Ned đăng một bài viết về chủ đề 'Sự từ chối' gần đây. Tuấn Anh muốn chia sẻ quan điểm cá nhân và kinh nghiệm của mình về chủ đề này và cách mà mình đã áp dụng thành công trong các công việc trước đó. Hy vọng điều này sẽ mang lại ích lợi cho mọi người.
Em xin phép được sử dụng từ 'mình' để tiện trong cách diễn đạt.
Bỏ qua các khía cạnh lý thuyết về sự từ chối, về quy trình, sản phẩm/dịch vụ, hoặc mô hình kinh doanh,... đều có một điểm chung: thất bại trong giao dịch. Khi đối mặt với tình huống như vậy, chúng ta cần tìm nguyên nhân thực sự là gì. Dù lý thuyết đã đề cập nhiều đến vấn đề này, nhưng việc áp dụng hiệu quả là một quá trình. Việc tìm nguyên nhân cốt lõi áp dụng cho hầu hết các vấn đề xảy ra xung quanh chúng ta.
Gợi Ý: 'Dù sao đi nữa, em rất tôn trọng quyết định của anh/chị. Tuy nhiên, em có thể biết lý do của quyết định này được không ạ? Nếu có vấn đề từ phía em, rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phản hồi từ anh/chị để em và công ty có thể cải thiện và mang lại giá trị tốt nhất'.
Chú Thích: Ở đây, mọi người có thể sử dụng ngôn từ tự nhiên nhất có thể.
Khi mọi người đặt câu hỏi này, mình tin rằng đa số khách hàng sẽ chia sẻ vấn đề của họ. Nhiệm vụ của mình là giải quyết vấn đề đó một cách khéo léo nhất có thể.
Nhìn chung, mình thấy có 3 dạng từ chối phổ biến như sau:
1. Từ chối mà không phản hồi hoặc đưa ra ý kiến bổ sung.
Với trường hợp này, thường khách hàng cảm thấy không thoải mái, không mở lòng để tiếp nhận thông tin từ mình. Nói cách khác, mình chưa thành công ở bước tạo dựng mối quan hệ với khách hàng trong quy trình 'Bạn, Bàn, Bán'.Ví dụ, khi mình đặt câu hỏi như vậy, thường khách hàng sẽ không trả lời.
2. Từ chối những gợi ý và phản hồi tích cực mang tính xây dựng.
Đối với loại khách hàng này, mình đã tiến đến bước 'Bàn', nhưng vẫn có những yếu tố khác khiến cho giao dịch không thể thành công. Tuy nhiên, mình vẫn duy trì mối quan hệ và sẵn sàng hỗ trợ thông tin khi cần.
Ví dụ về một câu hỏi: khách hàng đáp ứng tích cực và đóng góp ý kiến một cách tích cực.
3. Từ chối nhưng vẫn phản hồi tích cực và giới thiệu khách hàng.
Với khách hàng này, mặc dù đã gần gũi nhưng không thể hợp tác vì lý do khách quan. Thay vào đó, sẵn lòng giới thiệu khách hàng khác thông qua mối quan hệ của họ. Điều này nằm trong quy trình “Bạn, bàn, bán”. Có thể nhận thấy mình và khách hàng đều cảm thấy thoải mái khi trao đổi.
Tóm lại, trong quá trình giao dịch, cả hai bên đều đã biết về nhau một phần, vì vậy nếu cả hai đều có ý định thiện chí, vấn đề sẽ được giải quyết. Mặc dù không phù hợp ở thời điểm hiện tại, nhưng có thể sẽ hợp tác trong tương lai. Đây là lý do tại sao có những giao dịch kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, thậm chí vài năm. Sau mỗi lần bị từ chối, lại có thêm một khách hàng tiềm năng (thay vì mất khách hàng). Mục tiêu là dù bạn kinh doanh bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào, khách hàng vẫn tin tưởng và đồng hành cùng bạn.
Bài viết đã khá dài, đến đây Tuấn Anh xin kết thúc. Những điều trên chỉ là quan điểm cá nhân. Nếu thiếu sót, rất mong các bạn góp ý để có cái nhìn đa chiều hơn.
Xin cảm ơn mọi người đã dành thời gian đọc bài viết này!