Công Việc Tốt Nhất Cho Người Mắc Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa
Định Hướng Nghề Nghiệp
Bước Đầu Tiên Trong Tìm Kiếm Công Việc
Thực Tập và Khám Phá Mới
Xem Xét Yêu Cầu Công Việc
Khi đã thấu hiểu tư duy, cảm nhận của bản thân về những con đường sự nghiệp khác nhau, bạn nên bắt đầu tìm hiểu mức độ áp lực mà công việc có thể mang đến cho bạn. Dù rằng việc thiền định hay thực hiện các phương pháp trị liệu tâm lý có thể quan trọng với bạn và phần nào làm ổn định tâm trí, nhưng ở vị trí là một người đang đối mặt với rối loạn lo âu, bạn không nên thử thách bản thân với những công việc có mức độ stress vượt ngưỡng chịu đựng cũng như yêu cầu quá gắt gao. Thường thì mức độ hài lòng của bạn sẽ nằm ở giữa mức cao nhất và thấp nhất của độ căng thẳng.
Một số nghiên cứu ủng hộ việc ra khỏi nhà để đi làm sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực làm đẩy lùi sự lo âu, ít nhất là đối với phụ nữ.
Một nghiên cứu vào năm 2017 đăng trên tạp chí “Women’s Health” điều tra đường dây liên kết giữa công việc với căng thẳng, lo âu của phụ nữ ở Ấn Độ cho thấy: Phụ nữ làm việc tại nhà có mức độ lo âu cao hơn 1.2 lần và mức độ căng thẳng cao hơn 1.3 lần học sinh và những phụ nữ làm việc ở ngoài.
Kết quả cho thấy: Những công việc có mức độ căng thẳng cao làm tăng nguy cơ trầm cảm và rối loạn lo âu gấp 2 lần những công việc tương tự nhưng không có những yêu cầu gắt gao như thế. Điều này áp dụng với cả những cá nhân từng rất khỏe mạnh về tinh thần trước khi tham gia công việc.
Điều này chỉ ra rằng việc học cách thích nghi với áp lực công việc cũng như làm giảm mức độ áp lực đó xuống là vô cùng quan trọng trong chặng đường sự nghiệp sắp tới của bạn.
CHÚ Ý NHỮNG ĐẶC TÍNH CÔNG VIỆC
Là một người mắc rối loạn lo âu, công việc của bạn có thể phải mang những tính chất sau:
Hướng tiếp cận công việc giúp bạn ngăn chặn việc tạo ra áp lực tinh thần quá mức. Cụ thể hơn, nếu bạn có một công việc với quá nhiều thời gian trong tay, hoặc không có quá nhiều trách nhiệm, đầu óc của bạn có thể sẽ lan man qua những lo âu không đáng có.
Những công việc có khả năng cách ly bạn khỏi những điều thường xuyên khiến bạn lo lắng cũng rất hữu ích. Thường khi bạn làm việc độc lập sẽ cần đến điều này.
Những công việc giúp bạn khai thác tối đa khả năng hấp thụ thông tin của mình. Bạn có thể sẽ làm rất tốt những việc làm đòi hỏi sự điều tra, luôn đặt câu hỏi, thẩm định dữ liệu và những thông tin khác để đưa ra quyết định.
Những nghề nghiệp nêu dưới đây không nhất thiết phải là những việc làm “ít stress”. Dù vậy, những việc mang lại sự hứng thú, tập trung, gây kích thích lại có thể là nguồn áp lực tích cực đối với bạn (điều này có thể khác nhau tùy từng cá nhân). Bất kỳ lần thử đầu tiên nào cũng cần được quan sát và đánh giá kỹ lưỡng những dấu hiệu phản ứng của bản thân.
Hãy luôn nhớ rằng, một số công việc cần được đào tạo và cấp chứng chỉ trước khi hành nghề. Vì thế, bạn cần tự tìm hiểu trước và tham khảo ý kiến bạn bè hay người thân trong ngành về lĩnh vực bạn yêu thích.
Và một điều không cũng không kém quan trọng chính là nói với người tư vấn cho bạn những mối lo ngại của bản thân. Khi bạn bắt đầu một công việc nào đó, hãy xem xét mức độ yêu cầu công việc, những áp lực bạn có thể gặp phải và cách bạn đối phó với chúng.
THÁM TỬ TƯ (private investigator)
Các nhà điều tra tư nhân làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả giám sát thực địa, điều tra doanh nghiệp và các tình huống trong những gia đình hoặc trong nước. Vai trò này giúp bạn luôn năng động nhưng cũng mang đến những khoảng thời gian khó khăn nhất định khi bạn phải đúc kết những kết luận từ quan sát, khám phá của mình. Những công việc tương tự trong mảng này là thanh tra dành cho gia đình, điều tra viên tại hiện trường vụ án, nhà phân tích tại phòng điều tra tội phạm cũng có thể rất lý thú.
HUẤN LUYỆN VIÊN THỂ HÌNH
Là một huấn luyện viên, bạn có thể hướng dẫn người tập cách sử dụng các trang - thiết bị luyện tập và lập kế hoạch luyện tập cho họ. Công việc này đòi hỏi bạn cũng phải có một thân hình cân đối. Điều đó cũng là cách kiểm soát những rối loạn lo âu của bạn. Những công việc khác cùng lĩnh vực cũng rất hay đó là nhà dinh dưỡng học và chuyên gia tư vấn chế độ ăn uống. Đây là những công việc tận dụng sự cầu toàn của người hay lo lắng và cũng đồng thời giúp bạn có một lối sống lành mạnh hơn.
