Tại sao chúng ta luôn trân trọng những điều mình có chỉ khi chúng đã mất đi? Tại sao chúng ta không thể nâng niu chúng khi vẫn đang có chúng trong tay? Liệu đó có phải là một quy luật?
Quay trở lại thời điểm khi tôi và người chồng quá cố của mình, Steve, còn sống cùng nhau. Chúng tôi đã có những ngày tháng thực sự tất bật, tôi vùi mình trong những buổi trị liệu tâm lý cá nhân, còn anh ấy thì chìm trong núi việc chất chồng của một kỹ sư phần mềm. Chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi đang rất hạnh phúc nhưng chúng tôi lại không thực sự dành thời gian để tận hưởng niềm hạnh phúc ấy. Chúng tôi vẽ nên những mộng tưởng về một tuổi 90 sống cùng nhau và sẽ có toàn bộ thời gian để tận hưởng cuộc sống bằng cách đơn giản là nắm tay nhau đi tản bộ.
Nhưng rồi, đột nhiên, cuộc sống vốn quá đỗi bình thường ấy bỗng trở nên sụp đổ. Tay phải của Steve trở nên yếu đi và triệu chứng ấy ngày càng tệ hơn. Kết quả chụp MRI cho thấy anh ấy đã mắc chứng U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (hay GBM - glioblastoma multiforme), xuất hiện khối u não và đi kèm với đó là chẩn đoán về cái chết đang đến gần. Mọi thứ tiến triển nhanh chóng qua các cuộc phẫu thuật não, hóa trị và xạ trị. Bỗng nhiên, thời gian để chúng tôi trân trọng tình yêu, cuộc sống, niềm hạnh phúc không còn nữa. Và những ngày sau đó, những thứ chúng tôi đã từng có bỗng biến mất như chưa từng xuất hiện trên đời.
U nguyên bào thần kinh đệm đa dạng (GBM - glioblastoma multiforme) (Nguồn: hopkinsmedicine.org)
Đã có vô số đêm tôi tỉnh giấc với mong ước rằng đây chỉ một cơn ác mộng và rồi qua sáng mai, tất cả sẽ trở về vị trí ban đầu. Tôi tự hứa với bản thân rằng chúng tôi sẽ trân quý và tận hưởng trọn vẹn cuộc sống kể từ bây giờ.
Đáng tiếc thay, đó không phải là một cơn ác mộng mà là sự thật, một sự thật tàn nhẫn. Tôi tự nhủ rằng sẽ đánh đổi tất cả chỉ để quay trở lại khoảng thời gian trước khi nhận được chẩn đoán khủng khiếp ấy. Và rồi, Steve đã mất 17 tháng sau đó kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh. Đáng lẽ chúng tôi nên dành nhiều thời gian hơn để trân trọng sự sống, trân trọng những điều xuất hiện trước mắt.
Sự ra đi của một người để lại nỗi mất mát to lớn đối với người ở lại. (Nguồn: express.co.uk)
Nhưng mọi thứ không vận hành như vậy. Chúng ta không thực sự trân trọng những điều mình đang có cho đến khi chúng mất đi, và mọi thứ trở nên quá muộn màng.
Tại sao chúng ta không trân trọng những điều ta đang có?
Bởi vì não chúng ta vận hành theo quy luật Weber-Fechner, nó giải thích cách chúng ta nhận thức sự thay đổi. Khi mọi thứ duy trì ở mức ổn định, não của chúng ta không chú ý đến nó, thậm chí là không ý thức về sự tồn tại của chúng. Nhưng khi có sự kích thích, não bộ nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ để cân bằng với sự kích thích mãnh liệt đã tồn tại trước đó.
Quy luật Weber-Fechner (Nguồn: prezi.com)
Để dễ hiểu hơn, hãy lấy một ví dụ: Có 2 người (1 người làm được 5.000 đô/năm và 1 người làm được 1 triệu đô/năm) cùng nhận được 10.000 đô, người làm được 5.000 đô/năm sẽ thấy 10.000 đô là rất lớn, trong khi đó người làm được 1 triệu đô/năm coi 10.000 đô chỉ coi đó là một số tiền ít ỏi.
Vậy có thể nói, não bộ tập trung nhiều vào quy mô của sự thay đổi. Nghĩa là, sự thay đổi càng lớn thì não bộ càng dành nhiều sự chú ý hơn.
Liệu có cách nào để vận dụng quy luật Weber-Fechner giúp ta thêm yêu cuộc sống hơn?
Hãy sử dụng sức mạnh của trí tưởng tượng
Một nghiên cứu của nhóm sinh viên Reddan đến từ khoa Tâm lý và Khoa học thần kinh của Trường Đại học Colorado Boulder đã so sánh giữa hiệu quả của trí tưởng tượng và thực tế trong não bộ, qua đó họ nhận thấy rằng tưởng tượng đã tác động lên nhiều phần của não bộ khi so sánh chúng với thực tế.
Trường Đại học Colorado Boulder (Nguồn: campusreform.org)
Vậy, trên thực tế thì nó có nghĩa là gì? Hãy ngồi xuống, nhắm mắt và tưởng tượng chúng ta đang bước lên một cỗ máy thời gian. Sau đó, hãy để bản thân trôi vào tương lai: Chúng ta bây giờ đã 100 tuổi, sống đơn độc trong viện dưỡng lão. Ta được chăm sóc bởi những người hoàn toàn xa lạ vì những người thân yêu của chúng ta đã mất. Thị giác và thính giác cũng không còn tốt nữa. Lưng, đầu gối, hông của ta trở nên đau nhức khi ta chỉ mới đi được vài bước, ta trở nên choáng váng mọi lúc, thậm chí là mất thăng bằng. Tay ta run rẩy khi ta cầm lấy cái nĩa. Ta gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ và không thể ngủ ngon được. Hãy dành vài phút để tưởng tượng về nó.
Tiếp đến, hãy hít vài hơi thật sâu và bước ra khỏi cỗ máy thời gian, quay lại thực tại. Thêm một vài hơi thở sâu và mở mắt, những gì bạn đang thấy, đang nghe, hãy trân trọng nó.
Hãy duỗi những ngón tay và cánh tay, chân và bàn chân, cả lưng nữa, và hãy nhớ thật kỹ cơ thể của chúng ta đang dẻo dai như thế nào.
Hãy đứng dậy và yêu lấy sự thăng bằng này.
Hãy bước vài bước và yêu cả lúc ta đã đi vững vàng như thế nào.
Hãy suy ngẫm về việc có bao nhiêu người thân yêu đang hiện diện xung quanh ta.
Hãy nhắn tin hoặc gọi điện ngay cho những người ta yêu quý và nói với họ rằng sự hiện diện của họ có ý nghĩa như thế nào với bạn và bạn cảm thấy thật may mắn và biết ơn vì họ đã có mặt trong cuộc đời bạn, trở thành một phần trong hành trình tồn tại của bạn.
Hãy ôm thật chặt người bạn đời của mình và thật sự khắc ghi cái vòng tay ghì chặt này.
Trí tưởng tượng của chúng ta tạo ra một cỗ máy thời gian thuận nghịch với những sự chệnh lệch có thể đo được từ não bộ rằng chúng ta không cần phải đợi đến khi những thứ ta có biến mất mãi mãi để có thể trân trọng những gì ta có.