Hầu hết mọi học sinh, sinh viên đều phải đối mặt với nhiều căng thẳng. Tình trạng này gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, hạnh phúc và điểm số. Ví dụ, một nghiên cứu của Hội Tâm lý Mỹ (APA) cho thấy mức độ căng thẳng ở thanh, thiếu niên tương tự như ở người lớn.
Điều đó có nghĩa là thanh, thiếu niên đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng mạn tính đến mức họ cảm thấy mức độ căng thẳng đã vượt quá khả năng đối phó hiệu quả. Khoảng 30% cho biết họ thấy quá tải, chán nản hoặc buồn bực vì điều đó.
Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thông qua giấc ngủ, chế độ ăn uống và tập thể dục. Gần một nửa số người tham gia khảo sát của APA cho biết để hoàn thành bài tập về nhà họ phải mất đến ba giờ vào mỗi đêm bên cạnh việc học suốt ngày và tham gia hoạt động ngoại khóa.
Nguyên nhân phổ biến khiến học sinh, sinh viên căng thẳng
Một nghiên cứu khác cho biết phần lớn căng thẳng của học sinh, sinh viên bắt nguồn từ trường học và các hoạt động ngoại khóa. Căng thẳng mạn tính này thường kéo dài đến những năm sau Đại học, dẫn đến tình trạng học tập suy giảm và các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Những nguồn phổ biến gây căng thẳng cho học sinh, sinh viên là:
- Giáo Dục
- Bài Tập Tại Nhà
- Hoạt Động Ngoại Khóa
- Thách Thức Xã Hội
- Giai Đoạn Chuyển Tiếp (Ví Dụ: Tốt Nghiệp, Tự Lập...)
- Mối Quan Hệ
- Nghề Nghiệp
Học Sinh Trung Học phải đối mặt với những thách thức gay gắt như: tham gia các khóa học đầy thử thách, tích lũy điểm ngoại ngữ ấn tượng, học tập để đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào Đại Học. Không chỉ vậy, họ còn phải quyết định các kế hoạch quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của bản thân. Đồng thời họ cũng phải vượt qua những thách thức sẵn có mà xã hội dành cho học sinh ở trường Trung Học.
Nếu Đại Học là một phần trong kế hoạch của thanh thiếu niên thì khi trúng tuyển, họ lại tiếp tục đối mặt với các vấn đề như mở rộng quan hệ, có thêm bạn mới, xử lý những nhiệm vụ khó khăn hơn, trong nhiều trường hợp không thể nhận sự hỗ trợ từ cha mẹ, rồi những căng thẳng đi kèm với cuộc sống tự lập, xa nhà. Các mối quan hệ tình cảm, tình yêu đương cũng luôn tiềm ẩn những căng thẳng.
Nhiều Sinh Viên biết rằng họ cần được giải toả căng thẳng, nhưng với lịch trình dày đặc bởi các tiết học, các nhiệm vụ về nhà. Đôi khi rất khó để dành ra chút thời gian để thử các phương pháp giải toả căng thẳng mới giúp tiêu tan trạng thái tiêu cực đó. Các kỹ thuật sau tương đối dễ dàng, nhanh chóng và phù hợp với cuộc sống, các loại căng thẳng của học sinh, sinh viên.
Đảm Bảo Giấc Ngủ
Với lịch trình dày đặc, Sinh Viên thường rất hay gặp tình trạng thiếu ngủ hoặc mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài nó sẽ gây những bất lợi rõ rệt như làm giảm năng suất xử lý công việc của bạn, không tập trung được lâu và đôi khi dẫn tới những tai nạn đáng tiếc.
Hãy Chăm Sóc Giấc Ngủ Của Bạn. Hãy Cố Gắng Ngủ Đủ 8 Tiếng Mỗi Ngày Và Có Những Giấc Ngủ Ngắn Khi Cần.
Thực Hành Tưởng Tượng
Sử Dụng Hình Ảnh Theo Hướng Dẫn Để Giảm Căng Thẳng Thường Đem Lại Hiệu Quả Cao. Tưởng Tượng Giúp Bạn Bình Tĩnh, Tạm Thời Tách Bản Thân Ra Khỏi Các Nguyên Nhân Gây Căng Thẳng Và Tắt Phản Ứng Căng Thẳng Của Cơ Thể. Bạn Có Thể Sử Dụng Các Hình Ảnh Trực Quan Để Minh Hoạ Cho Bài Thuyết Trình, Bạn Cũng Sẽ Đạt Được Điểm Cao Hơn Trong Các Bài Kiểm Tra Nếu Bạn Luôn Hình Dung Rõ Ràng Được Mình Đang Làm Gì Và Mình Cần Làm Gì.
