Dàn ý
Gợi ý:
a. Màn kết cảnh VII của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là hình ảnh:
- Cảnh khu vườn của Trương Ba, Trương Ba hóa thân vào những hình ảnh quen thuộc trong gia đình: “Ánh lửa bà nấu cơm, con dao bà giẫy cỏ, cầu ao bà vo gạo, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu”.
- Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn lớn. Mãi mãi…”
b. Ý nghĩa:
- Đoạn kết giàu chất thơ thể hiện tinh thần lạc quan của vở kịch. Trương Ba chết nhưng hình ảnh của Trương Ba bất tử, bởi ông đã có chỗ để phục sinh. Đó chính là sự phục sinh trong trái tim của những người thân yêu.
- Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ
- Giới thiệu tác phầm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài:
Đoạn kết của vở kịch hồn truong ba da hàng thịt không chỉ mang một vở kịch, giải quyết xung đột mà còn nêu bật tư tưởng tình cảm của người viết kịch, trước màm kết là cảnh 7 với 3 xung đột liên tiếp rất giàu kịch tính giữa hồn và xác, giữa hồn va những người thân, giữa hồn và đế thích để chọn lựa 1 cách sống: hoặc là nhập vào một hình hài khác để tiếp tục sống hoặc phải chết hẳn. Cuối cùng ngọc hoàng đã cho phép hồn Trương Ba được chết hẳn, hồn yêu cầu mọi ngưưoì sang nhà chị Lụa báo tin Cu Tị được sống lại, còn mình quyết chết để trả xác cho anh hàng thịt. Trước khi lìa đời, hồn Trương Ba đã dặn dò vợ con
Đoạn kết diễn ra trong khung cảnh:"vườn cây rung rinh ánh sáng". Đây là khônng gian quen thuộc gắn với con người Trương Ba, tinh thần Trương Ba, nơi lưu giấu những hồi ức đẹp đẽ về 1 Trương Ba hiền lành, trong trẽo. trong lòng người thân vẫn được vun xới để chan hoà, ấm áp ở 1 góc nhà, Cu Tị hồi sinh và mẹ con đoàn tụ, đứa bé đang ôm chầm lấy mẹ, còn người mẹ thì cuốn quýt vuốt ve đứa con. Đó là hạnh phúc trong trẻo, cảm động mà Trương Ba đã mang đến cho mẹ con chị Lụa - một Trương Ba luôn biết quan tam đến những người xung quanh.
Thế là Trương Ba xuất hiện qua lời dẫn chuyện:"giữa màu xanh cây vườn(. . . )chập chờn xuất hiện". đó chỉ là cái bóng , rồi Trương Ba lên tiếng với vợ"tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bật cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, con dao bà dãy cỏ. . . Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái gái nâng niu"Đây là lời văn, lời nói thấm đẫm cảm xúc thương yêu, quý mến. gần gũi bên những người thân, là hạnh phúc của Trương Ba khi được sống là chính mình, đc sống có ích trong cuộc đời. Đoạn văn thể hiện lơì nói của Trương Ba, 1người nhân hậu vị tha, vừa thể hiện chất trữ tình, chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
Nếu ở những đoạn đối thoại trước nhất là với xác và đế thích, lời lẽ của đôi bên rất căng thẳng, có chổ châm chích nhau thì trong màn kết lời thoại của Trương Ba dịu dàng tình cảm hơn, thoải mái hơn.
