Trong cuộc sống, chúng ta thường tự cho rằng mình không xứng đáng. Nếu ta tin rằng mình không đáng nhận được hạnh phúc, tình yêu hay sự hài lòng, đó là biểu hiện của một loại “vết thương cốt lõi” (core wound), có thể thay đổi tùy theo tình hình và trải nghiệm của mỗi người. Vết thương sâu này là hậu quả của những niềm tin cơ bản mà ta được tiếp xúc từ khi mới sinh ra và đã tạo nên phiên bản không hoàn hảo của bản thân đến tận hiện tại.
Những “vết thương cốt lõi” là những nỗi đau sâu thẳm trong mỗi chúng ta, là những người bạn không thể thiếu, phổ biến nhất và thường được hướng dẫn bởi hai niềm tin sai lầm sau:
“Mình có nhiều khuyết điểm, mình là một người tồi tệ.”
“Mình cần phải thay đổi bản thân để được chấp nhận.”
Làm thế nào chúng ta đã hình thành những tổn thương đó?
Trong Giáo lý của đạo Thiên Chúa, “tổn thương cốt lõi” được đề cập dưới dạng “tội lỗi ban đầu” (original sin). Tuy nhiên, khi loại bỏ các khía cạnh giáo lý liên quan đến khái niệm này, chúng ta có thể nhận ra rằng “tội lỗi ban đầu” làm nổi lên những tổn thương sâu sắc bên trong chúng ta và cách các vấn đề như sai lầm thế hệ, từ chối bản thân, tự ti và căm ghét bản thân được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những tổn thương cốt lõi của chúng ta thường bắt nguồn từ tuổi thơ. Khi còn nhỏ, chúng ta được tự do, cho đến một thời điểm nào đó khi bị hạn chế. Khi nhận thức dần dần phát triển, chúng ta đối mặt với sự kiểm soát từ phía cha mẹ, người lớn và bạn bè. Nhưng chúng ta cũng bắt đầu phải đối mặt với sự phản đối và phạt để thể hiện bản thân, để có cảm xúc, suy nghĩ, quan tâm và nhu cầu riêng. Và vì thế, các tổn thương cốt lõi bắt đầu hình thành.
Khi những tổn thương bắt đầu xâm nhập vào tâm hồn qua các giai đoạn từ tuổi thơ, thanh thiếu niên đến người trưởng thành, chúng ta cũng bắt đầu tạo ra các rào cản để tự bảo vệ khỏi sự tổn thương từ người khác. Mặc dù trong nhiều trường hợp điều này bảo vệ chúng ta, nhưng cuối cùng, nó cũng làm chúng ta bị giam giữ bên trong, ngăn chúng ta có thể thực sự tự do và sống cuộc sống bình thường với mọi người xung quanh.
Những tổn thương này cũng là nguyên nhân chính của sự mệt mỏi mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày, làm cạn kiệt năng lượng và hạn chế khả năng của chúng ta. Chúng nhắc nhở chúng ta trân trọng những khoảnh khắc một mình, những lúc thoát ra khỏi những lời nói dối làm vỏ bọc cho những tổn thương sâu thẳm bên trong mà chưa bao giờ được chữa lành.
12 biểu hiện cho thấy bạn đang trải qua loại tổn thương này:
1. Bạn bắt đầu quan hệ với hy vọng tìm thấy những gì mình đang thiếu trong người khác.
2. Bạn thường cảm thấy thiếu về mọi mặt và thường nghĩ: “Mình chưa đủ”, “Mình không hoàn thiện”, “Mình thiếu hấp dẫn”, “Mình không đáng chú ý với người khác”, “Mình thực sự bất lực” và “Mình là kẻ thất bại”.
3. Bạn luôn cảm thấy bị bỏ rơi, trách móc hoặc cảm thấy bị phản bội.
4. Bạn có thái độ cầu toàn (ví dụ, bạn chỉ cảm thấy tự tin khi có kết quả từ công việc bạn làm, chứ không phải từ ý định của bạn).
5. Bạn gặp phải chứng lo âu kinh niên. Điều này xảy ra khi bạn dự đoán trước những cảm xúc đau đớn của mình về việc cảm thấy không xứng đáng - điều mà bạn sâu thẳm trong lòng tin là đúng.
6. Bạn mắc phải những sai lầm quen thuộc trong các mối quan hệ. Điều này là do bạn bị mắc kẹt trong cách suy nghĩ quen thuộc và không đủ dũng cảm để thay đổi.
