Nếu không tìm hiểu về văn hóa hay nguồn gốc của những cụm từ chưa biết, người học sẽ khó để nhớ nghĩa hơn rất nhiều. Ví dụ, với thành ngữ “Let the cat out of the bag”, nếu không tìm hiểu về bối cảnh lịch sử nhưng năm 1700, thì người học sẽ khó để hiểu tại sao nó có nghĩa là “tiết lộ bí mật”. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra điểm khác biệt về văn hóa, tầm quan trọng của văn hóa trong việc học tiếng Anh và các phương pháp để cải thiện kĩ năng nghe hiểu.
Key takeaways |
---|
|
Sự khác biệt văn hóa trong tiếng Anh
Một số sự khác biệt có thể kể đến ở các khía cạnh như:
Nghĩa hàm súc của từ vựng (Connotation): Connotation đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các hình thức giao tiếp và nó mang nghĩa liên tưởng, vượt ra ngoài nghĩa đen thường thấy trong từ điển. Connotation có thể tích cực hoặc tiêu cực, điều đó hoàn toàn dựa trên ngữ cảnh trong đó nó được sử dụng.
Ví dụ: từ “dog” (con chó) có ý nghĩa tích cực trong văn hóa của nước Anh. Vì vậy, người Anh dùng câu “You are my lucky dog” với nghĩa là “Bạn là người bạn trung thành của tôi”. Ngược lại, từ “con chó” lại có ý nghĩa tiêu cực trong văn hóa Ả Rập. Người Ả Rập chỉ sử dụng chó để canh gác và họ coi chó là loài động vật thấp kém hơn con người. Vì vậy, người Ả Rập sẽ thấy hổ thẹn, thậm chí bực tức với câu nói tương tự. Vì lý do đó, nếu người học học tiếng Anh ngoài bối cảnh văn hóa của nó thì sẽ gặp khá nhiều vấn đề trong việc giao tiếp với người nói tiếng Anh trong các nền văn hóa khác nhau.
Cách nói (Accents): Accents thể hiện giọng nói đặc trưng của từng vùng hay quốc gia. Ví dụ, âm /t/ thường được phát âm thành /d/ trong một số từ ngữ. Hoặc với tiếng anh Canada, ‘Eh’ (phát âm là ‘hay’) thay vì ‘huh’ thì phổ biến hơn – ‘The weather is nice, eh?’ thay vì ‘The weather is nice, huh?’
Slang hay các ngôn ngữ hiện đại của giới trẻ: Trong thời đại 4.0, giới trẻ thường xuyên có những cụm từ để trò chuyện với nhau, và chúng thường sẽ có những sự liên quan nhất định.
Ví dụ: giới trẻ sẽ sử dụng từ ‘ghost’ để chỉ hành động xa lánh hay ngắt liên lạc với người mà mình không còn hứng thú nữa. Hay khi muốn nói đói bụng, giới trẻ sẽ sử dụng từ ‘Hangry” bởi họ cho rằng con người sẽ tức giận khi đói bụng (Hungry + Angry).
Một ví dụ khác, trong tiếng Anh truyền thống, “a ride” có nghĩa là một chuyến đi hoặc một cuộc hành trình, trong khi trong tiếng lóng của người Ireland, thuật ngữ này được dùng để mô tả một người có sức hút.
Tầm quan trọng của kiến thức văn hóa trong việc nghe hiểu
Ví dụ: thành ngữ “cost an arm and a leg” không có từ ngữ nào liên quan đến sự đắt đỏ hay giá cả, tuy nhiên thành ngữ lại có nghĩa là đắt ‘cắt cổ’. Thành ngữ này bắt nguồn từ nước Mỹ sau Thế Chiến II. Trong cuộc chiến, rất nhiều quân nhân đã bị cụt tay chân, vì vậy, cái giá phải trả của cuộc chiến là “an arm and a leg”, cái mà được coi là một cái giá đắt cho bất cứ thứ gì. Từ đó, cụm từ này đã đi vào đời sống và có nghĩa là “đắt đỏ”.
Chiến lược để nâng cao nhận thức về văn hóa
Người dự thi có thể cải thiện nhận thức về văn hóa của mình bằng cách thực hành lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi khi gặp phải thông tin hơi ‘lạ’ và tìm kiếm phản hồi từ những người nói tiếng Anh bản ngữ hoặc tìm kiếm thông tin từ các trang thông tin uy tín trên mạng Internet và từ các từ điển. Người học có thể tìm hiểu qua các từ điển chuyên về slangs hay các idioms như:
Knickers in a Twist: a Dictionary of British Slang của Jonathan Bernstein,
Modern English: a trendy slang dictionary của Jennifer Blowdryer,
Green's dictionary of slang của Jonathon Green,
A Classical Dictionary of the Vulgar Tongue của Francis Grose,
The new Partridge dictionary of slang and unconventional English của Eric Partridge,
Urban Dictionary: freshest street slang defined của Aaron Peckham.
Các từ điển trên đều có thể mua hoặc truy cập online, giúp người học có thể tham khảo mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, từ điển sẽ có giải thích cho bối cảnh của các thành ngữ, cụm từ, từ đó người học có thể dễ dàng hiểu được bối cảnh của nó.
