Tại sao mọi người thường có khuynh hướng từ chối những lời khen ngợi, phản hồi, lời khuyên và lời cảm ơn.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Mọi người đánh giá thấp giá trị của việc nói những lời tử tế với người khác.
Mọi người ép buộc kiến thức của họ lên người khác và sai lầm khi cho rằng lời khuyên của họ là đúng đắn đối với người khác.
Những người trẻ tuổi có thể cảm thấy việc đưa ra ý kiến đóng góp cho người lớn tuổi là không thích hợp về mặt xã hội.
-
Những lời tử tế chỉ gây hậu quả xấu khi chúng không chân thành hoặc không khéo léo. Trong mọi tình huống khác: Hãy tự nói!
Khi cuối cùng bạn tỏ ý kiến gì đó tử tế với người khác?
Và lần cuối cùng ai đó nói lời tốt đẹp với bạn là khi nào?
Trong cuộc sống hàng ngày, có vô số cơ hội để nói điều gì đó giúp cải thiện cuộc sống của người khác. Ví dụ, chúng ta có thể đưa ra góp ý về công việc người khác đã làm, cho họ lời khuyên về cách cải thiện hiệu suất của họ, dành cho họ một lời khen chân thành hoặc bày tỏ lòng biết ơn về những điều họ đã làm cho chúng ta.
Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ lỡ cơ hội này mà không nói được điều gì tốt đẹp hoặc hữu ích cho người khác. Một bài báo nghiên cứu mới của Jennifer E. Abel và cộng sự đến từ Đại học kinh tế Harvard có tựa đề “Nguồn cung lòng tốt hạn hẹp: Bằng chứng cho sự thiếu hụt đầu vào về mặt xã hội”, nó tập trung vào những lý do tại sao mọi người quyết định không nói điều gì đó tốt đẹp hoặc hữu ích với người khác ngay cả khi tình huống cho phép họ làm điều đó.
Nguồn: google.com
Vậy tại sao mọi người lại miễn cưỡng nói điều gì đó tốt đẹp hoặc hữu ích cho người khác?
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhìn chung mọi người có xu hướng đánh giá thấp những lợi ích và đánh giá quá cao chi phí của việc đưa ra những lời khen ngợi, phản hồi, lời khuyên hoặc những lời bày tỏ lòng biết ơn đối với người khác. Đánh giá thấp lợi ích tức là nghĩ rằng phản hồi của một người có thể không đặc biệt hữu ích hoặc một lời khen có thể không thực sự khiến người kia cảm thấy hài lòng.
Đánh giá quá cao chi phí nghĩa là mọi người sợ rằng lời khen ngợi có thể không mong muốn hoặc khiến người kia cảm thấy khó xử hoặc thậm chí, một lời khuyên thiện chí lại bị coi là kiêu ngạo. Hơn nữa, phản hồi có thể bị hiểu lầm là sự chỉ trích, ngay cả khi nó thực sự hữu ích để cải thiện hiệu suất trong tương lai.
Dựa trên các tài liệu khoa học, Abel và cộng sự đã xác định 4 lý do dẫn đến những giả định sai lầm về việc nói lời tốt đẹp hoặc hữu ích cho người khác.
1. Chúng ta thường có xu hướng áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác lời khuyên hoặc sự phản hồi của mình không có tác dụng đối với người kia vì nội dung mình muốn truyền tải quá rõ ràng và người kia có thể nhận biết được. Vì vậy, nếu một người là chuyên gia nấu ăn thì họ có thể sai lầm khi cho rằng người kia cũng có nhiều sự hiểu biết về lĩnh vực ẩm thực. Mọi người có xu hướng đánh giá quá cao tính rõ ràng của lời khuyên nên, sau đó, họ quyết định không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào.
2. Chúng ta có xu hướng tập trung vào những khía cạnh tiêu cực của việc đưa ra phản hồi hoặc lời khuyên.
Nghiên cứu cho thấy những người đưa ra lời khuyên hoặc phản hồi thường lo lắng về việc liệu họ làm như vậy có chính xác về mặt kỹ thuật hay không. Tuy nhiên, những người nhận được lời khuyên thường coi trọng sự chân thành và ý tốt của người đưa ra lời khuyên hơn là năng lực kỹ thuật của họ.
3. Sở thích riêng của một người khi nhận phản hồi hoặc lời khuyên có thể là nguyên nhân cản trở.
Nếu ai đó cảm thấy không thoải mái khi nhận những lời khuyên chỉ trích (nhưng mang tính xây dựng ) thì họ sẽ bày tỏ thái độ một cách bản năng khiến người khác cảm nhận được sự không thoải mái từ họ và sau đó là sự im lặng.
4. Mọi người có thể cảm thấy việc đưa ra phản hồi hoặc khen ngợi là không phù hợp về mặt xã hội.
Ví dụ, một người trẻ hơn cho rằng người lớn tuổi có thể không vui khi nhận được lời khuyên từ họ. Tuy nhiên, người nhận lời khuyên có thể rất vui nếu nó hữu ích, bất kể người đó ở độ tuổi nào.
Kết hợp 4 yếu tố này dẫn đến việc mọi người thường giữ im lặng ngay cả trong những tình huống mà người kia mong muốn được nhận sự phản hồi và mối quan hệ của họ có thể sẽ trở nên tốt đẹp hơn từ việc đóng góp đó. Vì vậy phát hiện của bài nghiên cứu cho thấy rằng khi đắn đo về việc nói điều gì đó tử tế với người khác thì: Hãy làm điều đó!
Các nhà nghiên cứu đề cập rằng những tình huống duy nhất mà lời nói tử tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người nghe là khi chúng không xuất phát từ sự chân thành hoặc được đưa ra với mục đích ích kỷ. Vì vậy, miễn là nó được thực hiện một cách trung thực và chân thành, thì việc đưa ra phản hồi, lời khuyên hoặc bày tỏ sự biết ơn là một hành động rất ý nghĩa