NHỮNG ĐIỀU CHÍNH
- Đôi khi chúng ta thường so sánh mối quan hệ lãng mạn của mình với các cặp đôi khác, cụ thể là so sánh từ trên xuống (so sánh mình với người hơn mình), nhưng loại so sánh này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực.
Nghiên cứu cho thấy so sánh từ trên xuống liên quan đến sự bi quan, sự hài lòng thấp trong mối quan hệ và nhận thức kém về bản thân và người yêu.
Những cặp càng so sánh nhiều thì sẽ càng ít hài lòng với mối quan hệ của họ vào thời điểm so sánh và sau sáu tháng nữa.
Nếu bạn đã từng là một nửa của một cặp đôi, có lẽ bạn đã gặp phải những cặp đôi mà họ trông hạnh phúc hơn bạn. Họ có thể rất ngọt ngào, trung thành hay trưởng thành. Một số cặp đôi được mô tả như hai nửa hoàn hảo của nhau, hai tâm hồn đồng điệu, hoặc cặp tình nhân hoàn mỹ. Họ như một cặp đôi lý tưởng.
Đôi khi bạn cảm thấy có những cặp đôi tồi tệ hơn cặp của mình. Họ không hợp nhau, cãi nhau thường xuyên hoặc trong một mối quan hệ không lành mạnh (như sự phụ thuộc quá mức, lạm dụng hoặc thao túng tâm lý). Một số cặp thậm chí không có bất kỳ điểm chung nào.
Bạn cảm thấy so sánh mối quan hệ của mình với những mối quan hệ khác là điều bình thường, nhưng bạn đã biết rằng điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng chưa?
Sau 6 tháng, 41 cặp đôi và 25 cá nhân đã tham gia lại, trong đó có 7 cặp đã chia tay trong khoảng thời gian này. Những người tham gia lại không có nhiều thay đổi và khác biệt về các yếu tố quan trọng so với những người không tham gia.
Tiêu chí đánh giá cơ bản
- - Sự hòa thuận trong mối quan hệ: 5 điểm (ví dụ: “Tôi cảm thấy hài lòng với mối quan hệ của chúng tôi”)
- Sự lạc quan trong mối quan hệ: Xếp hạng khả năng xuất hiện của 11 sự kiện (đối với những cặp đang hẹn hò) và 16 sự kiện (đối với những cặp đã kết hôn). Ví dụ: “Tình cảm chúng tôi dành cho nhau vẫn đang tăng lên”
- Nhận thức về bản thân và người yêu: Đánh giá về bản thân và người yêu dựa trên 20 đặc điểm tính cách như tốt tính, nhân ái, sâu sắc và kiên nhẫn.
Phương pháp
Những nhà nghiên cứu đã hướng dẫn người tham gia khảo sát báo cáo về các so sánh mà họ đã thực hiện trong vòng bảy ngày. Họ báo cáo sáu lần mỗi ngày thông qua một ứng dụng để đánh giá phản ứng của họ. Sau đó, họ trả lời các câu hỏi về bản chất của các so sánh và tâm trạng của họ, mức độ lạc quan, sự hài lòng và nhận thức về bản thân và đối tác của mình. Cuộc khảo sát hàng đêm cũng đã được thực hiện.
Sau một tuần, các cặp đôi quay lại phòng thí nghiệm để trả lời các câu hỏi xuất phát giống như các câu hỏi mà họ đã trả lời trước đó. Sau sáu tháng, những người tham gia được liên hệ để hoàn thành một loạt câu hỏi tiếp theo, bao gồm các câu hỏi về mức độ lạc quan và sự hài lòng trong mối quan hệ.
Kết quả cho thấy:
- - Đối với những cặp thường xuyên so sánh với các cặp khác, sự so sánh dưới mức trung bình phổ biến hơn (mặc dù ảnh hưởng ít hơn) so với việc so sánh trên.
- Sau khi so sánh trên, mọi người thường cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân, về đối tác và về mối quan hệ tình cảm của họ. Và khi thực hiện thường xuyên, những so sánh này dự đoán đúng về sự giảm mức độ hài lòng trong mối quan hệ, thậm chí đến 6 tháng sau.
- So sánh trên không chỉ ảnh hưởng đến người so sánh mà còn đối với người được so sánh, dẫn đến sự lạc quan và mức độ hài lòng ít hơn trong mối quan hệ, và cũng dẫn đến cãi vã nhiều hơn.
