Rất ít người có thể thoát khỏi những chấn thương tâm lí trong cuộc sống của họ. Một số vượt qua được những bi kịch cá nhân bằng cách đưa ra những cách phát triển về thể chất lẫn cảm xúc để giúp họ vượt qua được giai đoạn đó.
Một trong những cơ chế bảo vệ phổ biến nhất là tạo cho mình một “bức tường cảm xúc”, ngăn cách bản thân khỏi sự việc xung quanh. Nơi đây như một căn hầm trú ẩn của riêng họ, nơi những nỗi thống khổ họ không thể thoát ra đều nằm trong tầm kiểm soát
Hầu hết những căn hầm trú ẩn này đều hiện diện ở các mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống trưởng thành của họ sau này, bất kể họ có nhận ra điều đó hay không. Chúng là những phản ứng mặc định trong vô thức luôn luôn sẵn sàng để tránh những nỗi đau từ tổn thương trong quá khứ có thể tái xuất hiện. Khi những phản ứng đó được kích hoạt, nó cho phép người bị tổn thương được quay về căn hầm trú ẩn của chính mình trong vô thức hoặc có ý thức. Bức tường vẫn còn đó, người tù nhân vẫn bị giam cầm trong chính nỗi buồn trước kia và không có cách nào bộc lộ hoàn toàn con người họ trong mối quan hệ hiện tại
Những bức tường cảm xúc hiện diện theo nhiều cách các nhau. Đôi khi chúng rất tinh vi và xuất hiện chậm chạp, nhưng cũng có những khi chúng phản ứng rất mạnh mẽ. Những người rút lui về bức tường bảo vệ của mình có thể không nhận ra rằng mình đang phải trải qua nỗi đau được chôn giấu sâu trong lòng từ trước kia.
Đây là những ví dụ có thể giúp bạn và người kia nhận biết sự xuất hiện của bức tường phòng thủ và giúp nhau duy trì trạng thái cân bằng khi chúng có khả năng phá vỡ mối quan hệ của bạn.
1.
Bất Ngờ Xuất Hiện
Sự xuất hiện bất ngờ của các bức tường thường khiến đối phương bị bất ngờ, tổn thương, cảm thấy bối rối hoặc trong trạng thái phòng thủ. Thực ra, bức tường như ngọn lửa đã âm ỉ cháy trong một thời gian dài mà không hề có bất cứ một dấu hiệu nào thể hiện ra.
2.
Kích Động Thái Quá
Khi sự đả kích với chấn thương ban đầu được kích hoạt, những người đã từng trải qua nó sẽ trải qua nỗi đau ban đầu lại một lần nữa trong hiện tại. Nó có thể được kích hoạt với bất kì hành vi nào khơi gợi về những vết thương trong quá khứ.
Những người trải qua những cảm giác mạnh mẽ này có thể bất ngờ nổi giận, bỏ đi, phản ứng ngược lại hoặc trở nên bất động, vô cảm. Họ đang cho nửa kia thấy rõ rằng họ đang dần trở về phiên bản cũ của bản thân trong quá khứ. Cảm xúc của họ dần mất kiểm soát và họ hành xử như một người lính bị trọng thương cần rút lui về căn hầm trú ẩn của mình.
3.
Sụp đổ hoàn toàn
Nếu một người gặp lại những chấn thương cũ mà không dựng bức tường bảo vệ kịp thời, họ có thể cảm thấy vô cùng suy sụp. Khi phải tiếp xúc và dễ bị tổn thương như vậy, họ thường cảm thấy đau đớn, giận dữ, bối rối hoặc bất lực. Không biết từ đâu, họ không thể kiểm soát những dòng cảm xúc đang sôi sục và chuẩn bị bùng nổ như một con đập bị vỡ.
Sụp đổ hoàn toàn được gọi là phản ứng PTSD, bùng phát do sự kiềm nén lâu dài không thể chịu đựng nổi. Nửa kia không biết tới những chấn thương cũ này thường cảm thấy khó hiểu, bất lực và không biết phải làm gì. Cảm giác bất lực khi không thể kiểm soát cảm xúc đã thúc đẩy những người bị tổn thương quay về vỏ ốc của mình và bỏ rơi nửa kia. Nếu điều này lặp lại như những chấn thương đã trải qua trong quá khứ, nhu cầu muốn ngắt kết nối sẽ càng trở nên mạnh mẽ như họ đã từng làm.
1.
Thay đổi tính cách
Nửa kia có thể cảm thấy người bạn của mình đang dần trở thành một người xa lạ đến mức không thể nhận ra. Chất kích thích và rượu có thể là cách giảm bớt sự ức chế lâu ngày và được cho là nguyên nhân của những cơn bùng phát, thay vì nhận ra gốc rễ thực sự của vấn đề: những chấn thương sâu bên trong tâm hồn.
Thậm chí, một người thường rất dễ tính và hòa hợp có thể đột nhiên nổi giận vô cớ, đổ lỗi cho tất cả mọi thứ, đe dọa rời đi, đề nghị chia tay và không muốn nghe bất kỳ lời giải thích nào vào lúc đó.
