Taylor Swift từng nói: “Trong truyện cổ tích, chúng ta thường dễ dàng phân biệt được kẻ xấu là ai. Họ luôn mặc áo choàng đen, dễ nhận diện.... Nhưng khi lớn lên, ta nhận ra kẻ xấu không phải lúc nào cũng mặc áo choàng đen, họ có thể rất dễ thương, cuốn hút và có mái tóc lạ mắt”.
Hệ thống đa cấp cũng tương tự. Nó không xuất hiện với dòng chữ “tôi đang lừa bạn”. Nó rất hấp dẫn, truyền cảm hứng và cho bạn niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
Con Chuột Không Thấy Cái Bẫy Nguy Hiểm
Ding! Có tin nhắn mới.
Đó có thể là tin nhắn từ một người bạn cũ, một ai đó bạn quen thuộc bỗng nhắn tin hỏi bạn gần đây thế nào. Dù ban đầu không có gì bất thường (mặc dù có thể bạn thấy hơi lạ), nhưng bạn vẫn trả lời. Hai bạn nhắn tin qua lại, và người đó đề cập tới một cơ hội kinh doanh để bạn thử sức. Bạn không cần đầu tư vốn, có thể làm sau giờ học, và có cơ hội học hỏi và kiếm tiền. Chỉ cần kiên nhẫn và thông minh, bạn có thể kiếm được số tiền đáng kể khi còn là sinh viên.
Sau đó, những cụm từ như “tự do về tài chính”, “tự làm chủ cuộc sống” bắt đầu xuất hiện trong cuộc trò chuyện. Nghe thú vị quá, bạn cũng bắt đầu cảm thấy tò mò và muốn thử. Nhưng trong lòng vẫn có một cảm giác không ổn. Rồi người bạn đó nói tuần này sẽ có buổi hội thảo, bạn sẽ hiểu thêm về cách kiếm tiền. Bạn ấy có 2 vé và mời bạn đi cùng. Buổi hội thảo có vẻ thú vị, bạn nghĩ chỉ cần đến nghe rồi rời đi, nếu thấy không hợp thì thôi. Bạn đồng ý tham gia.
Và bạn đã đến buổi hội thảo.
Đó là một hội trường cực kỳ lớn, có lẽ chứa cả trăm người. Sân khấu rộng lớn, đèn sáng chói. Xung quanh là những người ăn mặc lịch sự và trang trọng, đang trò chuyện với nhau. Ai cũng trông thành đạt, hào hứng và đầy năng lượng tích cực. Không khí đó khiến bạn cũng bắt đầu phấn khích lên.
Một diễn giả bước lên sân khấu, giới thiệu về công ty và phát biểu đầy cảm hứng như sau:
“Thành công trong kinh doanh chỉ là vấn đề tư duy”
“Cơ hội kinh doanh có thể thay đổi thu nhập hiện tại của bạn”
“Tự tạo ra nguồn thu nhập”, “Hãy bắt đầu thay đổi cuộc sống của bạn, ngay lập tức”
“Không cần bằng cấp, chỉ cần đủ 18 tuổi là có thể kiếm được thu nhập từ 8 đến 12 triệu mỗi tháng”
Những cụm từ này lại trở nên phổ biến: “tự do về tài chính”, “thu nhập khủng”, “tự làm chủ”, “thu nhập passif”.
Đám đông phấn khích mỗi khi nghe thấy chúng. Họ reo hò, đứng lên vỗ tay và hò khẩu hiệu theo người dẫn chương trình. Bạn cũng đang cảm thấy phấn khích, bắt đầu mơ tưởng về số tiền có thể kiếm được, tưởng tượng những gì bạn có thể làm, mua được nếu có một khoản tiền hàng chục triệu trong tay.
Và rồi họ xuất hiện.
Những người có thành tích xuất sắc trong công ty được tôn vinh với những lời khen ngợi. Họ, những người có thu nhập khủng, bắt đầu phát biểu. Họ giới thiệu về quá trình từng là bình thường, thu nhập chỉ vài triệu mỗi tháng. Lúc đó, họ là những người mẹ đơn thân, người cha mất việc, sinh viên bỏ học để kiếm tiền, và những trường hợp khác.
Khi họ chia sẻ hành trình thành công của mình, màn hình lớn phía sau liên tục chiếu những hình ảnh của những người này. Hình ảnh của họ đi du lịch nước ngoài cùng gia đình, những ngôi nhà biệt thự, siêu xe, và các chuyến du lịch hàng năm của công ty dành cho những người xuất sắc nhất.
“Tôi bắt đầu từ điểm xuất phát không khác gì mọi người ngồi đây. Tôi làm được, bạn cũng có thể làm được”.
Bạn bắt đầu so sánh bản thân với họ. Dường như không cần có trình độ cao cũng có thể kiếm tiền, họ làm được thì sao mình không làm được. Dù gì cũng không mất gì nếu tham gia...
