Phải làm thế nào khi thiên đường đột ngột biến thành ngục tù.
NHỮNG Ý CHÍNH
- Những người đã trải qua nhiều biến cố có thể xây dựng những bức tường để bảo vệ tinh thần của họ.
- Ban đầu, điều này có thể dường như là một cơ chế tự vệ, nhưng nó có thể tạo ra vấn đề trong mối quan hệ tương lai.
- Một số dấu hiệu cho thấy đối tác của bạn đang xây dựng bức tường phòng vệ bao gồm suy sụp tinh thần, hành động quá khổ, hành vi tự hủy và nhiều hơn nữa.
Rất ít người có thể tránh khỏi tổn thương bản thân trong cuộc sống. Hầu hết mọi người đều vượt qua những bi kịch cá nhân bằng cách phát triển các chiến lược tránh xa thể chất hoặc cảm xúc của mình vào thời điểm đó.
Một trong những biện pháp phòng vệ phổ biến nhất là tạo ra một bức tường cảm xúc đặc biệt với mọi thứ. Đây là nơi ẩn náu sâu trong tâm trí để kiểm soát nỗi đau không thể tránh khỏi.
Đa số mọi người thường tìm sự che chở này trong các mối quan hệ thân thiết khi trưởng thành, dù có nhận biết hay không. Chúng là những phản ứng vô thức, sẵn lòng phòng tránh nỗi đau quá khứ. Khi kích hoạt, chúng giúp ẩn mình hoặc ý thức về sau bức tường, tự giam mình trong nỗi đau cũ và không thể hoàn toàn tự do trong quan hệ hiện tại.
Những bức tường cảm xúc này thể hiện qua nhiều cách. Đôi khi rất khó nhận ra và mất thời gian, nhưng cũng có những lúc rất mạnh mẽ và không rõ nguồn gốc. Người lẩn tránh đằng sau bức tường có khi không nhận ra mình đang chịu đựng nỗi đau đã bị chôn vùi từ lâu.
Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn và đối tác nhận biết bức tường phòng vệ để duy trì cân bằng mỗi khi chúng đe dọa mối quan hệ của cả hai.
Sự Hình Thành Bất Ngờ của Bức Tường Phòng Vệ
Sự hiện diện đột ngột này thường khiến đối tác bất ngờ, tổn thương, hoặc phòng vệ. Thực tế, chúng thường đã tồn tại từ lâu nhưng không ai phát hiện.
Hành Động Hiếu Động Quá Mức
Khi những nỗi đau trước đây được kích hoạt, người từng trải sẽ cảm thấy như mọi thứ đang tái diễn ngay tại thời điểm hiện tại. Điều này có thể do bất kỳ hành động nào gợi lại ký ức về nỗi đau trong quá khứ.
Người tái trải nghiệm cảm giác mạnh mẽ này có thể bất ngờ phản ứng hoặc rơi vào tình trạng suy giảm. Họ phản ứng với những gì đang trong tâm trí - những gì đã từng xảy ra. Họ không thể kiểm soát cảm xúc và phản ứng như thể rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm.
Trạng Thái Suy Sụp
Nếu ký ức đau buồn bất ngờ quay về và họ không kịp dựng bức tường phòng vệ, tinh thần họ có thể suy sụp. Khi họ cảm thấy mình yếu đuối và phơi bày, họ thường trải qua cảm xúc đau khổ, tức giận, hoặc cảm giác bất lực. Cảm xúc tràn về như một con đập không kiểm soát.
Trạng thái suy sụp còn có tên gọi khác là phản ứng PTSD, bùng phát do sự dồn nén lâu dài không còn có thể chịu đựng. Người không biết gì về vết thương lòng trong quá khứ của người kia thường cảm thấy bất lực và không biết phải làm gì. Cảm giác bất lực đó có thể kích thích động lực rút lui và vô tình khiến họ bỏ rơi người bạn đời của mình. Nếu điều đó tái hiện lại những nỗi đau trong quá khứ, thì ngay lập tức họ sẽ muốn chấm dứt mối quan hệ hiện tại như họ đã từng.
Thay đổi tính cách
Người chứng kiến sự hình thành tức thời và nhanh chóng của những bức tường nhận thấy đối tác của họ dường như trở thành một người hoàn toàn khác. Rượu hoặc chất kích thích cũng có thể là liều thuốc giúp giảm bớt sự ức chế và chúng ta thường cho rằng đó là tác nhân, mà đâu biết rằng nỗi đau ẩn chứa trong tâm hồn mới chính là thủ phạm thực sự.
Và cuối cùng, sự hiện diện đầy bất ngờ những thay đổi trong tính cách sẽ xuất hiện. Một người bình thường khá hòa hợp và dễ chịu có thể đột ngột nổi giận và đổ lỗi, dọa dẫm sẽ bỏ đi, từ chối hoặc không muốn nghe bất cứ lời giải thích nào vào thời điểm đó.
Cơn thịnh nộ không phải là phản ứng duy nhất. Một số người có thể chỉ giữ im lặng nếu thực sự cần thiết để tạo khoảng cách giữa họ với tình cảnh khó khăn mà họ đang trải qua. Họ sẽ trở nên vô cùng dứt khoát như thể cả hai sẽ không bao giờ quay lại, điều này có thể khiến người đối diện cảm thấy hoang mang và hoảng sợ.
