Nếu bạn cảm thấy mình đang trong tình huống như vậy, có thể bạn đã trải qua hiện tượng được gọi là não bỏng ngô (popcorn brain). Hiện tượng này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của chúng ta như thế nào?
Popcorn brain không phải là thuật ngữ mới. Nó được đề cập lần đầu tiên vào năm 2011 bởi David Levy, một nhà nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ).
Đây là tình trạng xảy ra khi khả năng chú ý của não bị “phân mảnh” và không đứng yên. Nó khiến chúng ta khó tập trung vào một vấn đề duy nhất mà luôn bị hướng sang các suy nghĩ khác, đang suy nghĩ về điều này thì lại chuyển sang suy nghĩ về điều khác mặc dù không cố ý. Tình trạng này được mô tả như hình ảnh của hạt ngô nhảy lúc nổ bỏng.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications vào năm 2019, thời gian chú ý của chúng ta ngày càng ngắn hơn do thói quen sử dụng mạng xã hội.
Điều này cũng được chuyên gia tâm lý Gloria Mark đề cập trong cuốn sách Attention Span: A Groundbreaking Way to Restore Balance, Happiness and Productivity của bà. Theo đó, thời gian tập trung trước màn hình của con người vào năm 2004 là 2,5 phút; năm 2012 đã giảm xuống còn 75 giây; và đến đầu năm 2021, con số này chỉ còn là 47 giây.
Điều này xảy ra do các dòng suy nghĩ, cảm xúc của bạn đã quen với việc bị gián đoạn bởi thông báo từ mạng xã hội. Não dường như đã được “đào tạo” cho việc suy nghĩ không tập trung như vậy.
Não Bộ Ban Đầu Có 3 Cấp Độ Trí Nhớ: Tạm Thời, Ngắn Hạn và Dài Hạn. Trong Đó, Trí Nhớ Ngắn Hạn Là Nơi Tiếp Nhận Thông Tin và Tạo Ra Sự căng Thẳng Tiềm Ẩn Giúp Thông Tin Đó Được Chú Ý.
Vì Vậy Khi Có Quá Nhiều Thông Tin và Nhiệm Vụ Đến Cùng Một Lúc, Lượng Sự Căng Thẳng Tiềm Ẩn Cũng Tăng Lên Nhiều Lần, Tạo Ra Cảm Giác Hỗn Loạn, Không Biết Phải Làm Gì.
Đây Là Điều Xảy Ra Khi Bạn Liên Tục Truy Cập Mạng Xã Hội Để Kiểm Tra Số Lượt Thích Bài Đăng, Lượt Xem Của Story… Bạn Tìm Kiếm Sự Công Nhận Từ Thế Giới Ảo Để Xác Định Giá Trị Bản Thân, Nhưng Việc Này Cũng Tạo Ra Một Thói Quen Xấu Cho Não: Liên Tục Cần Dopamine Để Cảm Thấy An Ổn.
Dù bạn cố gắng nhiều, nhưng cuối cùng không hoàn thành được gì. Không phải vì bạn lười biếng hay trì hoãn, mà có thể bạn đã tính toán sai thời gian cần để hoàn thành một công việc, hoặc đang bị quá tải với công việc. Kết quả, bạn đang làm quá nhiều việc, nhưng lại không hoàn thành được bất kỳ cái nào.
Mạng xã hội không chỉ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng 'não nổ', mà còn là công cụ làm việc, phương tiện giao tiếp và thậm chí là một cách để giảm căng thẳng trong cuộc sống.
Thay vì loại bỏ hoàn toàn mạng xã hội, chúng ta có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của nó lên não bộ và cải thiện khả năng tập trung bằng một số cách sau đây:
Nên vô hiệu hóa thông báo đẩy của hầu hết ứng dụng, chỉ giữ lại những thông báo cần thiết như email, tin nhắn, và ứng dụng làm việc.
Bạn có thể thực hiện điều này trong phần Cài đặt của các thiết bị điện tử. Hoặc có thể chuyển sang chế độ 'im lặng' khi bạn muốn tập trung, chỉ cho phép cuộc gọi từ danh sách ưu tiên.
Hãy gom nhóm các công việc có thể làm cùng một lúc và đặt một thời gian nhất định để hoàn thành chúng, tránh tình trạng phân mảnh sự chú ý. Ví dụ, dành một giờ để kiểm tra email và trả lời, thay vì làm điều đó mỗi khi có thông báo đến.
Tương tự, bạn có thể dành 30 phút giữa giờ làm để giải lao, hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết cho công việc. Trong khoảng thời gian này, hãy tập trung hoàn thành một nhiệm vụ duy nhất.
Thử chọn một hoạt động không dùng thiết bị điện tử (như yoga, thiền định, đan móc len, đọc sách…) và dành ít nhất 30 phút - 1 tiếng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn thấy phù hợp để thực hiện. Đây là thời gian cần thiết để tái tạo não bộ và tập trung hơn vào một công việc cụ thể.
Bạn có thể sạc đầy laptop và để sạc ở nhà trước khi đi làm (hoặc ra cafe, thư viện) làm việc. Khi đó bạn sẽ nhận ra mình phải hoàn thành công việc trước khi máy hết pin, từ đó giảm bớt việc lướt web và tập trung hơn.