7. Bạn cảm thấy hạnh phúc trong sự đau khổ của mình vì đó là cách thu hút sự chú ý của người khác thông qua sự đồng cảm.
8. Bạn có một bóng dáng của bản thân mình mà chưa khám phá sâu hơn.
9. Bạn hành động không đúng với bản chất thực sự của mình. Bạn làm như vậy chỉ để được người khác chấp nhận.
10. Bạn thường cảm thấy tê liệt về cảm xúc bên trong, như mọi thứ đều trở nên vô nghĩa và bạn mất kết nối với bản thân. “Không cảm thấy gì cả” là cách phòng thủ tối ưu nhất của bạn.
11. Bạn là người tự chỉ trích nặng nề nhất đối với bản thân (bạn luôn tự nhắc mình là kẻ thất bại như thế nào).
12. Bạn luôn cảm thấy cô đơn và không thể hòa nhập với bất kỳ ai. Thay vì tôn trọng sự đa dạng của bản thân và xem đó như một cơ hội, bạn lại coi đó như một lời nguyền.
Khi tổn thương của bạn lớn lên, bạn càng mất kết nối với tâm hồn. Hiện tượng này thường lan truyền sang những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em (nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất) như một loại vi khuẩn.
Các dạng tổn thương cốt lõi
Dưới đây là danh sách các dạng tổn thương cốt lõi được theo sau bởi niềm tin cốt lõi mà chúng tạo ra:
- Bị bỏ rơi (“Tôi bị bỏ lại sao?”, “Tôi không đáng để quan tâm”, “Tôi là một kẻ vô dụng”).
- Bị phản bội (“Tôi không xứng đáng”, “Tôi là một kẻ thất bại”, “Tôi không giá trị”).
- Bị lạm dụng cảm xúc/tinh thần/tình dục/thân thể (“Tôi thật xấu xí”, “Tôi chỉ xứng đáng với những thứ tồi tệ”, “Tôi thường mất kiểm soát”, “Tôi xứng đáng bị trừng phạt”).
- Bị chối bỏ (“Tôi đáng xấu hổ”, “Tôi là một người tồi”, “Tôi không đáng được yêu thương”, “Tôi phải hoàn hảo”, “Tôi sẽ không thuộc về ai cả”).
Danh sách này không liệt kê tất cả mà chỉ nhấn mạnh những dạng tổn thương cảm xúc phổ biến nhất mà mọi người gặp phải. Bạn có cảm thấy bất kỳ mối liên hệ nào với bản thân mình không?
Cách phát hiện tổn thương cốt lõi của bản thân
Các tổn thương ảnh hưởng chúng ta nhiều nhất thông qua việc ta thể hiện một hình ảnh giả tạo với thế giới. Mặt này chúng ta tỏ ra quan trọng, nhưng mặt khác chúng ta tin rằng mình không xứng đáng, thiếu hấp dẫn và tồi tệ.
Chúng ta cần tỉ mỉ dò xét những tổn thương của mình, làm cho chúng hiện lên rõ ràng và không để chúng bị vùi lấp cho đến khi chúng được chữa lành. Chúng ta nên bắt đầu quá trình này bằng cách trung thực với chính mình. Điều quan trọng là không tránh né cảm xúc thật và dần dần tích luỹ sự dũng cảm để đối mặt với những tổn thương cũng như nhận ra về những lỗi của mình.
Một vị thầy vĩ đại đã từng nói: “Rồi bạn sẽ hiểu sự thật, và sự thật sẽ đem lại cho bạn sự tự do.” Chỉ khi bạn thực sự nhận ra tổn thương và cách bạn đã thừa kế “tội lỗi ban đầu” và niềm tin rằng mình không xứng đáng, bạn mới có thể tìm ra cách để vượt qua chúng. Chỉ bằng cách tha thứ cho những điều đã kiềm hãm bạn từ bên trong, bạn mới thực sự được tự do.
Dưới đây là một số phương pháp có thể hiệu quả để khám phá tổn thương bên trong bạn, hầu hết đều xoay quanh câu hỏi “Tại sao?”
1. Sử dụng cảm xúc như một chiếc neo.
Một cách hữu ích để khám phá tổn thương là tận dụng một cảm xúc tiêu cực bất kỳ như một chiếc neo để kéo bạn sâu vào bên trong mình và từ đó khám phá những gì bạn đang trải qua, thời điểm nó hình thành, và nguyên nhân tại sao bạn cảm thấy như vậy.
Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy rất lo lắng, bạn có thể tận dụng cảm giác đó để khơi gợi bản thân khám phá câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”, theo dõi quá trình phát triển của cảm giác đó và có thể sẽ phát hiện ra rằng lo lắng đó là hậu quả của một nỗi buồn sâu xa. Từ đó, bạn sẽ bắt đầu khám phá nỗi buồn, tìm hiểu nó bắt nguồn từ đâu. Có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng nỗi buồn đó xuất phát từ cảm giác như bạn đã làm điều gì đó sai lầm. Sau đó, bạn có thể tìm hiểu vì sao làm sai lại khiến bạn cảm thấy tồi tệ như vậy. Kết quả là bạn nhận ra mình cảm thấy không xứng đáng: “Mình là một kẻ thất bại”.
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho vô số cảm xúc và sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra một biểu hiện rõ ràng giúp bạn tiếp cận được một loại tổn thương sâu kín bên trong.
2. Tỉnh thức về cơ thể (
Tỉnh thức về Cơ thể)
Tỉnh thức về cơ thể cơ bản là việc dừng lại để khám phá toàn bộ mệt mỏi và bệnh tật trên cơ thể. Bạn có thể đặt nhắc nhở trên điện thoại hoặc lịch làm việc, hoặc đơn giản chỉ cần dừng lại và đánh giá cơ thể mình mỗi khi cảm thấy không thoải mái.
Ví dụ, bạn cảm thấy tim đập nhanh, tay đổ mồ hôi khi đứng trước người khác, bạn có thể thực hiện việc khám phá cảm giác này ngay lập tức hoặc sau khi không còn cảm thấy như vậy nữa. Bạn có thể phát hiện ra rằng tim đập nhanh và tay đổ mồ hôi là do căng thẳng khi gần người khác. Tiến xa hơn, bạn hỏi vì sao mình có cảm giác như vậy, và có thể nhận ra rằng mình lo lắng về cách người khác nghĩ về mình. Nếu tiếp tục, bạn có thể khám phá ra những niềm tin sâu kín bên trong mình như:
“Mình là một kẻ ngốc”.
“Mình không đáng được chấp nhận”.
“Mình thật đáng xấu hổ”.
Tỉnh thức cơ thể nên được thực hành sau khi chúng ta đã học được cách hoàn toàn thư giãn cơ thể, có thể thông qua việc tắm nước ấm vào buổi tối hoặc tập thiền. Nếu không làm như vậy, cơ thể vẫn giữ nguyên trạng thái căng thẳng, làm cho chúng ta khó nhận ra được những thay đổi về mặt vật lý diễn ra trên cơ thể.
3. Yên lặng và quan sát nội tâm
Kỹ thuật cuối cùng này thực hiện khá đơn giản và chỉ cần chúng ta dành thời gian để ở một mình mỗi ngày.
Cách thực hiện dễ nhất trong thời gian yên lặng này là ghi lại suy nghĩ, cảm xúc của bạn vào một cuốn sổ nhật ký. Đây là phương pháp hiệu quả cho những người thích học thông qua âm thanh và hình ảnh vì bạn có thể sử dụng cơ chế của việc ghi chú và vẽ để quan sát nội tâm của mình.
Ví dụ, bạn có thể ghi lại vào cuốn sổ của mình như sau:
Hôm nay một người bạn đã vô tình khiến tôi buồn, thậm chí tức giận và cảm thấy bất an khi cô ấy nói câu: “Tớ nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình.”
Sau đó, bạn có thể thăm dò cảm giác này theo cách sau:
“Tớ nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân mình.”–> (Tại sao?) –> Khiến tôi cảm thấy xấu hổ –> (Tại sao?) –> Khiến tôi cảm thấy thảm hại –> (Tại sao?) –> Khiến tôi cảm thấy không xứng đáng = Câu nói gợi cho tôi cảm giác tồi tệ về bản thân (“Mình không xứng đáng được hạnh phúc”)
Có rất nhiều cách để khai mở các tầng sâu bên trong bạn thông qua thời gian yên lặng và quan sát nội tâm như sử dụng biểu đồ Ven, tháp suy tưởng hay tự thoại nội tâm.
Các phương pháp này mong muốn sẽ hỗ trợ bạn trong việc phát hiện các tổn thương cốt lõi của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khai mở tổn thương không phải là mục tiêu cuối cùng của hành trình này. Bạn cần thay thế những tổn thương đó bằng tình yêu với chính mình. Để làm điều đó, hãy học cách yêu thương bản thân.