Tập Thể Dục Thường Xuyên
Một Trong Những Cách Xả Hơi Lành Mạnh Nhất Là Tập Thể Dục Thường Xuyên. Sinh Viên Có Thể Thêm Thể Dục Vào Lịch Trình Của Mình Bằng Cách Tập Yoga Vào Buổi Sáng, Đi Bộ Hoặc Đạp Xe Tới Trường, Hoặc Cùng Lúc Vừa Sử Dụng Máy Đi Bộ Trong Phòng Tập Vừa Ôn Bài Với Bạn Của Mình. Bắt Đầu Duy Trì Việc Tập Thể Dục Thường Xuyên Từ Bây Giờ Sẽ Giúp Bạn Sống Lâu Hơn Và Tận Hưởng Cuộc Sống Tốt Hơn.
Thực Hiện Hơi Thở Đều Đặn
Khi Cơ Thể Bạn Đang Trải Qua Phản Ứng Căng Thẳng, Bạn Thường Sẽ Bớt Tĩnh Táo, Không Thể Suy Nghĩ Rõ Ràng. Để Nhanh Chóng Bình Tĩnh Lại Bạn Có Thể Sử Dụng Các Bài Tập Thở.
Thực Hành Thư Giãn Cơ Liên Tục (PMR)
Một Loại Thuốc Giảm Căng Thẳng Tuyệt Vời Khác Mà Bạn Có Thể Sử Dụng Trong Lúc Làm Bài Kiểm Tra, Trước Khi Đi Ngủ Hay Bất Cứ Khi Nào Bạn Bị Căng Thẳng Về Thể Chất Là Thư Giãn Cơ Liên Tục (PMR).
Nếu Trải Qua Luyện Tập Lâu Dài Bạn Hoàn Toàn Có Thể Học Cách Giải Phóng Căng Thẳng Khỏi Cơ Thể Chỉ Trong Vài Giây.
Nghe Nhạc
Âm Nhạc Là Một Loại Thuốc Giảm Căng Thẳng Hữu Ích, Đặc Biệt Có Tác Dụng Với Các Căng Thẳng Về Mặt Nhận Thức.
Giữ gìn sạch sẽ
Môi trường gây ồn ào có thể gây căng thẳng, giảm hiệu suất làm việc và thậm chí gây tổn hại về mặt tài chính. Học sinh sống trong môi trường lộn xộn thường phải đối mặt với những tác động tiêu cực đến điểm số. Một số cách giúp giảm căng thẳng là giữ góc học tập sạch sẽ, ngăn nắp, tránh để những vật dụng gây xao lãng gần khu vực đó.
Nếu thực hiện được những điều này, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm đồ vật mất, duy trì mối quan hệ với bạn cùng phòng tốt đẹp và hòa hợp. Đồng thời, giúp học sinh có những cảm xúc tích cực về góc học tập của mình, chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra, khuyến khích họ học tập chăm chỉ hơn. Đây là thói quen tốt đáng để mỗi người rèn luyện và duy trì.
Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn có thể không nhận ra nhưng chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường trí não hoặc tiêu hao tinh thần trí tuệ của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh hoạt động như một kỹ thuật giúp quản lý căng thẳng và hỗ trợ học tập. Cải thiện chế độ giúp bạn tránh được các tình trạng như chóng mặt, mệt mỏi…
Thử tự thôi miên bản thân
Sinh viên thường cảm thấy mệt mỏi (như đã thức trắng cả đêm), nhưng có thể giải quyết vấn đề này thông qua kỹ thuật tự thôi miên. Đây là một phương pháp quản lý căng thẳng hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện hiệu suất làm việc.
Với kỹ thuật tự thôi miên, bạn có thể giải phóng cơ thể và tinh thần khỏi căng thẳng, đồng thời tạo ra thành công nhờ sức mạnh của tư duy tích cực.
Suy nghĩ tích cực và tự khẳng định
Bạn có biết rằng những người suy nghĩ lạc quan thường có môi trường sống tốt hơn? Đúng vậy. Thói quen lạc quan, suy nghĩ tích cực có thể mang lại sức khỏe tốt, mối quan hệ tốt đẹp và giúp nâng cao điểm số.
Hãy học cách nói chuyện tích cực với bản thân, xây dựng tương lai tươi sáng hơn với những lời tự khẳng định tốt đẹp. Đồng thời, cần phải nhận biết tác hại của suy nghĩ tiêu cực, từ chối tự phủ nhận để tránh xa những điều không tốt.