Đây Là Bài Đăng Chia Sẻ Kinh Nghiệm Và Giải Đáp Một Số Thắc Mắc Chung Của Mọi Người Về Cuộc Sống Và Quá Trình Du Học Mỹ. Hãy Cùng YNOT? Tìm Hiểu Hành Trình Ấy Qua Nội Dung Dưới Đây Nhé!
Chào các bạn, mình là Thuỷ, hiện đang là sinh viên năm thứ hai ngành Thạc sĩ Truyền thông tại ĐH Gothenburg, Thuỵ Điển và ĐH Paris Dauphine, Pháp.
1:
Q: Chị có thể chia sẻ về lý do chọn ngành truyền thông được không ạ?
Sau khi ra trường, mình có làm ở nhiều vị trí khác nhau ở một số công ty và khi trực tiếp làm về Truyền thông mình biết rằng mình muốn theo đuổi lâu dài với nó. Vì muốn có nền tảng vững chắc thay vì chỉ tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng qua công việc, mình đã quyết định đi học về ngành này.
2:
Q: Với việc 'bước ra khỏi vùng an toàn' của chính mình để đến với một môi trường mới, chị có những áp lực hay lo sợ gì không ạ?
3:
Q: Trong quá trình hoàn thành hồ sơ du học, chị có gặp vấn đề khó khăn gì không?
Q: Với những thành tích đáng nể mà chị đạt được thông qua các cuộc thi, chị có thể chia sẻ thêm tips để tụi em có thêm những thông tin và có thể rút kinh nghiệm từ đó được không ạ?
Thứ hai là tối đa lựa chọn bằng cách tham gia nhiều cuộc thi khác nhau trong cùng lĩnh vực đó nhưng nhớ là chọn lọc kỹ lưỡng vì thời gian của bạn cũng có hạn thôi. Việc tham gia nhiều cuộc thi khác nhau nó vừa giúp bạn tối đa hoá khả năng được đi sâu hơn, vừa giúp bạn cọ sát với nhiều “bài toán' để học hỏi nhiều hơn, lại vừa có cơ hội kết nối thêm với các bạn sinh viên khác có cùng đam mê.
Thứ bai là khi tham gia các cuộc thi theo nhóm thì teamwork là một điều rất quan trọng. Các bạn cần biết tận dụng điểm mạnh mỗi thành viên để phân chia công việc phù hợp, thống nhất các đầu việc, có timeline rõ ràng và hơn hết là “cùng chí hướng'. Những người bạn từng đồng hành cùng các cuộc thi với mình hàng chục năm trước giờ đây vẫn luôn là những người bạn thân thiết nhất của mình đó
Tips cuối cùng đó là đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bạn đã đạt được giải thưởng tương tự hay các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang dự thi. Bạn có thể liên hệ nhờ họ cho lời khuyên, xin ý kiến, hoặc có thể làm mentor đồng hành cùng bạn. Một người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ các bạn thôi. Khi cần thì nên tìm sự giúp đỡ, đừng ngại nhé!
5:
Q:Chị có bao giờ chần chừ trước chuyên ngành mà bản thân lựa chọn hay không ạ? Nỗi sợ về việc sau này sẽ không làm đúng chuyên ngành bản thân đã chọnA: Theo mình quan sát thì sẽ có hai kiểu đi làm như thế này. Kiểu thứ nhất là các bạn chỉ làm trong một lĩnh vực duy nhất, hoặc thậm chí một công ty duy nhất rồi cứ thế các bạn gắn bó và thăng tiến trong lĩnh vực và công ty đấy thôi. Kiểu thứ hai, chính là mình, thử sức với nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau, trải nghiệm nhiều để tìm ra bản thân thực sự thích gì.
