“Bây giờ, tôi đã nhận ra rằng việc kiểm soát câu chuyện cuộc đời mình và biết cách trân trọng bản thân trong quá trình đó chính là hành động dũng cảm nhất mà ta có thể thực hiện.” - Brené Brown
Vài năm trước, khi tôi bắt đầu phục hồi từ chấn thương tâm lý từ thời thơ ấu, điều đầu tiên mà tôi học được là cần phải nhận biết bản thân mình là ai và từ đó biết trân trọng bản thân nhiều hơn. Tuy nhiên, việc nhận biết ấy cũng đi kèm với những sự thật đắng cay về bản thân, những gì đã xảy ra và cách mà tôi đã hành động.
Mặc dù cuối cùng tôi đã có đủ can đảm để đối mặt với những nỗi đau từ quá khứ, nhưng tôi vẫn chưa sẵn lòng thực sự tha thứ và chấp nhận bản thân mình.
Khi tôi nhận ra ảnh hưởng của những trải nghiệm khó khăn và bất công trong quá khứ đối với cuộc sống hiện tại, tôi thường tự trách bản thân. Thật khó để chấp nhận rằng tôi đã từng nhường nhịn để được người khác công nhận và sống trong môi trường độc hại chỉ vì tôi không cảm thấy xứng đáng hoặc đáng được yêu thương. Tôi đã làm một điều mà tôi biết rõ và đã quen thuộc - tự trách bản thân, tự ti, cảm thấy tồi tệ và cảm thấy có tội.
Như nhà văn Bessel van der Kolk đã giải thích trong cuốn “Sang Chấn Tâm Lý - Hiểu Để Chữa Lành” :
“Mặc dù chúng ta ai cũng muốn vượt qua chấn thương tâm lý, nhưng một phần của não bộ, có trách nhiệm đảm bảo sự tồn tại của cơ thể (nằm sâu bên trong phần mang tính logic), thường không hiệu quả trong việc từ chối. Rất lâu sau khi trải qua nỗi đau, chỉ cần có dấu hiệu nhỏ, phần não này có thể bắt đầu hoạt động lại, kích hoạt các đường dẫn não bị rối loạn và sản sinh ra một lượng lớn hormone gây căng thẳng. Hiện tượng này có thể gây ra những cảm xúc không dễ chịu, những cảm giác run rẩy trong cơ thể cũng như những hành động bốc đồng và hung dữ. Những phản ứng sau chấn thương này thường rất khó đoán và có thể làm cho chúng ta bị áp đảo. Khi đã mất kiểm soát, những người sống sót sau chấn thương thường sẽ bắt đầu sợ rằng họ đã bị tổn thương đến tận sâu bên trong và không còn cách nào để cứu vãn.”
Mặc dù tự nhận thức về bản thân là bước đầu tiên để bắt đầu thay đổi cuộc sống, nhiều người thường có xu hướng tự chỉ trích khi phải đối mặt với sự thật về bản thân và quá khứ. Thú vị thay, hành động không chấp nhận bản thân này thường ngăn cản chúng ta khỏi việc chữa lành và vượt qua những khó khăn đã trải qua.
Vậy liệu có thể là chúng ta đang phá hoại quá trình tự chữa lành khi trở nên quá khắt khe với bản thân không?
Chẳng hạn, những nạn nhân của tội ác cưỡng bức cũng là nạn nhân của sự cảm thấy xấu hổ. Họ sợ khi phải nói ra về việc bị cưỡng bức, họ chọn im lặng trong khi chịu đựng ta trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
Nếu như mặc cảm tự ti và tủi hổ đang chiếm lĩnh tâm trí của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể chữa lành và chấp nhận đứa trẻ bị tổn thương bên trong của chúng ta? Chúng ta có thể làm điều đó bằng cách chấp nhận buông bỏ mọi chỉ trích và phán xét về những gì đã xảy ra với chúng ta, và thay vào đó, đảm nhận trách nhiệm cho quá trình phục hồi của chính mình.
Nguồn ảnh: mentalhealthtoday.co.uk
Tôi vẫn nhớ rõ ngày tôi khoảng bảy tuổi, cha tôi đã tức giận vì tôi và anh trai đang quậy phá trong nhà. Ông đã đóng cửa phòng ngủ chúng tôi mạnh đến nỗi kính trên cửa vỡ thành từng mảnh nhỏ. Khi thấy ông tiến lại với gương mặt đỏ ửng đầy giận dữ, tôi sợ đến mức tè dầm.
Mỗi khi nhớ lại, tôi luôn cảm thấy xấu hổ và hứa với bản thân sẽ không bao giờ trở nên yếu đuối hay sợ hãi trước bất kỳ ai.
Khi lớn lên, tôi ép mình trở nên cứng rắn. Tôi phải mang mặt nạ của người phụ nữ mạnh mẽ trong khi bên trong tôi luôn cảm thấy yếu đuối, lo lắng và dễ tổn thương.
Tuy nhiên, tôi không thể chịu được việc phải đối mặt với điểm yếu của mình như vậy. Mỗi khi buồn bã, tổn thương hoặc cảm xúc áp đảo, tôi luôn tự chỉ trích bản thân mình một cách tàn nhẫn, trở thành kẻ ngược đãi lớn nhất của bản thân mình.
Sau khi ly hôn, tôi luôn bị ám ảnh bởi thói tự phê phán và cảm thấy vô dụng vì đã chấp nhận sự lạm dụng khi còn chưa ly hôn: bị xem thường, bị lừa dối và bị tổn thương không thể nói thành lời. Liệu có ai có thể chịu đựng như vậy? Và vì vậy, tôi không thể ngừng tự trách mình.