Những bức tường dần xuất hiện
Hầu hết mọi người bị đối tác thu hút bởi một cảm giác quen thuộc, ngay cả khi điều đó có nhiều khả năng lặp lại những hành vi gây tổn thương.
Nếu được tác động với khuôn mẫu quen thuộc vốn là một phần của nhu cầu tách biệt ban đầu, họ có thể bắt đầu rút lui về những nơi đã từng bảo vệ mình. Hành vi ban đầu của họ có vẻ không thay đổi, nhưng khi chúng gợi nhớ đến những tổn thương trong quá khứ, các dấu hiệu cảnh báo về sự lẩn trốn sẽ ngày càng rõ rệt.
Tử đạo
Nếu cứ cố gắng tỏ ra là mình ổn và vui vẻ khi bên trong đang tổn thương hoặc thất vọng tràn trề, con người có khả năng trở thành một kẻ tử đạo. Khả năng tiếp nhận của họ bị suy giảm bởi nỗi sợ mất kiểm soát. Bề ngoài của họ có vẻ vẫn ổn như một “chiến binh” nhưng bên trong thì đầy ắp suy nghĩ về sự lẩn trốn.
Những dấu hiệu ban đầu của sự tử đạo rất khó nhận ra. Ít nói hơn, không còn kiềm chế nỗi thất vọng, kháng cự lại những yêu cầu đơn giản, từ chối đau buồn và ít quan tâm đến những sự kiện mà họ thường ngày vô cùng hứng thú.
Trốn chạy
Những đối tượng từ từ rút lui về phía sau bức tường tình cảm thường chuyển sang các mối quan hệ hoặc tình huống khác bên ngoài và đồng thời rút khỏi mối quan hệ của chính họ.
Khi bị đối phương cho rằng bản thân trông có vẻ hạnh phúc hơn khi ở một nơi khác, họ có khả năng bảo vệ và bào chữa cho những gì họ đang làm, không muốn mạo hiểm mối quan hệ chính của họ bằng cách thừa nhận những điều hiển nhiên. Những người bị bỏ rơi luôn cố gắng thách thức thực tại nhưng thường cảm thấy vô vọng và bất lực trong việc ngăn chặn nó.
Đôi khi những cuộc trốn chạy đó chỉ là tạm thời để những nỗi đau lắng xuống. Khi những người trốn sau những bức tường đón nhận những thử thách mới, cam kết tự chữa lành hoặc chỉ dành thời gian cho bản thân, họ sẽ có thể nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn.
Thế nhưng cũng có những lần khác, họ tự tạo ra thách thức thực sự cho mối quan hệ thành công của mình. Ngoại tình là một ví dụ điển hình, nơi một người có thể trốn sau những bức tường và tận hưởng những cuộc chơi an toàn hoặc mở lòng với người mà họ không quen biết. Một ví dụ khác là hoàn toàn đắm chìm bản thân theo một hướng mới, không có sự hiện diện của đối tác hiện tại nhưng lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng và thời gian, khiến cho bức tường cảm xúc giữa họ không còn nguyên vẹn.
Khoảng cách tinh tế
Khi các bức tường bảo vệ xuất hiện trở lại, người chạy trốn bắt đầu giữ khoảng cách. Mặc dù trông có vẻ vẫn hiện diện và tương tác, nhưng thực ra họ đang bắt đầu rút khỏi mối quan hệ một cách chậm rãi.
Một số người sẽ ít để tâm hơn. Họ hạn chế tương tác với thế giới bên ngoài của mình và không còn tò mò về cuộc sống của người bạn đời. Hành vi này của họ có vẻ giống như một con robot, hạn chế tham gia nhất có thể trong khi vẫn có vẻ là một phần của mối quan hệ. Có nhiều khoảng lặng hơn và giảm ham muốn thân mật hoặc lãng mạn hơn. Khi bị chất vấn hoặc thách thức, phản ứng điển hình nhất của họ là bào chữa hoặc phủ nhận, cho rằng họ ít tham gia vào các vấn đề khác.
Những điều quan trọng
Có những điểm tương đồng trong tất cả các ví dụ trên. Người từng bị tổn thương sẽ dần tự tách biệt và sống ẩn dật đằng sau những bức tường trong khi có vẻ như họ vẫn còn hiện diện. Khi làm như vậy, họ sẵn sàng xóa bỏ mối quan hệ mật thiết mà họ từng có với người bạn đời, giờ đây tất cả những gì họ cảm nhận chỉ là người bạn đời ấy cũng giống như người đã từng làm tổn thương họ. Khi vết thương một lần nữa bị rỉ máu, họ không còn có thể tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng với người mà họ ngỡ khác biệt.
Dù dày hay mỏng, những bức tường từng là nơi trú ẩn an toàn nay trở thành nhà tù, giam giữ những người đã tạo ra chúng và họ không bao giờ có thể vượt qua ranh giới đó.
Các đối tác thân thiết, những người hiểu chuyện sẽ nhận ra được sự bất thường và không chọn cách rút lui, mà muốn biết nguyên nhân khiến họ đã kích hoạt các yếu tố đó. Mặc dù biết rằng bản thân không thể hoàn toàn chữa lành những vết thương trong quá khứ, nhưng họ sẽ cố gắng không lặp lại những hành động khiến người kia tổn thương.
Tác giả: Randi Gunther