Mỗi lựa chọn thì sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Với kiểu đầu tiên thì bạn có thể thăng tiến nhanh hơn trong lĩnh vực ấy, tiết kiệm thời gian hơn so với các bạn nhóm kia nhưng bù lại bạn sẽ không có trải nghiệm đa dạng. Còn với nhóm thứ hai ưu điểm của nhóm này là được trải nghiệm nhiều công việc khác nhau nhưng nhược điểm là sau khi đã thử và thấy không phù hợp với lĩnh vực đó thì bạn sẽ thường rơi vào trạng thái không chắc chắn và hơn hết là mất thời gian.
Cá nhân mình không hối hận vì mình đã trải nghiệm nhiều công việc như vậy và mình cũng luôn khuyến khích các bạn nên trải nghiệm nhiều. Để khắc phục nhược điểm của việc tự tìm đường này thì theo mình, bạn cần biết rõ mục tiêu, xác định điểm mạnh, điểm yếu, có kế hoạch rõ ràng cùng kỷ luật tự thân mà mình hay gọi là bộ kỹ năng self-mentoring.
6:
Q: Từ đâu mà chị quyết định xây dựng khoá học về truyền thông vậy ạ? Chị bắt đầu từ khi nào và điều này có đóng góp gì trong hồ sơ săn học bổng của chị không ạ?
A: Có hai lý do khiến mình quyết định xây dựng khoá học về truyền thông trên Blog của mình:
Thứ nhất, nó là một dự án cá nhân mà mình muốn bổ sung, làm mạnh thêm hồ sơ xin học bổng. Vì tại thời điểm nộp các học bổng chính phủ, mình nhận ra những ảnh hưởng mình tạo nên nó chỉ gói gọn trong công việc thôi nên để tạo sự khác biệt, mình cần có những dấu ấn cá nhân riêng.
Thứ hai là mình thấy các bạn mới làm trong mảng Truyền thông chủ yếu là tự học. Trước đây mình cũng tự học mà, mò mẫm là chính nên để tiết kiệm thời gian cho các bạn, mình quyết định chia sẻ những kiến thức, kỹ năng thực tế trên Blog của mình.. Các bài viết trên Blog và khoá học mình làm đều hoàn toàn miễn phí vì vậy cũng dễ tiếp cận hơn tới các bạn ấy.
Về việc những dự án cá nhân của mình, bao gồm khoá học về Truyền thông miễn phí, Blog về kỹ năng thực tế về Truyền thông, hay các dự án mentor cho các bạn sinh viên khác có đóng góp cho việc săn học bổng của mình không thì mình nghĩ là có. Với những dự án cá nhân này, mình đã thể hiện được mình có động lực đủ lớn trong việc theo đuổi ngành Truyền thông và cam kết sử dụng những kỹ năng mình học được trong việc mang lại giá trị cho cộng đồng.
7:Q: Để lựa chọn một mentor phù hợp với mình là việc rất khó khăn, liệu chị có thể gợi ý cho bọn em một số tiêu chí để chọn mentor không ạ?A: Theo mình có hai tiêu chí đánh giá một mentor tốt, cụ thể là trong việc bạn săn học bổng du học:
Thứ nhất, họ là người có năng lực. Cụ thể là họ từng đạt được những học bổng tương tự. Lý tưởng nhất thì chính là học bổng mà bạn muốn nộp.
Thứ hai họ phải là người hiểu bạn. Họ có thể là người thân thiết của bạn. Còn không thì họ không ngại trò chuyện để hiểu rõ về hành trình, thế mạnh, định hướng của bạn. Những người như vậy sẽ luôn biết cách hỗ trợ bạn định hình và làm mạnh hồ sơ của bạn thêm.
Với mình thì mentor không nên dừng lại ở việc sửa bài mà nên là một người đồng hành, hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình vì họ đã trải qua những giai đoạn đó rồi. Một người mentor tốt sẽ giúp bạn định hình mindset không chỉ cho học bổng đấy, mà thậm chí sau đó bạn sẽ tự mình biết cách viết và làm mạnh hồ sơ cho các học bổng khác.
