Mặc Dù “Bản Thân” Là Một Từ Đơn Giản, Việc Tạo Dựng Được Sự Mạnh Mẽ, Tự Tin Về Bản Thân Đòi Hỏi Chúng Ta Phải Vượt Qua Cảm Giác Tự Nghi Ngờ, Đồng Thời Cũng Cần Rất Nhiều Nỗ Lực, Kiên Nhẫn Và Thấu Hiểu. Ai Cũng Nói Rằng Thất Bại Là Điều Hiển Nhiên Trong Hành Trình Cuộc Đời Của Chúng Ta, Vậy Tại Sao Một Số Người Lại Có Thể Vượt Qua Thất Bại Tốt Hơn Những Người Khác? Tất Cả Phụ Thuộc Vào Khả Năng Tự Phục Hồi Và Không Để Những Thất Bại Định Nghĩa Bản Thân. Hôm Nay, Chúng Ta Sẽ Gặp Shannon Lupien, Chuyên Gia Về Lòng Tự Trọng Và Tự Tin Trong Tâm Lý Xã Hội. Chúng Tôi Hi Vọng Rằng Bạn Sẽ Thấy Những Nghiên Cứu Của Cô Ấy Mang Lại Kiến Thức Và Trải Nghiệm Khai Sáng, Truyền Cảm Hứng Và Khích Lệ.
1, Đầu Tiên, Bạn Có Thể Chia Sẻ Một Chút Thông Tin Về Bản Thân Được Không! Cụ Thể Bạn Nghiên Cứu Gì Trong Tâm Lý Học? Bạn Hứng Thú Và Nghiên Cứu Trong Lĩnh Vực Nào.
Tôi Là Một Nhà Tâm Lý Học Xã Hội Chuyên Về Bản Thân Và Lòng Tự Trọng Cũng Như Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tự Phục Hồi Và Tính Dễ Tổn Thương. Trong Quá Trình Học Cao Học Của Mình, Tôi Nghiên Cứu Chủ Yếu Về Hai Hướng Chính. Hướng Đầu Tiên Liên Quan Đến Một Nghịch Lý Thú Vị Về Lòng Tự Trọng Của Con Người. Niềm Tin Rằng Lòng Tự Trọng Có Liên Quan Tới Kết Quả Tích Cực Được Ủng Hộ Trong Nhiều Tài Liệu Và Được Văn Hóa Đại Chúng Cổ Vũ Mạnh Mẽ. Chính Vì Thế, Hàng Nghìn Cuốn Sách Và Chương Trình Phát Triển Bản Thân Được Lập Ra Để Nâng Cao Lòng Tự Trọng. Tuy Nhiên, Lòng Tự Trọng Cao Cũng Có Mặt Tối Bởi Nó Có Sự Liên Hệ Mật Thiết Với Sự Tự Ái, Tức Giận Và Hung Hăng.
Nhiều Nghiên Cứu Gần Đây Cho Thấy Rằng Những Phản Ứng Phòng Thủ Trên Có Liên Quan Tới Hai Thái Cực Của Lòng Tự Trọng Đó Là Mong Manh Và An Toàn. Ví Dụ, Những Người Có Lòng Tự Trọng Cao Nhưng Mong Manh Nghi Ngờ Bản Thân Nhiều Hơn Khi Đối Mặt Với Những Thất Bại Tiềm Tàng. Nghiên Cứu Của Tôi Làm Rõ Những Trải Nghiệm Tâm Lý Dẫn Tới Sự Tự Vệ Này. Cụ Thể, Ở Những Người Có Lòng Tự Trọng Cao, Sự Nghi Ngờ Bản Thân Xuất Hiện Khi Họ Sợ Rằng Mình Không Thể Làm Mọi Thứ Hoàn Hảo, Chứ Không Phải Sợ Thất Bại. Những Người Này Thường Tự Tin Và Có Sự Thể Hiện Tốt Trong Nhiều Tình Huống, Nhưng Lại Cảm Thấy Bị Đe Dọa Khi Họ Không Chắc Rằng Mình Có Thể Làm Mọi Thứ Một Cách Hoàn Hảo – Cách Mà Họ Củng Cố Niềm Tin Mong Manh Vào Bản Thân Của Mình.
