Người hay đòi hỏi là một nhân vật điển hình trong nghệ thuật biếm họa: họ gọi cho bạn quá nhiều, họ khóc rống lên khi bạn rời đi để lấy một cốc nước, họ cảm thấy bị bỏ rơi khi bạn nhìn chăm chăm vào điện thoại mà không đếm xỉa đến họ, họ khó chịu khi bạn xem một bộ phim mà không có họ ở đấy.
Chúng ta rất ghét những người hay đòi hỏi kiểu vậy.
Nhưng hãy xem xét vấn đề này theo một cách khác. Nhìn chung, tất nhiên là có một phần đáng kể những người luôn phụ thuộc vào người khác là do bệnh lý, nhưng trong hầu hết trường hợp nhiều hơn mức thường được chấp nhận, người có vấn đề ở đây hoàn toàn không phải là người 'thiếu thốn' mà là chính chúng ta; những người đang thực hiện việc buộc tội họ là kẻ có vấn đề.
Chúng ta sẽ cảm thấy phát ốm với ai đó đang 'đòi hỏi' khi chúng ta không coi mình là mục tiêu thích hợp cho nhu cầu của người khác. Ở đâu đó bên trong, chúng ta không tin rằng chúng ta là người đáng tin cậy, mạnh mẽ, đáng ngưỡng mộ, tử tế và đáng để người khác dựa vào; chúng ta chưa trưởng thành hoàn toàn - và những người cần thứ gì đó từ chúng ta do đó là kẻ loạn trí và xứng đáng trở thành mục tiêu chế giễu. Ở dấu hiệu đầu tiên cho thấy ai đó đang dựa dẫm vào chúng ta, chúng ta cảm thấy nao núng và chùn bước. Chúng ta cho rằng ai đó cần chúng ta đủ để phụ thuộc vào chúng ta cho một ngày cuối tuần hoặc buổi ta thoải mái hẳn là người có vấn đề.
Căn nguyên của lòng căm thù của chúng ta đối với những người thiếu thốn là lòng tự căm thù chính mình. Rõ ràng, tất cả chúng ta đều muốn có tình yêu - nhưng khi tình yêu thực sự bắt đầu được đáp lại, nó có thể là dấu hiệu báo động với chúng ta khi chúng ta không tin vào sự dễ mến của bản thân. Chúng ta có thể bắt đầu nghĩ rất xấu về người mà chúng ta thích chỉ một thời gian ngắn trước đây. Chúng ta cảm thấy họ thật ngây thơ khi thấy chúng ta tuyệt vời, tuyệt vời hơn rất nhiều so với những gì chúng ta cảm thấy. Chúng ta cho rằng họ cả tin và quá dễ bị thu phục bởi một vỏ bọc mà chính chúng ta không tin tưởng.
Giải pháp không nhất thiết là cố gắng thay đổi người yêu - bằng cách yêu cầu họ ngừng đòi hỏi. Họ có lẽ không hề đòi hỏi quá nhiều. Họ chỉ không hề có cảm giác rằng yêu hoặc được yêu là điều lạ lẫm (như những gì mà ta đang cảm thấy).
Giải pháp là xem xét lại cách nhìn của chúng ta về bản thân; để thấy mình ít nhiều là người hợp lý để người khác cần. Nỗi sợ hãi những người ‘đòi hỏi’ chỉ là một thứ cảm xúc tự hận mình đang trào ra bên ngoài để làm hoen ố tình yêu của chúng ta.
Việc giảm bớt sự căm ghét bản thân không phụ thuộc vào sự tự phụ (tự nói với bản thân rằng chúng ta tuyệt vời như thế nào). Chúng ta nên học cách bao dung với bản thân không phải bằng cách tin rằng chúng ta tuyệt vời, mà thông qua một nhận thức an toàn rằng mọi người đều có lúc ổn và đôi khi không được ổn lắm: đó là đủ để xứng đáng được yêu. Chúng ta có thể được chữa khỏi sự nghi ngờ bản thân xấu xa lạ thường của mình bằng một tầm nhìn chính xác hơn về những gì tạo nên sự bình thường. Tất nhiên chúng ta hơi yếu đuối, hơi ranh mãnh và hơi ngốc nghếch, nói một cách nhẹ nhàng. Nhưng mọi người ai cũng vậy. Chúng ta không ngốc nghếch hay ngỗ ngược hơn người khác. Chúng ta có thể nắm lấy hy vọng của một người về mối quan hệ thân thiết và sâu sắc với chúng ta chỉ đơn giản là trên cơ sở rằng bản thân thực sự có chút kỳ quặc và đã từng tan vỡ. Sự đòi hỏi mà người yêu có đối với chúng ta không phải là hoang tưởng, đó là một yêu cầu chính xác mà bất kỳ con người bình thường nào cũng có thể đưa ra một ví dụ tương tự khác.
Chúng ta sẽ bắt đầu thấy những người khác đỡ đòi hỏi hơn rất nhiều, tức là bớt lo lắng hơn rất nhiều khi họ cần chúng ta, khi chúng ta có thể chấp nhận một cách thiện chí rằng không có gì lạ hoặc sai trái về việc ai đó quyết định thích chúng ta.