Các nghiên cứu gần đây về những thách thức trong cuộc sống hàng ngày đã chỉ ra sự quan trọng của việc lập kế hoạch trong tình huống mà trước đây có thể được xem là lỗi thời.
Những điểm chính
Cuộc sống thường không thể dự đoán được, khiến bạn luôn cảm thấy bất an và lo lắng khi phải tiến lên phía trước.
Các nghiên cứu mới về việc phản ứng tích cực đã chỉ ra giá trị lớn lao và lợi ích của việc dự phòng để đối phó với những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống.
Lời khuyên luôn chuẩn bị kế hoạch trước cho mọi tình huống có thể đã lỗi thời thực sự có thể là cách tốt nhất để chuẩn bị cho mọi điều có thể xảy ra trong cuộc sống.
Cuộc sống thường đưa mọi người đến những vùng lãnh thổ chưa được khám phá, và ngay cả những tình huống tưởng chừng như quen thuộc nhất cũng có thể mang lại cho họ những bất ngờ không tưởng. Có thể bạn thường xuyên đi du lịch, lên máy bay, tàu hỏa và xe buýt mà ít khi suy nghĩ nghiêm túc về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ lâu bạn đã không cảm thấy thoải mái để tiếp tục những thói quen trước kia. Chính vì thiếu sự lựa chọn, bạn buộc phải mạo hiểm rời khỏi vùng an toàn của mình.
Tiếp xúc với những thay đổi bất ngờ trong hành trình này sẽ ra sao? Thậm chí khi bạn đã sửa soạn hành lý, bạn cũng khó lòng phớt lờ tiếng nói nội tâm rằng bạn sẽ quên một thứ gì đó quan trọng hoặc gặp rắc rối khi khai báo giấy tờ bảo mật.
Cảm giác căng thẳng khi đang bất an có thể khiến mọi cá nhân ứng phó với tình huống theo hai cách. Trong cách ứng phó chủ động, bạn cố hình dung mọi tình huống có thể xảy ra và tìm những cách khả thi để giải quyết mọi kết quả của những tình huống ấy. Có thể bạn nghĩ rằng mình quên đem theo giấy tờ hoặc hóa ra chúng lại không đúng ? Hãy cho bản thân thêm thời gian để vượt qua những cơn đau đầu mà việc này có thể mang lại. Lo lắng rằng thứ gì đó có thể rỉ nước trong vali của bạn? Hãy mang theo vài lọ thuốc tẩy để phòng khi những chiếc áo trắng của bạn xuất hiện vài vết bẩn không mong muốn.
Trong cách ứng phó tức thời, bạn sẽ đợi cho đến khi vấn đề xảy ra và cố nghĩ xem làm thế nào để giải quyết nó. Nếu bạn không thể khai báo giấy tờ khi đi du lịch, đây là lúc việc ứng phó tức thời xuất hiện khi bạn điên cuồng tìm kiếm cách giải quyết ngay tại lúc ấy.
Giá trị của cách ứng phó chủ động
Nguồn ảnh : nerdynaut.com
Sử dụng sự bất an trong công việc như một mô hình để nghiên cứu cách ứng phó, Judith Langerak và đồng nghiệp (2020) đã đề xuất rằng phần lớn những nghiên cứu trước về tình trạng căng thẳng và cách ứng phó đều so sánh hai cách phản ứng với nhau. Trong cách ứng phó dựa trên cảm xúc, bạn sẽ cố khiến bản thân nhìn nhận một vấn đề theo hướng tích cực; cách ứng phó dựa trên vấn đề xảy ra thì lại khác. Cách ứng phó dựa trên vấn đề xảy ra bao gồm việc thay đổi điều kiện thực tế của tình hình thông qua việc cố gắng sửa đổi chúng.
“Thế nhưng sẽ ra sao nếu việc sử dụng các biện pháp ứng phó chủ động để dự đoán một tình huống xấu có thể xảy ra và chuẩn bị những cách ứng phó khả thi hóa ra lại hiệu quả hơn nhiều?” - Các nhà nghiên cứu người Hà Lan nói. Thay vì dành thời gian suy nghĩ ra cách ứng phó trong lúc bối rối, việc dự đoán những gì bạn có thể gặp phải có thể giúp bạn thành công vượt qua mọi chuyện hơn.