- So sánh thường xuyên chỉ tốt và dự đoán về sự hài lòng trong mối quan hệ lâu dài đối với các cặp có chất lượng mối quan hệ tốt (trái ngược với những cặp có chất lượng mối quan hệ kém). Lý do? Có thể là vì mọi người thường cho rằng mối quan hệ của họ tốt hoặc tốt hơn so với người khác, vì vậy họ mong đợi các so sánh giảm dần. Ngược lại, so sánh trên là không lường trước và gây ra đau khổ, do đó dự đoán nhiều hơn về sự hài lòng.
Nghiên cứu cho thấy rằng so sánh giữa các cặp đôi dự đoán sự nhận thức về bản thân và người yêu cũng như sự hài lòng trong mối quan hệ hiện tại và sau này (sau 6 tháng). So sánh ảnh hưởng đến cả người so sánh và người được so sánh. Tại sao? Lý do vẫn còn là một bí ẩn. Có lẽ một mô hình dung nhập với đối phương có thể mang lại một số ý tưởng?
Theo mô hình dung nhập của người yêu, quan điểm yêu đương có thể được xem như một cách để mở rộng bản thân, mở lòng và từ đó trải nghiệm góc nhìn, quan điểm, tính cách và tài nguyên của người yêu (như kiến thức, tài sản, địa vị xã hội,...) và sau đó chấp nhận nó như của mình. Ví dụ, khi John cảm thấy tồi tệ vì việc so sánh với người khác, Jane, người đã mở lòng và dung nhập anh ấy như một phần của bản thân, cũng sẽ cảm thấy không thoải mái với sự so sánh này.
Một lý do khả thi khác là so sánh có thể ảnh hưởng đến đối phương bằng cách đổ lỗi cố ý hoặc vô tình cho người yêu. Ví dụ, nếu John nghĩ rằng Jane có ít nhất một phần trách nhiệm về sự kém cỏi của họ trong mối quan hệ, anh ấy sẽ phản ứng tiêu cực với Jane. Jane cảm nhận được sự tiêu cực này và cũng sẽ cảm thấy không vui.
So sánh liên tục mối quan hệ lãng mạn của bạn với người khác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng về mối quan hệ, sự lạc quan, nhận thức và lòng tự trọng của cả hai. Khi đó, các so sánh, đặc biệt là so sánh với những cặp đôi khác được coi là 'tốt hơn', 'lành mạnh hơn' hoặc 'thành công hơn', có thể làm đe dọa đến mối quan hệ của cả hai như những mối đe dọa khác như từ chối, bỏ rơi, xung đột và ngoại tình.
Tất nhiên, tác động của so sánh trên không giống nhau đối với tất cả các cặp đôi. Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các cặp vợ chồng cam kết cao khi tiếp xúc với mối quan hệ tốt hơn thường không coi đó là nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng, mà thay vào đó là một nguồn cảm hứng. Vì vậy, nếu bạn đang trong một mối quan hệ lành mạnh và cam kết, thỉnh thoảng so sánh trên một chút cũng không sao. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy như hầu hết các cặp đôi khác đều hạnh phúc, gần gũi và yêu thương hơn bạn, bạn nên xem xét lại mối quan hệ của mình. Có thể vấn đề nằm ở nhận thức của bạn hoặc chính mối quan hệ này.
Trong các tình huống như vậy, việc xác định nguyên nhân khiến mối tình của bạn không hạnh phúc, không hài lòng là rất quan trọng. Cho dù phương pháp xác định là thảo luận về cảm xúc và nhu cầu chưa được đáp ứng với người yêu hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia, điều quan trọng là bạn phải hành động ngay.
Lời bạt: Các so sánh dưới (so sánh với những người kém hơn mình) cũng có thể mang lại hậu quả tiêu cực, vì chúng có thể khiến chúng ta không quan tâm đến mối quan hệ hơn nữa. Vì sao chúng ta phải cố gắng cải thiện mối quan hệ lãng mạn (như việc cải thiện kỹ năng giao tiếp) nếu mối quan hệ đã gần như hoàn hảo?
Sự thiếu đầu tư vào mối quan hệ và mất động lực để phát triển bản thân có thể dần dần làm giảm chất lượng của mối quan hệ. Ngay cả so sánh dưới, dù tốt hơn so sánh trên, cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực.
Tác giả: Arash Emamzadeh
Dịch giả: Lê Nguyễn Khánh Linh
Biên soạn bởi: Đào Huyền
Nguồn ảnh được cung cấp từ: Unsplash.com
Liên kết tới bài viết gốc: Những Nguy Hiểm Khi So Sánh Mối Quan Hệ Của Bạn Với Người Khác