Cơn thịnh nộ không phải là biểu hiện duy nhất của phản ứng này. Có người chọn im lặng để tạo khoảng cách với tình cảnh mà họ đang trải qua. Họ trở nên vô cùng dứt khoát, làm cho đối tác của họ cảm thấy vô cùng rối bời và hoảng sợ.
2.
Từ từ xuất hiện
Hầu hết mọi người bị cuốn hút bởi đối tác của họ với một cảm giác quen thuộc, dù điều này gia tăng khả năng lặp lại những chấn thương cũ.
Theo thời gian, họ bước vào khuôn mẫu quen thuộc: khi gặp chuyện bất trắc, họ rút lui về căn hầm trú ẩn bảo vệ mình. Bên ngoài có vẻ không thay đổi, nhưng khi những hành vi gợi nhớ đến tổn thương cũ, báo động đỏ về sự rút lui càng rõ ràng.
3.
Sự thống khổ
Khi một người liên tục tỏ ra ổn, tốt nhưng bên trong chỉ toàn nỗi thất vọng và đau buồn, họ đang chịu sự dày vò cùng cực. Họ từ chối tiếp nhận mọi thứ vì sợ mất kiểm soát. Họ đề phòng nhưng bên ngoài cố tỏ ra kiên cường như một người lính, dù bên trong đã hoàn toàn bại trận.
Những dấu hiệu của sự thống khổ giai đoạn đầu khó nhận ra. Họ ít nói hơn, không thể hiện sự thất vọng, từ chối những yêu cầu đơn giản, cự tuyệt nỗi buồn và thờ ơ với những câu chuyện thú vị.
4.
Sự trốn thoát
Những người dần rút lui về 'màn chắn cảm xúc' thường chuyển sang các mối quan hệ khác bên ngoài, đồng thời rút lui khỏi mối quan hệ hiện tại.
Khi nghe nửa kia nói rằng họ trông có vẻ hạnh phúc hơn ở nơi khác, những người bị tổn thương thường bảo vệ và bào chữa cho những gì mình đang làm, vì họ không muốn mạo hiểm lần nữa trong mối quan hệ hiện tại. Những người bị bỏ rơi cố gắng phủ nhận thực tại, nhưng thực chất họ đang cảm thấy bất lực và vô ích.
Đôi khi, những cuộc trốn chạy chỉ là tạm thời để giúp các phản ứng từ chấn thương lắng xuống. Nếu một người rút lui sau bức tường để tự chữa lành, dành thời gian cho bản thân thay vì đón nhận những thử thách mới, điều này có thể giúp họ nhìn nhận mọi thứ rõ ràng hơn.
Nhưng cũng có lúc, họ tự tạo ra thử thách cho mối quan hệ. Một ví dụ điển hình là ngoại tình, nơi họ vừa núp sau bức tường vừa tận hưởng cuộc chơi hay mở lòng với người không quen. Hoặc họ hoàn toàn đắm chìm trong thế giới riêng mà không có sự hiện diện của nửa kia, tốn nhiều thời gian và năng lượng nhưng vẫn giữ được bức tường cảm xúc của cả hai.
5.
Những khoảng cách tinh vi
Khi các bức tường bảo vệ xuất hiện trở lại, những người từng bị chấn thương có thể đoán trước và dần tách mình ra khỏi mối quan hệ. Dù họ vẫn hiện diện và tương tác, nhưng thực sự đang dần rút lui sau bức tường.
Một số người trở nên ít quan tâm hơn, giới hạn quyền truy cập vào thế giới bên trong và không hiếu kỳ về cuộc sống của người kia. Họ hành động như robot, hạn chế mọi sự tương tác đến mức tối thiểu. Có nhiều khoảng im lặng hơn, ít ham muốn sự thân mật và hâm nóng cảm xúc. Khi bị chất vấn, câu trả lời điển hình nhất của họ là những lời bào chữa và chối bỏ.
Có những điểm tương đồng trong các ví dụ trên. Khi không còn cảm thấy an toàn, những người bị tổn thương từ từ tách ra và sống sau bức tường bảo vệ dù bên ngoài vẫn hiện diện. Một khi đã quyết tâm, họ xóa bỏ sợi dây kết nối vì cảm thấy nửa kia giống người đã từng làm họ tổn thương. Họ đóng chặt suy nghĩ sẽ bị tổn thương lần nữa, không còn hy vọng cho nửa kia.
Dù nhẹ hay nặng, bức tường từng là nơi trú ẩn an toàn nhất lại trở thành ngục tù, giam giữ người tạo ra nó không bao giờ vượt qua được giới hạn tự đặt ra. Nửa kia dù biết không thể chữa lành quá khứ, nhưng có thể nhận ra dấu hiệu khi bức tường được kích hoạt và cố gắng không lặp lại những hành động tổn thương thêm lần nữa.