So sánh giữa ứng phó chủ động và đối phỏ phản ứng
Nhằm đánh giá khả năng ứng phó của họ, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Amsterdam đã yêu cầu những người tham gia đánh giá bản thân dựa trên những tiêu chí từ năm phương pháp ứng phó chủ động : kế hoạch nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, mạng lưới quan hệ, hoạch định theo kịch bản và khả năng xem xét. Những biện pháp mà nghiên cứu sử dụng bao gồm những mức độ của tình trạng căng thẳng tâm lý nhận thức.
Mặc dù “chủ động” nghĩa là phải bao gồm việc lập kế hoạch, mỗi một biện pháp trên vẫn có thể được sử dụng khi cảm giác bất an trong công việc xảy đến. Nhằm giúp cho lập luận trở nên thuyết phục hơn, tác giả cũng đã thử nghiệm hai mô hình mà trong đó năm biện pháp ứng phó ( xếp theo thứ tự dựa trên kết quả thống kê) được cho là tiền đề cho những bất an công việc ( trong trường hợp của cách ứng phó chủ động) hay là kết quả của chúng ( trong trường hợp của cách đối phó phản ứng ). Nói cách khác, người lao động cũng có thể sử dụng những cách ứng phó này để ngăn chặn cảm giác bất an trong công việc hay hạn chế những tác động của chúng. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, mô hình nào sẽ đưa ra dự đoán chính xác hơn về tình trạng căng thẳng thần kinh tâm lý sau nhiều tuần?
Có phần trái ngược với những dự đoán ban đầu của Langerak, không có mối liên hệ nào giữa sự thay đổi hàng tuần của các cá nhân về mặt chủ động và nhận thức sau này về bất an trong công việc. Các tác giả cho rằng phát hiện đáng ngạc nhiên này là do quá trình nghiên cứu diễn ra trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 nên trong lúc đó, các nhân viên có thể đã cảm thấy rằng 'sự chủ động không phải lúc nào cũng tích cực; Nó có thể không phải là 'khôn ngoan' khi bối cảnh chưa sẵn sàng cho sự thay đổi'. Ứng phó chủ động cũng có thể 'mất nhiều thời gian hơn để xuất hiện' hơn là một cách để giúp giảm căng thẳng hàng tuần.
Điểm cuối này dường như là thông điệp cuối cùng của nghiên cứu. Không chỉ diễn ra trong thời kỳ căng thẳng đối với hầu hết người lao động, mà còn đưa ra những yêu cầu được coi là vô lý đối với dữ liệu để cho thấy tác động của nó trong phạm vi các thay đổi hàng tuần.
Ngoài ra, dựa trên quan điểm rằng nỗi đau ngắn hạn có thể làm giảm lợi ích lâu dài, các nhà nghiên cứu kết luận rằng 'không nên dừng lại các hành vi chủ động chỉ để ngăn chặn lo lắng tạm thời, mà thay vào đó nên luyện tập các hành vi chủ động và cố gắng giảm thiểu tức giận của bản thân'.
Cách ứng phó chủ động có thể giúp gì cho bạn?
Những hành động ứng phó chủ động, bao gồm việc lập kế hoạch cho tương lai, chỉ có thể phát huy tác dụng sau một thời gian, và thậm chí có thể gây ra khó khăn trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi bạn đang lập ra những dự định cho cuộc hành trình, suy nghĩ về những điều tồi tệ có thể xảy ra sẽ khiến bạn căng thẳng hơn rất nhiều.
Bài nghiên cứu ở Hà Lan nhấn mạnh rằng mọi người nên 'sẵn sàng đối mặt với điều tồi tệ nhất nhưng hy vọng vào điều tốt đẹp nhất'. Nếu với bạn, việc trải nghiệm quan trọng hơn nhiều so với việc lập kế hoạch, hãy suy nghĩ về những khả năng có thể xảy ra thông qua việc sử dụng các kịch bản.
Tóm lại, vượt ra khỏi cách tiếp cận truyền thống của việc đối phó và căng thẳng có thể giúp bạn có cảm giác kiểm soát tốt hơn về tương lai của mình. Suy nghĩ về những thách thức thực tế có thể giúp bạn điều chỉnh lại những điều đó.
Tác giả: Susan Krauss Whitbourne