Trong bài viết trước, bạn đã được cung cấp các công cụ và biện pháp hữu ích để hỗ trợ người thân đang đối diện với trầm cảm. Phần này sẽ trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để tránh làm tổn thương người đang trầm cảm?”. Nếu bạn nhận ra những câu nói quen thuộc, hãy suy nghĩ về việc loại bỏ chúng.
“Mọi chuyện đều do bạn tự nghĩ thôi, hãy lạc quan lên!”
Lạc quan và hy vọng là rất quan trọng, nhưng cần nhớ rằng suy nghĩ tích cực không phải lúc nào cũng hiệu quả - đặc biệt khi bị ép buộc.
Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia năm 2010 cho thấy rằng câu nói mang tính khẳng định không hiệu quả bằng tự vấn. Trong nghiên cứu, những người tự hỏi “Tôi sẽ?” đã giải gần gấp đôi số câu đố so với những người nói “Tôi sẽ…”. Khi bạn nói “chỉ cần suy nghĩ tích cực”, bạn đang ép buộc người thân ngừng cảm thấy buồn. Điều này ám chỉ cảm xúc của họ là không có thật và họ có thể “kiểm soát” trầm cảm.
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe như bất kỳ tình trạng nào khác. Các chuyên gia cũng không nói với bệnh nhân tiểu đường rằng “tất cả chỉ là trong đầu bạn”.
“Mình hiểu bạn cảm thấy thế nào”
Dù bạn có trải qua trầm cảm, bạn cũng không thể hoàn toàn hiểu cảm giác của người khác. Ý tốt của bạn là muốn chia sẻ, nhưng so sánh cảm xúc có thể làm họ khó chịu. Trầm cảm và sức khỏe tinh thần rất cá nhân, biểu hiện khác nhau ở mỗi người.
“Mọi chuyện có thể tệ hơn”
“Bạn nên vui/biết ơn vì…”
Nói với người thân rằng họ nên biết ơn ngụ ý rằng họ trải qua trầm cảm hay lo lắng vì không hiểu giá trị xung quanh. Dù biết ơn hay không, họ vẫn có thể bị trầm cảm, lo lắng hoặc các vấn đề sức khỏe tinh thần khác.
“Đừng quá nghĩ về bản thân!”
Nhận xét phiến diện này khiến người trầm cảm cảm thấy họ là nguyên nhân chính của vấn đề. Đùa giỡn về tình trạng của họ hoặc trêu chọc không mang lại sự hài hước hay gần gũi; điều này thiếu tinh tế và vô dụng.
“Bạn đang quá tiêu cực”
Đối với người trầm cảm, đây là một lời nói rất tàn nhẫn. Nói những câu như “Đừng tiêu cực nữa”, “Bạn lo lắng quá” hoặc “Bạn thật đáng thương” không chỉ gây tổn thương mà còn phản ánh sự thiếu hiểu biết của bạn về trầm cảm. Sức khỏe tinh thần liên quan đến nhiều yếu tố phức tạp, không chỉ đơn giản là quan điểm hay cách nhìn của họ.
“Bạn chỉ đang ích kỷ thôi”
Trầm cảm không liên quan đến sự ích kỷ. Người tốt bụng cũng có thể bị trầm cảm. Trầm cảm thường dẫn đến tự cô lập, với triệu chứng rõ ràng là rút lui khỏi xã hội. Ích kỷ là đặt mình lên trên hết, còn rút lui là từ chối đặt mình lên hàng đầu. Đây là lý do chúng ta nên hỗ trợ họ tiến lên.
“Mạnh mẽ lên, đừng yếu đuối”
Hãy mỉm cười và lạc quan hơn nhé.
Nhắc nhở người thân của bạn rằng hãy vui vẻ hoặc chỉ cần mỉm cười có thể cho họ thấy rằng bạn tin họ có thể vượt qua cảm giác u ám hoặc lo âu của mình.
Hiểu rõ rằng trầm cảm liên quan đến sự thay đổi chức năng não và không chỉ là do tâm trạng bên ngoài thay đổi. Không nên khuyến khích cách tiếp cận giả dối, mà hãy khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn.
- Có một số dấu hiệu cần chú ý để nhận biết nguy cơ tự tử, bao gồm những biểu hiện như suy nghĩ về cái chết, cách cô lập bản thân và sắp xếp tài sản cá nhân.
Dường như bạn đang cảm thấy vui vẻ đấy nhỉ?
Trong nhiều trường hợp, trầm cảm không phản ánh qua vẻ ngoài của một người. Hãy lắng nghe và tin tưởng vào cảm xúc mà họ chia sẻ với bạn, thay vì đặt ra yêu cầu hoặc đánh giá nhanh chóng về tình trạng của họ.
Vậy là bây giờ bạn đã hiểu rồi chứ?
Dù bạn không thể chữa lành hoàn toàn tình trạng của họ, nhưng bạn có thể thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của mình đối với họ. Hãy lắng nghe và hỗ trợ họ một cách chân thành, và đừng quên để họ chấp nhận sự giúp đỡ từ bạn theo cách của riêng họ.
Người dịch: Ý Thảo
Biên tập: Xanh Lam
Nguồn hình ảnh: Google
Liên kết gốc: Things to Say (and Not Say) to Someone with Depression