Thất bại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và dường như mỗi ngày chúng ta đều mắc phải một sai lầm nào đó. Vậy chúng ta phải đối diện với nó như thế nào? Hay là chúng ta nên xử lý nó ra sao?
Các chuyên gia và phương tiện truyền thông thường đưa ra một giải pháp tổng quát: Đừng để điều đó xảy ra và nghĩ về việc mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa.
Những suy nghĩ tự bảo vệ này thường làm cho bạn cảm thấy thoải mái và tiến lên phía trước.
Nhưng liệu lời khuyên phổ biến đó có quá đơn giản không? Liệu việc lơ đi cảm xúc tiêu cực có giúp ít lặp lại sai lầm không? Noelle Nelson, Baba Shive và tôi đã quyết định nghiên cứu, khám phá những lợi ích của việc trải nghiệm cảm giác tồi tệ khi gặp thất bại.
Trải Nghiệm Đau Buồn
Mặc dù cảm xúc tiêu cực không phải là điều dễ chịu, nhưng chúng xuất hiện với một mục đích: chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của con người.
Cảm xúc tiêu cực là tín hiệu cảnh báo, cho biết rằng có vấn đề nào đó đang xảy ra với cơ thể, môi trường và các mối quan hệ.
Do đó, nếu chúng ta tránh những cảm xúc này, chúng ta cũng đang tránh những điều mà chúng cố gắng thông báo. Liệu việc tập trung vào cảm xúc tiêu cực khi gặp thất bại có thể giúp chúng ta nghĩ về việc cải thiện bản thân không? Và liệu việc cải thiện đó có thực sự có hiệu quả theo thời gian không?
Chúng tôi đã tiến hành một loạt các thí nghiệm để trả lời những câu hỏi này.
Trong các nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã sử dụng một mô hình hai giai đoạn: đầu tiên, người tham gia sẽ thực hiện một nhiệm vụ (sau đó họ đã thất bại); tiếp theo, sau một thời gian, họ sẽ có cơ hội để sửa sai.
Trong một thí nghiệm, chúng tôi đã hỏi người tham gia trả lời câu hỏi về giá thấp nhất của một máy xay sinh tố là của hãng nào, loại nào (với phần thưởng là một khoản tiền mặt). Kết quả, nhiệm vụ này đã bị can thiệp. Cuối cùng, họ được thông báo rằng giá thấp nhất là thấp hơn $3,27 so với những giá mà họ tìm thấy. Sau đó, một nửa trong số họ được yêu cầu tập trung vào cảm xúc của mình khi họ biết họ đã thất bại trong nhiệm vụ, trong khi nửa còn lại được yêu cầu tập trung vào những suy nghĩ về cách họ đã thực hiện nhiệm vụ. Tiếp theo, chúng tôi yêu cầu họ viết ra cảm nhận của họ.
Sau một số nhiệm vụ không liên quan, chúng tôi cho người tham gia cơ hội sửa sai. Trong nhiệm vụ này, chúng tôi yêu cầu họ tưởng tượng rằng họ chuẩn bị đi dự sinh nhật của một người bạn và người bạn đó muốn một cuốn sách - một cuốn sách rẻ tiền.
Chúng tôi nhận thấy rằng những người được hướng dẫn để tập trung vào những cảm xúc tiêu cực trước đó, dành thêm khoảng 25% thời gian tìm kiếm cuốn sách giá rẻ hơn, so với những người được yêu cầu tập trung vào suy nghĩ.
Khi xem xét các phản hồi, chúng tôi cũng nhận thấy có một số sự khác biệt đáng chú ý.
Những người tập trung vào thất bại của họ (so với việc tập trung vào cảm xúc), thường có các phản hồi tự vệ: “Dù sao tôi cũng không quan trọng lắm”; “Không thể tìm thấy giá đấy đâu.”
Ngược lại, những người dành thời gian suy nghĩ về cảm xúc để nâng cao bản thân lại có phản hồi khác: “Nếu tôi kiên nhẫn hơn một chút, chắc chắn tôi sẽ tìm thấy giá đó”; “Tôi đầu hàng quá sớm.”
Không Phải Lỗi Nào Cũng Tương Tự
Tập trung vào những cảm xúc sau thất bại có thể dẫn đến những hành vi và suy nghĩ khác nhau. Có thể, việc suy nghĩ về cảm giác tiêu cực khi gặp thất bại sẽ giúp bạn tránh lặp lại sai lầm đó.
Nhưng liệu điều đó có thể chuyển hóa thành những nỗ lực khác khi thực hiện những công việc không liên quan đến thất bại ban đầu không?
Để trả lời, chúng tôi đã thực hiện một “biến thể” của nhiệm vụ quà tặng thứ hai. Thay vì yêu cầu người tham gia tìm một cuốn sách có giá phải chăng (như thấy, nhiệm vụ này bao gồm bước tìm giá giống như nhiệm vụ ban đầu được giao), chúng tôi yêu cầu họ tìm một cuốn sách mà họ nghĩ rằng người được tặng sẽ thích. Trong trường hợp này, việc người tham gia có tập trung vào cảm xúc hoặc suy nghĩ sau thất bại của họ trong nhiệm vụ ban đầu không còn quan trọng. Hai nhóm người tham gia nghiên cứu đều dành một khoảng thời gian như nhau để tìm một món quà lý tưởng nhất. Có vẻ như sự cải thiện chỉ xảy ra khi nhiệm vụ thứ hai có một phần giống với nhiệm vụ ban đầu - điều mà họ đã thất bại trước đó.
Mặc dù việc chấp nhận thất bại có thể là một điều tốt, nhưng chúng cũng có thể gây tổn thương. Có lẽ có lý do mà mọi người thường tự bảo vệ hoặc có những suy nghĩ tự vệ sau khi gặp sai lầm.
Tập trung vào những cảm xúc tiêu cực sau mỗi thất bại, lớn hay nhỏ, sẽ làm cho bạn mất lòng tự tin. Vì vậy, quyết định nào cần cải thiện vào lần sau, và quyết định nào bạn nên tránh là quyền của bạn. Rõ ràng, những vấn đề chỉ xảy ra một lần hoặc những lỗi nhỏ (như lạc đường ở một thành phố xa lạ, hoặc đến muộn trong một bữa tiệc với bạn bè) không thể trở thành những vấn đề lớn. Đó là lý do tại sao có câu “Đừng lãng phí thời gian cho những điều nhỏ nhen”.
Nếu bạn thất bại ở một điều gì đó mà bạn biết bạn sẽ phải đối mặt trong tương lai (như một nhiệm vụ mới tại nơi làm việc), hãy dừng lại và cảm nhận nỗi đau. Hãy tận dụng và biến nó thành động lực để cải thiện bản thân. Nếu bạn tập trung vào những cảm xúc tiêu cực, có thể bạn sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để đảm bảo bạn không lặp lại sai lầm đó lần nữa.
Người sáng tác: Selin Malkoc