Qua lời thoại của Trương Ba độc giả sẽ thấy:mặc dù giờ đây hồn Trương Ba không có thân xác trú ngụ, chỉ là cái bóng chập chờn mờ ảo, vô hình, lại là lúc sự hiện diện của Trương Ba nhiều nhất, thường trực nhất. Hơn nữa Trương Ba xuất hiện qua đoạn đối thoại giữa cái gái và Cu Tị:" cây na này, ông nội tớ trồng đất", qua hành động của nó vùi hạt na xuống đất để:"cho nó mọc thành những cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây mà nối nhau sẽ đc lớn khôn mãi mãi". Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tường" hai đứa trẻ ngây thơ trrong trắng chỉ có 2 màu trong cuộc đời, nó kô chấp nhận màu tối của cái ác nên nó đâm ra hỗn xượt, xua đuổi quyết liệt:cút đi lão đồ tể, cút đi', giờ đây nó hiểu đc ông nội, nó gieo trồng những hạt gjống mới bằng thái độ nâng niu trân trọng, biểu trưng cho sự nối tiếp, sinh tồn bất tử của hồn Trương Ba, những cây lớn khôn mãi mãi sẽ có hình ảnh của một ông nội Trương Ba hiền lành, chăm chit và rất yêu thương con trẻ. Dù ông nội đã chết hẳn về thể xác nhưng trong lòng nó ông nội đã hoàn nguyên kì diệu về tâm hồn. Ông nội Trương Ba đang sống một sự sống khác_sự sống bất iệt trong trái tim trẻ thơ
Đoạn kết vỡ kịch hồn chương ba da hàng thịt tiếp tục khái quát triết lí nhân sinh. Ý nghĩa sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là sự hiện diện của ta trong suy nghĩ trong nỗi nhớ của những con người còn sống. Vẽ đẹp tâm hồn có đời sống dài lâu và bất tử so với thể xác. Tâm hồn cao thiết của Trương Ba vẫn có mặt trong nỗi hoài niệm, mỗi cuộc đời đang sống.
"Tác phẩm chân chính ko chấm dứt ở trang cuối cùng" Vở kịch hồn chương ba da hàng thịt khép lại nhưng triết lí sống thấm đẫm giá trị nhân văn, ngời sáng nhân cách cao đẹp của con người sẽ mãi mãi lưu giữ trong lòng độc giả bởi: đc sống làm người nhưng đc sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quí giá hơn, sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người đc sống tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện đc nhân cách và vươn tới những giá trị về tinh thần cao quí
Cách giải quyết kết thúc của vở kịch thể hiện tài năng của Lưu Quang Vũ phù hợp với hoàn cảnh theo đúng lôgic phát triển của tình huống kịch, của nhân vật kich.
3. Kết bài:
- Khái quát, mở rộng vấn đề
Bài mẫu
Một tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối, mà sẽ mãi lưu lại trong lòng của độc giả với những ý nghĩa sâu sắc. Hồn Trương Ba da Hàng thịt của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã để lại cho người xem những suy nghĩ và niềm tin tích cực về cuộc sống qua một kết thúc đầy ý nghĩa.
Trương Ba, một người đạo đức và hiền lành, dẫu phải đối mặt với sự ra đi vì sự tai hại của Nam Tào, nhưng vẫn giữ vững tinh thần lương thiện. Dù có cơ hội được sống lại trong thân xác mới, nhưng việc nhập hồn vào một con người thô lỗ và cục cằn làm ông nhận ra rằng tâm hồn của mình không thể hoàn thiện trong thân xác đó. Cuối cùng, ông quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
Sau cuộc đối thoại với xác hàng thịt và Đế Thích, Trương Ba đã tìm được sự bình yên trong sự từ biến. Ông không còn cần phải sống trong thân xác của người khác để ở bên gia đình và người thân. Thậm chí, trong những điều bình dị của cuộc sống hàng ngày, ông vẫn hiện diện qua những kỷ niệm và tình cảm. Vườn cây vẫn tiếp tục tỏa sáng, là nơi ông nuôi dưỡng những mầm sống và lưu giữ những kỷ niệm đẹp về một Trương Ba đầy tâm hồn và thân thiện.
Qua sự ra đi của Trương Ba, cuộc sống của cu Tị và chị Lụa được hồi sinh. Niềm vui tràn đầy khi con người được sống là chính mình, không phụ thuộc vào người khác. Dù đã ra đi, nhưng những hành động và tâm hồn tốt đẹp của Trương Ba vẫn tiếp tục sống mãi trong tâm trí người thân và con cháu.
Trương Ba đã để lại một di sản quý giá về đạo đức và lòng từ bi. Một lần nữa, vở kịch này nhấn mạnh rằng sự sống có ý nghĩa khi con người được sống tự do, trọn vẹn và theo đuổi giá trị cao quý. Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc xây dựng một tác phẩm đầy ý nghĩa và sâu sắc, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng khán giả.
Nguồn: Sưu tầm