TƯ VẤN VIÊN/NHÀ TÂM LÝ HỌC
Với tư cách là một tư vấn viên hay nhà tâm lý học, bạn có thể giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn về mặt sức khỏe tinh thần. Một lợi thế cho bạn khi làm các công việc này chính là bạn đã từng trải qua một vài vấn đề tâm lý nhất định, và bạn sẽ sẵn lòng bày tỏ sự cảm thông và am hiểu với những gì mà bệnh nhân của bạn đang trải qua. Vai trò này còn giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về nỗi lo âu của chính mình.
NHÀ TRỊ LIỆU MASSAGE
Làm nghề massage chuyên nghiệp với mục đích trị liệu (Lưu ý: không phải các hình thức massage thiếu lành mạnh) có một điểm cộng chính là môi trường làm việc rất ít áp lực. Sự phối hợp giữa các vận động vật lý và tinh thần giữ cho bạn luôn bận rộn và tránh xa những âu lo. Những cuộc trò chuyện, tư vấn với khách hàng cũng khiến tâm trí bạn phải rũ bỏ bớt những điều khiến bạn lo lắng, căng thẳng. Bạn có thể sẽ thấy công việc massage thật sự rất thư giãn đấy!
GIÁO SƯ/NHÀ NGHIÊN CỨU
Nếu bạn thích môi trường sư phạm và không ngần ngại ở lại trường để tiếp tục theo đuổi con đường học vấn, hãy cân nhắc việc ở lại trường đại học/cao đẳng để học tiếp lên tiến sĩ, giáo sư và đại diện cho ngành/khoa và trường. Vai trò này cho phép bạn nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực mà bạn thật sự hứng thú và cũng đồng thời cho bạn khoảng thời gian thoát ra khỏi sự quen thuộc của việc đứng trên bục giảng.
Nhưng hãy nhớ rằng, nghề này đòi hỏi kỹ năng nói trước đám đông. Hãy đảm bảo bạn vượt qua những giai đoạn thử thách bản thân với những rối loạn lo âu của mình, nhất là khi đối mặt với một tập thể.
GIÁO VIÊN
Tương tự như làm giáo sư, nghề giáo viên cho bạn sự cân bằng giữa thời gian chuẩn bị và thời gian lên lớp, và không chừa quá nhiều thời gian để lo lắng nhiều chuyện. Những giáo viên cần phải hiểu biết sâu ở các môn nhất định, và điều này cho phép bạn khai thác tối đa khả năng khai thác thông tin từ nhiều lĩnh vực của mình.
THỢ SỬA CHỮA ỐNG NƯỚC
Những công việc vừa đòi hỏi lao động chân tay, vừa đòi hỏi sự suy nghĩ thật sự thích hợp với những người mắc chứng rối loạn lo âu. Thợ sửa chữa ống nước, và các nghề kỹ thuật khác như thợ máy cần phải chẩn đoán những lỗi trong hệ thống vật chất và sửa chữa. Quá trình điều tra và đưa ra giải pháp này phù hợp với xu hướng tiếp cận vấn đề từ nhiều hướng của người mắc GAD.
NHÂN VIÊN TƯ VẤN/PHỤC VỤ RƯỢU (Wine Sommelier)
Nếu bạn chưa biết đến nghề này thì đây là nghề đòi hỏi kiến thức về nhiều loại rượu để chia sẻ và tư vấn cho khách hàng lựa chọn, nhất là ở các hầm rượu, nhà hàng lớn. Các công việc tương tự cũng có thể tìm thấy trong ngành công nghiệp hoa. Những ngành nghề như thế giúp nâng tầm bạn trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định để bạn có thể chia sẻ kiến thức đó với người khác. Và tất nhiên, những công việc này thường mang lại rất ít áp lực cho bạn.
KỸ SƯ ĐIỆN
Những nghề nghiệp yêu cầu phải thiết kế và kiến thiết rất phù hợp với người sống cùng GAD. Kỹ sư điện, kiến trúc sư và các công việc liên quan cần sự thành thạo kỹ năng và đầu óc tập trung, đủ để bạn rời xa những nỗi lo âu của chính mình.
Y TÁ TRỰC PHÒNG KHẨN CẤP
Dù công việc này chẳng giống công việc có ít “stress” chút nào, nhưng nhịp độ nhanh chóng của nó sẽ rất tốt một khi bạn học được các tạm gác nỗi lo cá nhân sang một bên. Nếu cường độ làm việc của nghề này cao hơn mức chịu đựng của bạn, hãy xem xét một số công việc tiếp xúc xã hội khác mà có thể giữ bạn luôn bận rộn, chẳng hạn như dược sĩ.
LỜI NHẮN NHỦ TỪ VERYWELL (trang web tâm lý chịu trách nhiệm cho bài viết này)
Tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn của các chuyên gia, nhà trị liệu tâm lý để tìm cách quản lý những triệu chứng hiện có của bạn, xác định một công việc có thật sự phù hợp không và đưa ra số giờ làm thực tế và thích hợp nhất đối với bạn là rất quan trọng. Và dù công việc bạn chọn là gì đi nữa, tốt nhất hãy chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho bản thân. Có thể bạn nên làm việc bán thời gian trước để kiểm chứng mức độ phù hợp của công việc trước khi làm chính thức.
Khi đi làm, hãy đặt ra một quỹ dự phòng để khi cảm thấy bị áp lực, bạn có thể tự do thoát khỏi môi trường không phù hợp mà không cần phải cam kết với công việc đó, ngay cả khi chỉ là tạm thời. Sau khi tìm được công việc lý tưởng, hãy học cách xử lý áp lực và lo âu trong quá trình làm việc.