Tâm lý làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc. Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động đến môi trường làm việc chung của đội nhóm và doanh nghiệp.
Với nhiều biến động về nhân sự trong tình hình dịch bệnh vừa qua, tâm lý của nhân viên đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Những thay đổi này có thể tích cực hoặc tiêu cực và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Hãy cùng tìm hiểu thêm về xu hướng thay đổi tâm lý làm việc của nhân viên trong mùa dịch như thế nào?
- Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để giảm chi phí về lao động.
- Nhân viên chuyển sang công việc khác để có điều kiện tốt hơn. Một số ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm lương hoặc chế độ đãi ngộ do tình hình kinh doanh suy thoái.
- Các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi lao động của doanh nghiệp không đáp ứng được, khiến nhiều nhân viên mất lòng tin.
- Nhân viên mất việc vì hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. Họ phải quay về quê nhà hoặc tìm kiếm công việc ở những ngành nghề vẫn hoạt động để kiếm sống.
- Một số nhân viên từ chối làm việc để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Tình hình dịch bệnh trầm trọng khiến họ giảm thiểu tiếp xúc với người ngoài để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Nhân viên tìm kiếm công việc phù hợp với sở thích và khả năng vì không đủ thu nhập để duy trì cuộc sống. Dịch bệnh là cơ hội để họ suy nghĩ lại về lựa chọn nghề nghiệp và phát triển bản thân.
Một số người mang theo tâm trạng tích cực. Họ dành thời gian nghỉ ngơi; một số coi đây là cơ hội để quay lại công việc yêu thích và phù hợp với bản thân. Họ có thể tự nguyện nghỉ việc để nhường vị trí cho người khác.
Tuy nhiên, đa số sẽ mang theo tâm trạng tiêu cực. Họ vừa mất việc, vừa đối diện với áp lực tài chính, gia đình và cuộc sống. Trong khi việc tuyển dụng nhân lực trong dịch bệnh trở nên khó khăn. Một số người đã phải nghỉ việc và quay về quê sinh sống.
Khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, những người này bắt đầu tìm kiếm công việc mới. Tuy vẫn có thể mang theo tâm trạng tiêu cực từ công ty cũ, nhưng họ cũng có thể trân trọng cơ hội mới và làm việc chăm chỉ hơn.
Những người vẫn ở lại vẫn có thể mang theo cảm xúc tích cực và tiêu cực khi tiếp tục công việc.
- Nhân viên nhìn nhận đây là cơ hội để duy trì thu nhập trong thời kỳ khó khăn.
- Họ nhận thức rõ ràng về việc thiếu nhân lực và công việc sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Do đó, họ chấp nhận và nỗ lực để duy trì và hoàn thành công việc ở mức cao nhất có thể.
- Với thời gian làm việc dư thừa do ít công việc; nhân viên sẽ sử dụng thời gian này để học hỏi thêm trong công việc, mở rộng kỹ năng và kiến thức của bản thân.
- Nhân viên sẽ tận dụng hết năng lực và hiệu suất của mình. Với ít nhân viên hơn, năng lực và kỹ năng của những người ở lại sẽ được thể hiện rõ nhất, đây cũng là cơ hội để nhà quản lý nhận biết những nhân viên tiềm năng, mở đường cho việc tăng lương, thưởng hoặc thăng chức trong tương lai.
- Mọi người đánh giá cao thời gian hơn.
Do thời gian trong giai đoạn dịch đã giúp họ nhận ra rằng, có nhiều điều họ muốn thực hiện nhưng chưa có cơ hội, nhiều điều họ muốn tìm hiểu nhưng chưa biết. Họ hiểu rõ rằng thời gian cần được sử dụng có hiệu quả hơn thay vì lãng phí. Ngoài việc hoàn thành công việc hiện tại, họ sẽ sử dụng thời gian để học hỏi thêm, phát triển bản thân cũng như hỗ trợ công việc hiện tại.
- Nhiều người đang làm hai công việc đồng thời. Việc này phụ thuộc vào hai tâm trạng khác nhau.
