Mặc cho nhận thức trong những năm gần đây về trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn tâm thần khác, vẫn có một quan niệm sai lầm phổ biến về các triệu chứng của các rối loạn nói trên. Sự lười biếng và sự mệt mỏi nói chung đang chiếm lấy bệnh nhân trầm cảm là lỗi của họ hay nó chỉ là một trong những tác dụng phụ của chứng rối loạn này? Ngoài ra, sự lười biếng do trầm cảm gây ra có giống với sự lười biếng nói chung không?
Câu trả lời cho câu đầu tiên là: liệu bạn có đang lắng nghe chính mình không? Tất nhiên, đó không phải là lỗi của họ. Đừng có ác ý với những người bạn đang chịu đựng trầm cảm vì đã hủy kế hoạch. Họ không còn cách khác.
Điều thứ hai: Không, chúng không giống nhau xíu nào! Trong khi lười biếng nói chung là một sự lựa chọn và thường là thứ xa xỉ, còn chán nản là triệu chứng của một vấn đề sâu xa cần được trợ giúp y tế, chứ không phải là sự trách móc và chế giễu.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LƯỜI BIẾNG VÀ TRẦM CẢM?
Một số dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy của bệnh trầm cảm là mệt mỏi nói chung, không muốn bận tâm đến các hoạt động hàng ngày, chán ăn và cảm giác rối loạn khi nói đến đồng hồ sinh học.
Nhìn bề ngoài, bệnh nhân trầm cảm trông đầy mệt mỏi và uể oải; và khả năng cao là bạn sẽ chỉ cho rằng họ đang lười biếng hoặc cố ý trở nên luộm thuộm.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Bạn có thể đang xem xét các triệu chứng mà họ không thể chống lại và nhầm lẫn nó với sự lười biếng có chủ đích.
Sự khác biệt là những người trầm cảm KHÔNG MUỐN cảm thấy như vậy. Đó không phải là sự lựa chọn dành cho họ, ngược lại, khi bạn hoặc bất kỳ ai khác nghỉ một ngày để làm những việc mình thích, đó là sự lựa chọn có chủ đích.
Hơn nữa, những người trầm cảm cũng phải đối mặt với mức độ căm ghét bản thân, cảm giác tội lỗi và lo lắng bên cạnh sự lười biếng.
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ tuyên bố rằng những cơn lười biếng kéo dài hơn hai tuần có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Bây giờ, nếu bạn đang có những cơn lười biếng trong một thời gian dài, một số yếu tố bao gồm cả trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ra chúng. Nó cũng có thể được gây ra bởi một chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh.
Nhưng không có gì tồi khi được kiểm tra bởi một chuyên gia tâm lý được đào tạo.
Chấp nhận và không cảm thấy xấu hổ về điều đó là hai trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất để tiến tới sức khỏe tinh thần tốt hơn. Và hãy nhớ rằng, nếu bạn thấy một số người bạn của mình đang đi giữa ranh giới mong manh giữa lười biếng và trầm cảm, đừng làm họ cảm thấy xấu hổ. Điều đó không giúp ích gì cả. Thay vào đó, hãy giúp họ hiểu về tình trạng của mình nếu thực sự giống với trầm cảm.
Nếu bạn đang băn khoăn, dưới đây là một bài kiểm tra và những kết quả tương ứng:
Ghi lại điểm số khi bạn trả lời các câu hỏi dưới đây, theo bảng sau:
0 - Không bao giờ
1 - Vài ngày
2 - Hơn một nửa thời gian
3 - Hầu như luôn luôn
Câu hỏi:
1. Bạn có cảm thấy không hứng thú khi làm những việc mang lại niềm vui cho bạn không?
2. Bạn có bất ngờ cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng và suy sụp không?
3. Bạn có bị mất ngủ / ngủ không ngon không?
4. Bạn có cảm thấy hoàn toàn mất hết năng lượng không?
5. Bạn có kén ăn / chán ăn không?
6. Bạn có cảm thấy rằng bạn đã làm cho bản thân và người khác thất vọng không?
7. Bạn có vấn đề gì khi tập trung vào mọi việc không?
8. Bạn có đủ chậm chạp để người khác chú ý không?
9. Bạn đã suy nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân về mặt thể chất chưa?
Bây giờ, hãy tổng hợp điểm số của bạn và đánh giá tình trạng dựa trên thang điểm sau:
0-4: Không có dấu hiệu trầm cảm
5-9: Trầm cảm nhẹ
10-14: Trầm cảm trung bình
15-19: Trầm cảm từ trung bình đến nặng
20-24: Trầm cảm nặng
Dù kết luận là gì, hãy mạnh mẽ và tìm kiếm sự giúp đỡ bạn cần. Không có gì phải xấu hổ.
Dịch bởi: Huyền My
Biên tập bởi: Mỹ Trần
Nguồn ảnh: canva.com
Link gốc bài viết: Sự Khác Biệt giữa Lười Biếng và Trầm Cảm