Vì Thế, Những Phản Ứng Phòng Vệ Ở Những Người Có Lòng Tự Trọng Cao Nhưng Mong Manh Có Thể Được Kích Hoạt Để Ngăn Chặn Sự Tự Nghi Ngờ Bản Thân, Là Điều Làm Địa Vị Và Lòng Tự Tôn Của Một Người Bị Đe Dọa. Hướng Nghiên Cứu Thứ Hai Của Tôi Tập Trung Vào Việc Định Lượng Xem Ở Tình Huống Và Trình Độ Cá Nhân Nào Mà Một Người Cảm Nhận Được Sự Thử Thách (Trạng Thái Tâm Lý Tích Cực) Và Bị Đe Dọa (Trạng Thái Tâm Lý Tiêu Cực).
Cảm Giác Thách Thức Diễn Ra Khi Một Người Cho Rằng Nguồn Lực Cá Nhân Của Họ Đáp Ứng Hoặc Vượt Quá Nhu Cầu Của Tình Huống, Trong Khi Cảm Giác Bị Đe Dọa Xảy Ra Khi Họ Đánh Giá Nhu Cầu Tình Huống Quá Tầm So Với Khả Năng Của Họ. Nói Theo Một Cách Khác, Trải Nghiệm Tâm Lý Về Thách Thức Hay Đe Dọa Thực Ra Là Sự Đấu Tranh Giữa Lòng Tự Tin Và Sự Nghi Ngờ Về Khả Năng Đáp Ứng Nhu Cầu Thử Thách Của Mỗi Chúng Ta. Điều Này Cũng Có Quan Hệ Mật Thiết Đến Khả Năng Tự Phục Hồi Và Tính Dễ Bị Tổn Thương Trong Những Tình Huống Cấp Thiết.
Tuy Nhiên, Trong Khoảng Thời Gian Trở Lại Đây, Mối Quan Tâm Của Tôi Chuyển Sang Việc Nghiên Cứu Về Lòng Tự Trọng Cũng Như Mối Tương Quan Của Nó Đối Với Những Tác Động Tích Cực Hay Tiêu Cực Của Mạng Xã Hội, Thêm Vào Đó, Tôi Cũng Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Mà Các Phương Tiện Truyền Thông Cũng Như Nhân Vật Của Công Chúng Tác Động Lên Mối Quan Hệ Xã Hội Và Hạnh Phúc Của Mỗi Cá Nhân.
Tâm Lý Tác Động Đến Cuộc Sống Của Bạn Như Thế Nào? Tại Sao Bạn Lựa Chọn Đi Theo Con Đường Này?
Tâm Lý Học Thật Tuyệt Vời. Nó Như Một Chiếc La Bàn Giúp Chúng Ta Khám Phá Về Thế Giới. Tâm Lý Là Một Bộ Môn Khoa Học, Vậy Nên Nó Rèn Luyện Cho Những Nhà Nghiên Cứu Khả Năng Tư Duy Phản Biện Và Tiếp Nhận Thông Tin Có Chọn Lọc. Điều Này Đặc Biệt Quan Trọng Khi Có Quá Nhiều Thông Tin, Bao Gồm Cả Những Phát Hiện Khoa Học, Bị Phóng Đại Hóa, Giật Gân Hóa Và Xuyên Tạc Trên Các Phương Tiện Truyền Thông. Những Điều Được Coi Là “Sự Thật”, Được Chia Sẻ Một Cách Mù Quáng Và Trở Nên Phổ Biến, Chưa Chắc Đã Hoàn Toàn Chính Xác. Vì Thế, Dưới Con Mắt Phê Bình Của Khoa Học, Chúng Ta Có Thể Bắt Đầu Đặt Câu Hỏi Về Những Thông Tin Mình Được Tiếp Xúc Để Có Sự Hiểu Biết Rõ Ràng.
Hơn Nữa, Ở Mọi Khía Cạnh Của Cuộc Sống, Chúng Ta Đều Thấy Ở Đâu Đó Bóng Dáng Của Tâm Lý Học. Đó Là Một Trong Những Lý Do Tôi Lựa Chọn Theo Đuổi Nó, Bởi Nó Tác Động Mọi Mặt Tới Cuộc Sống Của Tôi. Tôi Thực Sự Cảm Thấy Phấn Khích Khi Biết Được Mình Có Thể Hiểu Rất Nhiều Điều Về Bản Thân Và Người Khác Thông Qua Việc Áp Dụng Các Quy Tắc Tâm Lý Vào Suy Nghĩ Và Hành Vi Con Người.
