Đại dịch đã làm mất đi phần lớn cuộc sống xã hội mà chúng ta yêu thích.
Hôm nay, bạn nhận được một tin nhắn từ người bạn: Sao nếu chúng ta gặp nhau cuối tuần này?
Trước đây, chỉ cần vài giây để nhìn màn hình và trả lời ngay lập tức với một biểu tượng cười. Thế giờ thì sao? Ở đâu và khi nào chúng ta gặp nhau?
Nhưng bây giờ, bạn cảm thấy do dịch bệnh mà bắt đầu phải suy nghĩ về mọi thứ; từ nơi gặp gỡ, những người tham dự, cho đến việc mặc gì. Việc ra khỏi nhà trở nên khó khăn, và ghế sofa êm ái ở nhà khiến bạn muốn từ chối cuộc hẹn đó.
Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Xin chào với một thế giới mới của lo âu xã hội được gọi là 'thiếu hụt sự giao tiếp xã hội', chủ yếu do các biện pháp phong tỏa dài hạn vì đại dịch, học và làm việc từ xa, cảm giác cô đơn và lo lắng về sức khỏe và an toàn.
Ngày càng ít sự kiện cộng đồng dẫn đến việc ít tiếp xúc hằng ngày, làm suy yếu tâm trạng và tạo ra cảm giác cô đơn. Những giao tiếp nhỏ nhặt - như lời chào hỏi, nụ cười và cử chỉ - là yếu tố quan trọng nuôi dưỡng tâm hồn và tạo ra mối quan hệ tốt hơn. Hãy tưởng tượng việc đi xe buýt, trò chuyện với ai đó trên phố hay trong cửa hàng - bất cứ nơi nào, đều giúp chúng ta trở nên lịch sự và thông cảm.
Nếu thiếu sự tiếp xúc đó, kĩ năng xã hội của chúng ta sẽ suy yếu. Chúng ta có thể cảm thấy xa lạ với người khác, dễ ngại và kín đáo hơn, và thậm chí không muốn gặp gỡ bạn bè. Bắt đầu một cuộc trò chuyện có thể trở nên khó khăn khi bạn đã lâu không ra khỏi nhà. Ai muốn thảo luận về số liệu thống kê Covid mới nhất?
Lo âu xã hội là một vấn đề riêng biệt
Lo âu xã hội có thể được điều trị và thường biểu hiện qua sự sợ hãi, lo lắng và tránh xa các mối quan hệ cá nhân và môi trường làm việc. Người bệnh thường tỏ ra rất tự ti và sợ hãi về việc bị đánh giá tiêu cực. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây đau khổ lớn.
Không nên nhầm lẫn lo âu xã hội với những vấn đề xã hội khác do đại dịch Covid. Đối với hầu hết mọi người, nó thể hiện qua sự tự ti, tránh xa giao tiếp và cảm thấy buồn chán với các sự kiện xã hội.
Đại dịch đã làm thay đổi hành vi xã hội - một nghiên cứu ở Anh cho thấy thời gian ở nhà của mọi người tăng từ 7 đến 10%. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục khi nhiều người chọn làm việc từ xa và giảm thiểu các hoạt động xã hội do giãn cách hoặc vì - như một bệnh nhân của tôi nói - giao tiếp xã hội chẳng khác gì một 'công việc nặng nhọc'.
Về mặt tâm lý, người hướng ngoại có thể trở nên 'lười' giao lưu xã hội trong thời gian Covid, trong khi người hướng nội hoặc những người mắc chứng lo âu lại coi đây là cơ hội tuyệt vời để ở nhà.
Điều quan trọng là bạn cần xem xét sự thay đổi trong hoạt động xã hội của mình, liệu những thay đổi đó có lành mạnh không, ví dụ như sống đơn giản hơn, ít hối hả hơn, hay bị căng thẳng và lo âu dẫn đến sự thiếu sáng suốt, hoặc bắt đầu có những hành vi không lành mạnh.
Trong bối cảnh mới, chúng tôi mong đợi một sự thay đổi tích cực trong tình trạng xã hội hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là giữ vững kĩ năng xã hội của bạn, vì chúng tạo ra sự khác biệt trong các mối quan hệ và cách bạn tận hưởng cuộc sống.
Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn.
Hãy rèn luyện lòng bao dung của bạn
Khi bị người khác làm phiền, tránh né họ là điều tự nhiên. Nhưng hãy nghĩ lại, ít nhất còn có ai đó để làm phiền bạn - kể cả khi đó là đồng nghiệp không bao giờ xếp đĩa vào máy rửa bát. Bao dung là một kỹ năng giúp chúng ta sống hòa thuận với nhau, nhắc nhở rằng mỗi người có cái nhìn và quan điểm riêng. Và - nhớ rằng - bạn cũng có những sai lầm, tiếp xúc với người khác giúp bạn điều chỉnh chúng.
Gặp gỡ người khác giúp bạn cập nhật tình hình hiện tại.
Hoà mình vào đám đông, quan sát cách họ giao tiếp và sinh hoạt, xem họ mua vé xem phim, tận dụng thời gian rảnh, đối mặt với vấn đề - tất cả giúp bạn nắm bắt tình hình, thậm chí cảm thấy trẻ trung hơn. Đó là bức tranh thực tế về cuộc sống, chính xác hơn nhiều so với những gì bạn thấy trên mạng xã hội.
Tập trung vào việc trở thành người biết lắng nghe.
Có hai kỹ năng quan trọng trong giao tiếp - nghe và nói, trong đó lắng nghe là quan trọng hơn. Nếu bạn cảm thấy ngại ngùng khi trò chuyện hoặc không có gì thú vị để chia sẻ, bạn vẫn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách lắng nghe câu chuyện của họ và đặt câu hỏi hợp lý. Rất ít người lắng nghe giỏi - hãy cố gắng trở thành một trong số họ.
Đóng góp của bạn rất quan trọng.
Đúng vậy, thế giới trực tuyến thật tuyệt vời (hoặc ít nhất thì một phần của nó khá tuyệt). Nó đã giúp chúng ta vượt qua đại dịch toàn cầu theo nhiều cách. Nhưng không gì có thể thay thế được sự tương tác trực tiếp giữa con người với nhau – sự tiếp xúc thực tế. Bước ra thế giới, chỉ cần một nụ cười, một cuộc trò chuyện, một sự giúp đỡ, bạn đã có thể làm cho cuộc sống của ai đó tốt đẹp hơn. Và kết quả? Những điều tốt đẹp bạn làm cho người khác cũng làm cho cuộc sống của chính bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Hãy mở rộng cuộc sống của bạn, đừng thu hẹp nó lại.
Ảnh hưởng tồi tệ nhất của bất kỳ chứng lo âu nào là nó thu hẹp cuộc sống của chúng ta, khiến chúng ta né tránh thử thách, trải nghiệm ít hơn, gặp gỡ ít người hơn, và làm ít hơn khả năng của mình. Vì vậy, hãy nói 'có' với ít nhất một vài lời mời giao lưu. Luôn sẵn sàng đón nhận những trải nghiệm mới. Tự thúc đẩy bản thân một chút. Và luôn luôn - khi có thể - chọn một cuộc sống vĩ đại hơn là một cuộc sống tầm thường.
Tác giả: Karen Nimmo
Dịch giả: Thanh Bình
Biên tập: Hùng Phát
Nguồn hình ảnh:
Liên kết bài gốc: https://www.betterhelp.com/advice/depression/why-are-the-signs-of-depression-in-men-different-than-in-women/