Cuối cùng, tôi giải quyết cảm giác tội lỗi qua việc viết và thiền mỗi ngày. Tuy đã hiểu sự quan trọng của việc tha thứ và chấp nhận trong quá trình hồi phục, nhưng tôi vẫn chỉ nắm bắt được một phần nổi của chúng, chưa thể hiểu sâu bản chất của bảy phần chìm.
Thách thức thực sự đến khi tôi phải đối diện với bản thân hình thành từ những gì đã trải qua, và tôi chuyển từ việc tự trách sang việc đảm nhận trách nhiệm với bản thân. Đó là một bước tiến quan trọng, nhưng cũng là quá trình dài và khó khăn. Vì tôi đã chìm sâu trong vai nạn nhân và tâm trí luôn đầy tự ti và phê phán, việc chấp nhận con người thật của mình dường như là một ước mơ xa xôi.
Khó khăn khi phải nhìn nhận rằng tôi đã chọn ở trong một mối quan hệ độc hại, kiểm soát người khác bằng nước mắt của mình, và tạo ra những xung đột và hỗn loạn trong các mối quan hệ chỉ để thu hút sự chú ý và yêu thương. Nhưng việc nhận ra điều đó là một bước quan trọng để thể hiện sự tiến bộ trong quá trình phục hồi.
Dưới đây là cách tôi vượt qua sự phê phán bản thân và chữa lành những vết thương từ thời thơ ấu:
1. Tôi mở lòng và chia sẻ sự thật.
Nguồn ảnh: minimalismmadesimple.com
Ban đầu, tôi phải đối mặt với việc tôi đã tự ghét mình đến mức nào. Khi tôi bắt đầu kể về những trải nghiệm của mình và nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ, huấn luyện viên và bạn bè, sự phê phán trong tôi dần biến mất và sự chấp nhận thay thế nó.
Một lời khuyên tâm đắc từ Brené Brown mà tôi muốn chia sẻ đó là hãy kể câu chuyện của mình với những người xứng đáng. Dù bạn chia sẻ với một bác sĩ, một huấn luyện viên, một nhóm hỗ trợ hoặc một người bạn thân, hãy đảm bảo rằng họ xứng đáng nghe những cảm xúc và ký ức sâu sắc nhất của bạn.
Việc chấp nhận sự thật về bản thân là một cách tốt nhất để làm lành và vượt qua những đau thương. Trong quá trình này, một không gian an toàn và các mối quan hệ sâu sắc là rất quan trọng, đặc biệt khi nỗi đau xuất phát từ mối quan hệ.
Một bước quan trọng trong quá trình làm lành của tôi là khi tôi chấp nhận những điều đã xảy ra với mình.
Một điểm quan trọng trong hành trình làm lành của tôi là khi tôi đọc cuốn sách 'What Happened to You?' của Oprah Winfrey và bác sĩ Bruce Perry. Tôi hiểu rằng hành động của mình không phải là của một người bệnh hoạn hay vô tâm, mà chỉ là của một người bị tổn thương và hành động theo cách để tồn tại.
Khi tìm ra nguyên nhân của những hành vi tự hủy hoại mà ta không nhận thức trước đó, ta sẽ hiểu hơn về chính mình và không phán xét bản thân nữa. Việc tự hỏi 'Đã xảy ra chuyện gì?' thay vì 'Mình đã bị làm sao?' sẽ đem lại nhiều thay đổi lớn lao.
Khi hiểu rõ bản thân và có lòng đồng cảm với mình, bạn sẽ nhận được tình yêu và chấp nhận mà bạn luôn khao khát. Tôi tin rằng chúng ta không phải là những người có vấn đề cần phải sửa chữa. Chúng ta là những tâm hồn đáng quý, và mục tiêu của chúng ta là tìm lại con đường và kết nối với những người ta trân trọng.
Tôi đã học được cách đối phó với việc tự chỉ trích bên trong mình.
Nhận ra giọng nói phê phán bên trong đầu thật sự là một thách thức lớn. Đôi khi tôi không nhận ra những suy nghĩ này cho đến khi tôi tập trung vào thiền định. Thậm chí trong lúc thiền, tôi cũng có thể tự chỉ trích mình.
Với khoảng 60000 suy nghĩ mỗi ngày, tôi quyết định tập trung vào cảm xúc của mình để hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong tâm trí mình.
Một đêm, khi tôi cảm thấy buồn và thất vọng, tôi tự hỏi mình về nguyên nhân và nhận ra rằng tôi cần phải từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tạo ra danh sách những người đã yêu thương và quan tâm đến tôi.
Nếu bạn thường tự chỉ trích mình, hãy kiên nhẫn và luyện tập để thay đổi điều đó. Nhưng nếu bạn đang trong quá trình tự chữa lành, hãy chấp nhận và thấu hiểu bản thân để nói với bản thân rằng bạn đáng được yêu thương.
—
Khi nhận ra những ảnh hưởng tích cực của việc tự chấp nhận trong quá trình chữa lành, tôi hiểu rằng việc tự áp đặt quá nhiều làm tôi chỉ nhớ về những đau thương mà không giúp ích gì cho quá trình làm lành bản thân.
Hôm nay, tôi nhận ra rằng giọng nói nhỏ bé trong đầu luôn là đứa trẻ bên trong tôi, luôn mong muốn được yêu thương. Và giờ đây, tôi đã sẵn lòng thực hiện điều đó.
Tác giả: Silvia Turonova