Bạn Đã Đề Cập Đến Mặt Tối Của Lòng Tự Trọng Cao Cũng Như Lòng Tự Trọng Mong Manh. Bạn Có Thể Giải Thích Rõ Hơn Về Điều Đó Được Không?
Như Tôi Đã Nói, Lòng Tự Trọng Cao Nói Chung Thường Được Coi Là Một Điều Tích Cực. Tuy Nhiên, Các Kiểu Lòng Tự Trọng Cao Khác Nhau Sẽ Dẫn Tới Những Hệ Quả Khác Nhau. Nói Cách Khác, Có Rất Nhiều Yếu Tố Tâm Lý Khác Nhau Tác Động Đến Các Thành Phần Và Hệ Quả Của Lòng Tự Trọng Cao. Ví Dụ, Lòng Tự Trọng Cao Có Thể Bao Gồm Những Người Có Cảm Giác Mạnh Mẽ Về Bản Thân Mình, Được Chứng Minh Thông Qua Việc Quản Lý Thành Công Mọi Hoàn Cảnh Trong Cuộc Sống, Nhưng Nó Cũng Bao Gồm Những Người Tự Cao Với Những Giá Trị Về Bản Thân Được Thổi Phồng Và Khoa Trương.
Đối Nghịch Với Lòng Tự Trọng Cao An Toàn, Được Đánh Dấu Bằng Những Quan Điểm Về Bản Thân Đúng Đắn, Ổn Định Và Không Cần Phải Chứng Minh Nhiều, Thì Lòng Tự Trọng Cao Mong Manh Bị Ảnh Hưởng Bởi Những Quan Điểm Có Lợi Về Bản Thân, Nhưng Nông Cạn, Không Chắc Chắn Và Cần Nhiều Thành Tựu Để Chứng Minh Điều Đó. Điều Này Có Thể Xuất Phát Từ Việc Chúng Ta Theo Đuổi Những Giá Trị Mà Người Khác Cho Là Tốt Thay Vì Sống Đúng Bản Chất Và Con Người Thật Sự Của Chúng Ta, Do Đó Chúng Ta Phải Liên Tục Tìm Kiếm Những Thành Tựu Để Chứng Minh Chúng Ta Giống Với Con Người Mà Những Người Khác Muốn.
Theo Bạn Thế Nào Là Một Lòng Tự Trọng Lành Mạnh? Nó Trông Như Thế Nào?
Lòng Tự Trọng Lành Mạnh Là Sự Tự Ý Thức Về Bản Thân Một Cách Ổn Định Và Chắc Chắn. Những Người Có Lòng Tự Trọng “An Toàn” Không Để Sự Tự Nhận Thức Về Bản Thân Phụ Thuộc Vào Bất Kì Thành Tích Hay Thành Tựu Nào, Thay Vào Đó, Họ Nhìn Nhận Giá Trị Bản Thân Mình Một Cách Vô Điều Kiện, Dù Bao Nhiêu Thành Tích Cũng Không Ảnh Hưởng Tới Quan Điểm Của Họ Về Bản Thân Mình. Ở Chiều Ngược Lại, Một Vài Sai Lầm Hay Thất Bại Cũng Không Thể Làm Những Người Này Cảm Thấy Giá Trị Của Mình Bị Hạ Thấp.
Ai Cũng Đã Từng Vấp Ngã, Nhưng Chỉ Có Ai Người Sở Hữu Lòng Tự Trọng Lành Mạnh Mới Có Thể Duy Trì Những Quan Điểm Tích Cực Về Bản Thân Bất Chấp Những Thất Bại Này. Rốt Cuộc, Thất Bại Không Quyết Định Giá Trị Con Người Chúng Ta, Thứ Định Nghĩa Con Người Chúng Ta Là Cách Chúng Ta Đương Đầu Với Những Thất Bại Ấy.
5, Bạn có bí quyết gì để xây dựng lòng tự trọng lành mạnh cho những người luôn cảm thấy bất an?
