Khi tôi bắt đầu viết phần “Gửi đến bạn”, tôi đã nhận được nhiều thư từ độc giả đặt cho tôi câu hỏi, tại sao trong cuộc sống có một số người dường như không thể nói lời xin lỗi - ngay cả khi họ sai rõ ràng như thế.
Có phải họ chỉ cứng đầu không? Hoặc có điều gì khác trong tâm lý khiến họ không thể chịu trách nhiệm với hành động của mình, cũng như không thể đơn giản nói lời xin lỗi?
Nói rõ hơn, ngay cả những người nhiệt huyết nhất trong số chúng ta đôi khi cũng không thể nói lời xin lỗi
Ví dụ: giả sử bạn lỡ cáu gắt với một đồng nghiệp đã làm phiền bạn trong khi bạn đang chạy đua với thời gian để kịp deadline. Nếu bạn nghĩ rằng đồng nghiệp đó đã có ác cảm với bạn từ trước vì một sự cố nào đó trong quá khứ, có thể bạn sẽ bỏ qua việc xin lỗi đối phương, vì bạn cảm thấy điều đó thực sự không giúp ích gì cho mối quan hệ giữa hai người.
Nhưng với những người không bao giờ chịu thừa nhận họ đã sai dù trong bất kể tình huống nào, điều gì xảy ra? Điều gì khiến họ không thể nói lời xin lỗi ngay cả khi họ đã sai rõ ràng như thế? Đối với họ, thừa nhận hành vi sai lầm và xin lỗi là một hành động đe dọa tới tâm lý của họ. Nói xin lỗi đồng nghĩa với việc họ đã làm tổn thương người khác, điều này có thể khiến họ cảm thấy hổ thẹn.
Những người không thể nói lời xin lỗi thường là những người có lòng tự trọng thấp, đến mức cái tôi của họ không thể chịu được khi phải thừa nhận rằng họ đã sai
Tiếc là, nhiều người lại hiểu nhầm việc phòng thủ được kích hoạt do sự yếu đuối của họ như một dấu hiệu của sức mạnh tâm lý. Họ tỏ ra cứng rắn bên ngoài, nhưng thực ra họ không chịu được sức ép.
Về mặt tâm lý, việc thừa nhận sai lầm gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn.
Nhưng nếu lòng tự trọng cao nhưng yếu đuối, hành động thừa nhận sai lầm có thể phá vỡ bức tường phòng thủ và tấn công bản ngã.
Một sai lầm phổ biến mà chúng ta thường gặp khi đối diện với những người không bao giờ nói xin lỗi là trở nên tức giận và cố gắng chiến thắng trong cuộc tranh luận. Nhưng thực tế, chúng ta không thể bao giờ đánh bại họ. Ngay cả khi chúng ta chứng minh họ đã sai rõ ràng, họ vẫn từ chối hoặc tấn công chúng ta.
Trong tình huống như vậy, tốt nhất là thể hiện quan điểm của mình một cách bình tĩnh và thuyết phục, sau đó rút lui khi cuộc tranh luận trở nên vô ích và không hiệu quả.
Nếu bạn gặp phải những người không bao giờ nói xin lỗi trong cuộc sống, đặc biệt nếu họ là người thân trong gia đình hoặc bạn bè, bạn có thể cân nhắc giảm tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, nếu họ là người quan trọng, hãy cố gắng làm hòa với họ.
Cách tốt nhất để làm điều này là chấp nhận hành vi của họ và hiểu rằng họ đơn giản là không thể xin lỗi do vấn đề tâm lý.
Ngoài ra, nếu họ quan trọng đối với bạn, hãy tận dụng lòng đồng cảm của mình và nhớ rằng sau vẻ cứng đầu của họ là một người dễ tổn thương.
Chính điều này cho thấy rằng khi một người không bao giờ chịu trách nhiệm và không nói lời xin lỗi, đó là dấu hiệu của sự yếu đuối và thiếu tự tin trong họ.
Tác Giả: Guy Winch