1. Sách mang lại điều gì?
Bạn và tôi đã từng cầm trong tay một quyển sách không ít lần trong cuộc sống, có thể là những quyển sách giáo khoa dày cộm với những công thức khoa học tràn ra những trang giấy trắng hoặc những quyển truyện tranh hấp dẫn từ tuổi thơ.
Những quyển sách dường như đơn giản nhưng lại cuốn hút chúng ta vô cùng? Chắc chắn là do những tác giả đã đặt linh hồn của mình vào từng trang sách, họ viết chúng bằng mồ hôi, nước mắt, hoài bão,… của chính mình. Đằng sau những trang sách đó là những câu chuyện dài mà tác giả đã cảm nhận hoặc phải chịu đựng một cảm xúc đặc biệt. Vì vậy, mỗi khi cầm trên tay một cuốn sách, chúng ta luôn gặp những phong cách viết và cách suy nghĩ khác nhau. Thế giới sách rất đa dạng, như cả một thế giới văn hóa, dân tộc,… Mỗi người đều có góc nhìn riêng trong việc viết ra quyển sách của mình.
2. Lý do bạn nên đọc sách
Khi tìm lý do, tôi đã dành thời gian với những cuốn sách dày cộm, và trong suy nghĩ, tôi đặt ra câu hỏi: “sách đã làm gì cho bạn?”. Tôi đã tiếp xúc với sách từ những năm tháng học cấp 3. Tôi nhớ khi đọc quyển sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” của tác giả Phạm Lữ Ân. Quyển sách đã đánh dấu tình yêu của thời cấp 3 của tôi, đã giúp tôi trân trọng hơn những cơ hội, quan tâm đến mọi người hơn. Bài học quý giá từ quyển sách dạy tôi hãy sống và phát triển những điều bản thân có.
Vào năm lớp 11, tôi trải qua thời kỳ tiêu cực, bắt đầu sử dụng thuốc lá, cuộc sống trở nên tăm tối. May mắn, tôi đã đọc cuốn sách: “Tìm Kiếm Ý Nghĩa Cuộc Sống“ của tác giả Victor E. Frankl, những trang sách đánh đổi bằng mạng sống của những người tù Đức Quốc Xã, nơi cái chết được nhắc đến nhiều hơn là sự sống. Chính những trang sách đó đã khích lệ tôi từ bỏ tiêu cực, và tìm lại mục đích sống của mình.
Tôi cảm thấy may mắn khi tìm được những quyển sách có thể cứu vãn cuộc đời tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Chính những trang sách đã tạo nên những thay đổi tích cực trong tôi.
Lý do bạn nên đọc sách là mỗi trang sách, mỗi cuốn sách là một kinh nghiệm, một bài học, một cuộc đời mà các tác giả đã dày công góp phần, chúng như những mảnh ghép tạo nên con người tri thức. Vì thế khi bạn đọc sách, chính sách sẽ giúp bạn được chữa lành, thêm kiến thức, kiên nhẫn và nhiều lợi ích khác.
3. Văn Hoá Đọc Sách
Tôi đã gặp những người ban đầu rất say mê đọc sách, nhưng sau đó họ lại từ bỏ hoặc không nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách,… Đó là những rào cản vô hình ngăn cản chúng ta tiếp cận sách. Tôi sẽ đưa ra những phương pháp giúp bạn yêu và muốn đọc sách hơn:
Gắn mục tiêu với sách.
Mỗi người làm việc mục tiêu cuối cùng đạt được kết quả. Trong việc đọc sách cũng vậy, bạn muốn trở thành một chuyên gia tài chính giỏi thì hãy đọc sách về tài chính để tích lũy kiến thức,…
Hãy đọc những cuốn sách với chủ đề bạn yêu thích.
Bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi đọc những cuốn sách về chủ đề mình yêu thích, từ đó sẽ giảm bớt cảm giác mệt mỏi khi đọc sách. Có rất nhiều chủ đề sách phong phú như: tâm lý học, kinh tế,… Đủ sự lựa chọn cho bạn. Mỗi chủ đề đều có những chuyên gia viết về nó, và những tác giả đem đến những kiến thức mới lạ.
Chọn một không gian phù hợp.
Hãy lựa chọn một không gian mà bạn cảm thấy thoải mái và tập trung. Có thể là một phòng yên tĩnh, hoặc một quán cafe,… Điều này có vẻ nhỏ nhặt, nhưng việc chọn môi trường đọc sách rất quan trọng, bởi vì bạn không thể tập trung nếu có những yếu tố phân tán sự chú ý của bạn.
Không chỉ đơn thuần là đọc sách.
Kể chuyện rằng, ở vùng núi thuộc bang Kentucky, có hai ông cháu sống chung nhau. Mỗi sáng, người ông đều thức dậy sớm để ngồi đọc sách - dù những cuốn sách này đã cũ kỹ. Cậu cháu trai thấy vậy, cũng cố gắng bắt chước ông mình đọc sách.
Một ngày, cậu bé hỏi ông mình: 'Ông ơi, cháu đã cố gắng đọc những quyển sách như ông nhưng vẫn không thể hiểu nó. Có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại thì quên ngay. Vậy đọc sách có ích gì đâu?'.
Người ông liền đứng dậy, lấy hết than trong giỏ đặt vào lò và nói: 'Cháu hãy mang giỏ đựng than này ra ngoài sông và mang nước về giúp ông nhé!'.
Cậu bé làm theo lời ông, nhưng toàn bộ nước chảy ra hết trước khi cậu quay về nhà. Người ông cười và nói: 'Lần sau cháu cần phải nhanh hơn nữa'. Rồi người ông đưa lại cho cậu bé cái giỏ để lấy giỏ nước khác.
Lần này, cậu bé chạy nhanh hơn, nhưng cái giỏ đã trống rỗng khi cậu về nhà. Thở không ra hơi, cậu nói với ông: 'Chúng ta không thể đựng nước trong cái giỏ này được', và cậu định đi lấy cái xô để chứa nước.
Người ông liền nói: 'Ông không muốn đựng nước trong chiếc xô mà là trong chiếc giỏ kia. Cháu có thể làm được điều này, do cháu chưa cố gắng hết sức đấy thôi'. Người ông lại đưa cái giỏ và bảo cậu bé ra ngoài sông lấy nước lần nữa.
Mặc dù biết điều đó không thể nhưng không muốn tranh luận với ông mình, cậu cố chạy nhanh hết sức, nước vẫn chảy hết ra ngoài giỏ trước khi cậu về đến nhà. Cậu bé nói: 'Ông nhìn này, thật là vô ích!'.
'Con nghĩ nó vô ích? Hãy nhìn vào chiếc giỏ kia!', ông nói.
Cậu bé nhìn vào chiếc giỏ và lần đầu tiên cậu nhận thấy rằng chiếc giỏ trông thật khác. Thay vì một chiếc giỏ đựng than cũ kỹ và bẩn, nó lại trông sạch sẽ.
'Đó là tất cả những gì xảy ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ mọi thứ, nhưng khi đọc, sách sẽ làm thay đổi bên trong tâm hồn của cháu, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy'.
(Nguồn: Báo)
Đọc sách là một nghệ thuật, và nghệ thuật này cũng rất khó để luyện tập thành tài.
Bạn cũng sẽ như cậu bé trong câu chuyện, trên con đường đọc sách thấy việc đọc sách của mình không được lợi ích gì. Có những lợi ích, kết quả không thấy được, phải tích lũy lâu dài hoặc biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Đọc sách cũng như vậy, vừa cho bạn kiến thức vừa cho bạn sự kiên nhẫn, điềm.