Đối với phần accents, người học nên tìm những nguồn tham khảo từ những diễn viên hay speakers người bản xứ của chính nơi đó, bởi họ mới thể hiện đúng chất giọng địa phương. Khi nghe, người học nên sử dụng Bảng chữ cái phiên âm quốc tế bằng cách viết ra những thay đổi âm thanh. Nếu không, người học có thể viết ra những thay đổi về âm tiết theo bất kỳ cách nào mà người học cảm thấy dễ ghi nhớ.
Dưới đây là một số cách khác để người học chủ động tham khảo trong quá trình mở rộng hiểu biết:
Đọc về văn hóa của những người nói tiếng Anh bản ngữ và áp dụng với bạn bè.
Ví dụ, người học có thể nhập vai về một số câu chuyện thú vị, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết, hoặc lễ hội ở các nước nói tiếng Anh. Sau khi tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về lễ Giáng sinh, người học có thể áp dụng cùng bạn bè để tổ chức lễ hội theo cách của người Mỹ.Tham gia hoặc tìm hiểu về các hoạt động trao đổi liên văn hóa và tham dự các lớp học ngôn ngữ tập trung vào năng lực văn hóa.
Tận dụng khoảng thời gian lướt web, xem phim để nâng cao kiến thức về văn hóa. Các bộ phim của người bản địa thường sẽ sử dụng những từ ngữ khá liên quan đến địa phương, từ đó người học có thể tìm hiểu và cải thiện hiểu biết của mình. Một số series phim thường được yêu thích là “Friends”, “How I met your mother”,…
Các cách để nâng cao kỹ năng nghe hiểu
Lắng nghe ý chính: Đây là khi người học cần nghe được ý tưởng bao quát nhất về nội dung, về điều đang được nói. người học có thể không muốn hoặc không cần xem từng chữ. Ví dụ: nghe tóm tắt tin tức trong ngày trên đài phát thanh, nghe bản tin thời tiết trong khi ăn cơm,…
Lắng nghe thông tin cụ thể: Sau khi đã nắm bắt được ý chính, đây là thời điểm mà người học lắng nghe kĩ hơn để tìm một số dữ liệu cụ thể. Người học đã biết trước những gì mình chuẩn bị nghe và có thể bỏ qua các dữ liệu khác không gây tò mò hoặc hứng thú. Ví dụ: phân loại các chủ đề của bản tin trên đài phát thanh, nghe để tóm tắt khí hậu của từng vùng trong bản tin thời tiết,…
Lắng nghe chi tiết: Đây là lúc mà học sinh lắng nghe cẩn thận, tập trung vào từng từ một và cố gắng hiểu càng nhiều thông tin càng tốt. Ví dụ: thời gian, ngày tháng của các tin tức được chiếu trên bản tin, điều kiện thời tiết và nhiệt độ của từng vùng trong bản tin thời tiết,…
Ngoài ra, người học có thể làm theo một số lời khuyên sau để cải thiện khả năng nghe hiểu:
Nghe những điều có thể tạo ra cảm giác hứng thú
Điều này rất quan trọng vì các tài liệu thú vị và phù hợp sẽ luôn thú vị hơn khi nghe so với các nguồn bài khác. Nếu người học thích những gì mình nghe, người học sẽ có nhiều động lực hơn để tiếp tục nghe và tránh được việc dừng lại hoặc mất tập trung.
Tập nghe một cách chủ động
Khi rèn luyện kỹ năng nghe, người học lấy một cuốn sổ hoặc một tờ giấy ra và làm như sau:
Viết ra chủ đề của bài nghe
Nếu có nhiều người cùng nói, người học có thể viết tên của họ hoặc nghĩ ra kí hiệu cho từng người (ví dụ: Người phát biểu 1, Người phát biểu 2)
Viết ra ý chính của những gì mỗi người nói, bao gồm bất kỳ điểm chính nào họ cố gắng truyền đạt.
Nếu người học thường xuyên nghe một từ mà không hiểu, cố gắng viết nó ra để sau này có thể tra cứu.
Nếu có từ hoặc câu nào người học thấy thú vị, có thể viết nó ra để áp dụng nó trong các cuộc trò chuyện của riêng mình.
Bằng cách nghe và ghi chú cùng một lúc, người học sẽ hứng thú và tham gia nhiều hơn vào việc lắng nghe, và kết quả là người học sẽ học một cách có tổ chức và hiệu quả hơn nhiều.
Kết luận
Tài liệu tham khảo:
Lampariello, Luca. “7 Tips to Enhance Your Listening Comprehension (That Always Work).” Luca Lampariello, 13 Dec. 2018, www.lucalampariello.com/home/improve-listening-comprehension/.
Namaziandost, Ehsan, et al. “The Impact of Cultural Materials on Listening Comprehension among Iranian Upper-Intermediate EFL Learners: In Relation to Gender.” Cogent Education, edited by Mohammad Ali Heidari-Shahreza, vol. 5, no. 1, Dec. 2018, https://doi.org/10.1080/2331186x.2018.1560601.