8:Q: Chị đã có những kế hoạch cho bản thân như nào để có thể cân bằng cuộc sống giữa học tập và làm việc vậy ạ?A: Trong quá trình làm hồ sơ săn học bổng mình vẫn làm full time nên thời gian không có nhiều. Để cân bằng được giữa mấy việc cùng lúc đấy thì mình tự lập mấy nguyên tắc cho mình như sau:
Một là mình luôn lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, ghi rõ các việc cần làm, thời gian làm.
Hai là mình buộc mình theo sát kế hoạch. Đôi lúc có thể chiều chuộng cho bản thân lười một chút, nhưng sau đó phải về khuôn khổ ngay.
Ba là, mình luôn xác định là mình không bao giờ mang việc về nhà làm. Phải hoàn thành công việc trong giờ làm việc. Còn đã về nhà thì mình chỉ tập trung cho việc học tiếng Anh và viết luận thôi.
Cuối cùng là mình làm việc theo batching, tập trung làm một việc trọng một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như việc viết Blog thì mình chỉ gói gọn thời gian viết trong một ngày cuối tuần, hay trong khi ôn Ielts thì mình chỉ tập trung ôn thi thôi chứ không kiểu vừa ôn lại vừa viết luận học bổng.
9:Q: Thời gian đầu khi du học, chị có cảm thấy khó thích nghi với một môi trường khác hoàn toàn như vậy không ạ?A: Về cách sinh hoạt và cách sống, mình nghĩ là không quá khó để thích nghi vì mindset của mình và các bạn ở đây không quá khác biệt đâu
Còn về cách học thì 3 tháng đầu tiên thì có mình gặp khá nhiều khó khăn đấy. Dù cùng nói tiếng anh nhưng mỗi người một accent mà. Đặc biệt là thầy cô hai môn đầu tiên mình học là người UK và người Ấn, giọng thầy cô khó nghe với cả các bạn người Châu Âu ấy, chưa kể hai môn này nặng về lý thuyết nữa. Trong giai đoạn đó mình không còn cách khác ngoài việc tự thích nghi thôi. Mình luyện nghe podcast Anh- Anh, rồi chủ động đọc tài liệu để theo kịp kiến thức thầy cô giảng. Lúc đầu mình khá chật vật trong việc đọc hiểu vì lần đầu mình đi học bằng Tiếng Anh mà. Nhưng dần dần, luyện tập nhiều rồi áp dụng các tips đọc trên mạng mình cũng cải thiện dần thêm.
10:Q: Du học trái ngành thì có mang lại khó khăn gì trong quá trình apply không ạ?A: Khi du học trái ngành, nếu bạn chưa có kinh nghiệm rong lĩnh vực đấy thì mình khuyên các bạn nên thử đi làm trước xem là mình có thật sự thích không, tránh để mất thời gian, tiền bạc và cả công sức nữa. Đi du học phần lớn thời gian mình học mà, nên phải lựa chọn thật cẩn thận. Sau khi đã trải nghiệm và thấy phù hợp với ngành đó rồi hì bạn cứ tự tin apply vì ngoài kia cũng có nhiều bạn du học trái ngành mà. Khi nộp hồ sơ, bạn cần đọc kỹ tiêu chí của ngành bạn chọn vì một số trường họ yêu cầu ngành học Thạc sĩ trùng với ngành Cử nhân bạn đã học tại Việt Nam, hoặc có thể họ sẽ yêu cầu bạn cần có một số tín chỉ cho ngành học tương tự. Tìm hiểu kỹ giúp bạn tránh mất thời gian làm hồ sơ rồi lại không được admission đó.
HÃY TIN VÀO BẢN THÂN, KIÊN TRÌ VÀ ĐỪNG SỢ TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ.
Dưới đây là những chia sẻ từ những câu hỏi mà mình đã nhận được. Nếu các bạn vẫn còn nhiều thắc mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại đặt câu hỏi dưới phần bình luận để mình giúp đỡ các bạn nhé!