Có một số cách mà mỗi người có thể duy trì lòng tự trọng khi gặp tình trạng bất an. Điều quan trọng nhất là phải phân biệt thất bại với bản thân mình, vì thất bại không phản ánh giá trị cá nhân mà chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy tìm hiểu từ những sai lầm và nâng cao từng ngày. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể áp dụng các chiến lược khác nhau để an ủi bản thân.
Ví dụ, khi cảm thấy thiếu tự tin ở một lĩnh vực, hãy nhớ lại những thành công mà bạn đã đạt được. Điều này giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta là sự kết hợp của nhiều khía cạnh và thất bại chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Ngoài ra, suy ngẫm về giá trị của bản thân cũng giúp chống lại cảm giác bất an.
6, Chúng tôi biết bạn đã nghiên cứu về tính dễ tổn thương và khả năng phục hồi của con người. Bạn có thể chia sẻ những khám phá thú vị về hai chủ đề này được không?
Cuộc sống thường xuyên đầy căng thẳng và những thử thách này có thể là cơ hội quan trọng để phát triển. Trong cùng một tình huống, mỗi người có thể trải qua những cảm xúc khác nhau, từ tự tin đến lo lắng. Khả năng phục hồi phụ thuộc vào việc chúng ta đánh giá đúng nguồn lực cá nhân. Điều này thể hiện niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề dựa trên những tài nguyên sẵn có.
Cảm giác tổn thương hoặc đe dọa xuất phát từ sự nghi ngờ vào khả năng của bản thân và sự không chắc chắn về khả năng chiến thắng. Các trạng thái tâm lý khác nhau khi đối mặt với căng thẳng có thể dẫn đến kết quả khác nhau, bao gồm hiệu suất làm việc, niềm tin vào người khác, và nhận thức về nỗi đau và bệnh tật. Trong điều kiện hoàn cảnh giống nhau, trải nghiệm tâm lý khác nhau có thể dẫn đến những hành động khác nhau.
7, Bạn nghĩ tại sao một số người bền bỉ hơn những người khác? Họ làm điều gì mà người khác không thực hiện?
Một lý do cho sự khác biệt này có thể là do những người bền bỉ tiếp xúc với nghịch cảnh nhiều hơn. Mặc dù nghịch cảnh thường được coi là tiêu cực, nhưng đối mặt với những thách thức có thể làm chúng ta trưởng thành hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tình huống căng thẳng, những người tiếp xúc với một lượng nghịch cảnh vừa phải trở nên kiên cường hơn so với những người khác.
Do đó, việc luyện tập để vượt qua những thách thức quan trọng để xây dựng lòng tự tin đối mặt với tương lai. Khi đối mặt với khó khăn, nhớ lại những thời điểm đã chiến thắng sẽ giúp chúng ta vượt qua khó khăn.
8, Tại sao tính dễ tổn thương lại quan trọng? Và làm thế nào để luyện tập tính này?
Tính dễ tổn thương mà tôi nghiên cứu liên quan đến việc đối mặt với sự đe dọa và những tác động tiêu cực của nó. Nếu hiểu tính dễ tổn thương như một trạng thái mở cửa và khả năng nhận thức lỗi lầm của bản thân, đó là một đức tính quan trọng giúp chúng ta phát triển. Nó liên quan đến lòng tự trọng và các cơ chế tự vệ. Khi tự tin, chúng ta có thể tách sự thất bại ra khỏi bản thân và dùng nó như động lực để tiến bộ thay vì sợ hãi.
9, Nhiều fan của chúng tôi đang tìm hiểu và học về Tâm Lý học. Bạn có lời khuyên hoặc động viên gì cho họ không?
Nhiều người nghĩ rằng Tâm lý học chỉ liên quan đến các bệnh tâm thần, nhưng thực tế nó phức tạp và đa dạng hơn thế. Tuy nhiên, sự phức tạp này không gì so sánh được với những kiến thức thú vị mà nó mang lại. Đừng bao giờ thấy tiếc nuối về việc học Tâm lý học!
Tâm lý học không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu về các bệnh tâm thần mà còn bao gồm mọi khía cạnh của cuộc sống. Đây là một lĩnh vực rất đa dạng, từ cách chúng ta ngủ đến cách hoạt động của trí nhớ, từ cách tương tác xã hội đến cách thức giảm xung đột. Hãy mở lòng và chờ đợi những điều thú vị mà Tâm lý học mang lại!