Một số người làm như vậy để có thêm thu nhập và có lựa chọn khi đối mặt với tình hình khó khăn; thay vì phải bắt đầu lại từ đầu nếu họ phải từ bỏ công việc duy nhất của mình.
Tâm lý thứ hai, một số người vẫn tiếp tục làm công việc hiện tại để đảm bảo thu nhập; và công việc thứ hai có thể là lĩnh vực họ đam mê hoặc cảm thấy phù hợp với bản thân.
- Nhiều người không thể tách bản thân khỏi vấn đề của người khác. Họ mang tâm trạng nặng nề về việc doanh nghiệp giảm nhân sự, dù họ không nằm trong danh sách giảm nhân sự.
- Có những người không thực sự muốn làm công việc này, nhưng không biết phải làm gì khác. Điều này khiến họ không muốn đi nhưng cũng không muốn làm.
- Một số người có thể không thích nghi với sự thay đổi về tài chính và văn hóa doanh nghiệp trong mùa dịch. Họ tiếp tục làm việc để kiếm thu nhập và dự định thay đổi sau dịch.
- Yêu cầu quyền lợi dựa trên sự hy sinh của họ trong mùa dịch.
- Chỉ tập trung vào tiền lương mà không quan tâm đến những vấn đề khác.
- Thiếu trách nhiệm trong công việc và không hỗ trợ các vị trí còn trống.
==> Tâm lý tiêu cực này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và môi trường làm việc. Những người này mang theo sự không hài lòng. Có thể họ sẽ tập hợp lại và luôn phàn nàn về điều tiêu cực. Điều này làm suy giảm tinh thần làm việc của những người khác trong nhóm, trong doanh nghiệp. Thay vì nhìn nhận rằng đây là thời điểm khó khăn để cải thiện tình hình.
Hơn nữa, chất lượng công việc không đảm bảo gây ra nhiều gánh nặng khác.
- Mang theo tâm trạng mệt mỏi và sự lười biếng trong công việc giống như thời điểm dịch để làm việc ở hiện tại.
- Mang theo tiêu chuẩn chất lượng công việc thấp trong thời điểm khó khăn của dịch; làm giảm chất lượng và hiệu suất trong thời gian bình thường.
- Đứng núi này trông núi nọ để nhảy việc mà không dám hành động.
- Tiếp tục than vãn về khó khăn khi làm việc trong mùa dịch.
- Khả năng họ sẽ không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Sẽ thật tồi tệ nếu doanh nghiệp chọn sai người cắt giảm và người ở lại. Khi nhìn vào những người mang tâm lý tiêu cực; ảnh hưởng nặng nề của họ đến tinh thần làm việc và chất lượng công việc là đáng lo ngại.
Doanh nghiệp luôn cần phải đánh giá tâm lý/tính cách nghề nghiệp, năng lực của nhân viên để lựa chọn người ở lại hay ra đi phù hợp nhất. Nhận biết động lực nào thúc đẩy nhân viên cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những thay đổi về tuyển dụng và đào tạo trong tương lai. Đây cũng là cơ sở để giao nhiệm vụ, vị trí phù hợp cho từng người. Đảm bảo họ có đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương vai trò trong nhóm, trong doanh nghiệp.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đo lường và phát triển toàn diện năng lực nhân viên là vô cùng quan trọng. Từ quá trình tuyển dụng, đến xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Sản phẩm của Viện Quest giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý nhân sự một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả dựa trên phân tích khoa học.
Một số bài Test hỗ trợ đo lường năng lực, hiệu suất làm việc, tính cách nghề nghiệp, động lực làm việc của nhân viên như sau:
Bài Test đo lường tính cách nghề nghiệp và năng lực nhân sự Trait-Map: https://vienquest.com/trait-map/
Bài Test năng lực và hiệu suất công việc Uchida-Kraepelin: https://vienquest.com/uchida-kraepelin/
MQ Test: https://vienquest.com/dong-luc-lam-viec-dieu-ma-it-nguoi-xac-dinh-duoc/
Bài Test EQ, IQ,...
Khám phá thêm thông tin hữu ích về tuyển dụng và đào tạo tại:
Truy cập vào trang web:
Fanpage:
Nguồn: Viện Quest.