jessica Penot