Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), mỗi đêm chúng ta đều trải qua giấc mơ, nhưng phần lớn thời gian bạn không nhớ gì về chúng. Tuy nhiên, cũng có những lúc bạn nhớ rõ từng chi tiết trong giấc mơ vừa trải qua. Nhiều người chỉ trải qua hiện tượng này một lần, nhưng cũng có người trải qua nhiều lần, thậm chí hàng ngày.
Mơ nhiều như vậy có phải là điềm báo gì không? Và nếu những giấc mơ này gây ra cảm giác mệt mỏi, bạn cần làm gì để giảm thiểu chúng?
Giấc mơ sống động là gì?
Giấc mơ sống động, hay còn được gọi là vivid dream, là hiện tượng khi bạn nhớ rõ từng chi tiết về giấc mơ của mình khi tỉnh dậy. Đôi khi, những giấc mơ này cảm giác như thật đến mức bạn không thể phân biệt được giữa mơ và tỉnh. Theo chuyên gia giấc ngủ Afy Okoye & chuyên gia tâm lý Michael Breus, vivid dream có thể chia thành 4 loại:
- Giấc mơ tỉnh táo (Lucid dream): Xảy ra khi bạn nhận ra mình đang mơ và có thể kiểm soát giấc mơ.
- Ác mộng (Nightmare).
- Hành động trong mơ (Dream enactment): Xảy ra khi bạn hành động đúng như trong giấc mơ: nói mê, đạp chân hoặc quơ tay loạn xạ. Cần phân biệt hiện tượng này với mộng du (sleepwalking), vì dream enactment xảy ra trong giai đoạn REM, trong khi mộng du phổ biến ở giai đoạn NREM.
- Giấc mơ sốt (Fever dream): Xảy ra khi bạn mơ thấy những điều tiêu cực trong lúc sốt.
Cơ chế hoạt động của giấc mơ sống động như thế nào?
Một chu kỳ giấc ngủ bắt đầu bằng giai đoạn chuyển động mắt nhanh (rapid eye movement, REM) và kết thúc với giai đoạn chuyển động mắt không nhanh (non-rapid eye movement,