Bạn tự đặt ra lời nhủ để suy nghĩ thêm. Mặc dù vẫn có một cái gì đó không ổn, bạn bắt đầu cảm thấy cơ hội này hấp dẫn hơn sau khi tham dự buổi hội thảo. Bạn lướt qua trang cá nhân của người bạn đã giới thiệu, và thấy nhiều câu nói đầy cảm hứng, những bức ảnh sang trọng, tự tin, làm việc từ quán cà phê, tại nhà, các bữa tiệc công ty, v.v
Ngày càng thấy bị thuyết phục hơn. Cơ hội này mang lại hy vọng mới cho bạn. Nó sẽ giúp bạn đạt được ước mơ sớm hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đó của bạn. Dù gì cũng không mất gì nếu tham gia...
Người bạn ấy lại nhắn tin hỏi thăm, hỏi xem bạn đã quyết định chưa. Mặc dù vẫn cảm thấy không hoàn toàn đúng, bạn vẫn chọn tin vào lời hứa về một cuộc sống tốt hơn.
Bạn đồng ý tham gia.
Hãy cùng cầu nguyện cho nhân vật chính trong câu chuyện trên có thể thoát khỏi công ty đó thành công. Không có “kết thúc hạnh phúc” cho những ai tham gia vào đa cấp, đặc biệt là những người ở vị trí thấp nhất trong mô hình kim tự tháp của các công ty đa cấp.
Đa cấp sẽ không xuất hiện trước mặt bạn với bộ mặt thật của nó. Thay vào đó, nó sẽ đến dưới hình thức một “cơ hội kiếm tiền lớn”, hoặc một cách để “làm việc linh hoạt”, và “đem gia đình bạn tới với tự do tài chính”, được trang trí đẹp mắt và ngụy trang dưới lớp vỏ của lời mời hấp dẫn.
Khi đa cấp tìm đến bạn, nó sẽ không gửi một người lạ đến gặp bạn, mà là người quen thân thiết như bạn bè, người trong gia đình, hàng xóm, hoặc những người bạn yêu thương. Thông điệp luôn là cơ hội và hy vọng để thay đổi cuộc sống, biến ước mơ thành hiện thực. Đa cấp có thể hóa thân thành bất cứ điều gì chúng ta mong muốn, ngoại trừ bản chất thật sự của nó.
Kiểu tư duy này mình lần đầu đọc được trong một bài viết về sinh viên của anh Vũ Đức Trí Thể.
Mong muốn có kết quả ngay lập tức mà không muốn bỏ công sức”.Đa cấp - hệ thống đã được sinh ra, tồn tại và trở nên khổng lồ như ngày hôm nay cũng nhờ vào việc khai thác kiểu tư duy này.
Vì sao sinh viên lại dễ bị hấp dẫn bởi đa cấp như vậy? Theo người viết, có thể là do những lý do sau:
Khao khát trải nghiệm, nhưng thiếu kinh nghiệm đời sống đầy đủ
Khát khao kiếm tiền, trở nên giàu có khi còn trẻ
“Trúng tuyển” rất dễ, mức thu nhập hứa hẹn cao hơn so với các công việc làm thêm khác thường thấy
Không cần “vốn đầu tư” lớn, hoặc chỉ cần vài triệu thôi
Hãy xem xét trả lời hai câu hỏi sau đây:
Bạn làm công việc gì chính?
Khi tham gia mô hình đa cấp, bạn thường phải thực hiện hai nhiệm vụ chính: bán hàng và mời người dưới (downline). Thu nhập của bạn chủ yếu đến từ hai nguồn này.
Nếu mô hình đa cấp yêu cầu bạn phải mua hàng hoặc đóng phí tham gia, đây là dấu hiệu nguy hiểm. Có thể công ty chỉ kiếm tiền từ việc mời thêm người tham gia. Khi tham gia, bạn phải chi tiền và đó là nguồn thu cho người đã giới thiệu bạn (đây là cấp trên của bạn - upline) cũng như cấp trên của họ.
Bạn có bị ép buộc phải suy nghĩ giống họ không?
Văn hóa của mô hình đa cấp thường khuyến khích sự lạc quan và tư duy tích cực, nhưng có thể trở nên quá mức. Các câu khẩu hiệu tích cực thường là phần quan trọng của quá trình đào tạo nhân viên.
Nếu bạn chưa đạt được thành công? Đó là vì bạn chưa nỗ lực đủ. Hãy tránh xa những người bạn tiêu cực và không để ý đến những ý kiến phản đối từ gia đình. Họ có thể chỉ đang ganh tị hoặc không hiểu rõ về mô hình này thôi.
Hãy tiếp tục suy nghĩ tích cực và chia sẻ những thành công của bạn trên trang cá nhân. Khi đó, thành công sẽ đến với bạn. Nếu vẫn không thành công? Lỗi là ở bạn, bạn chưa cố gắng đủ.
Mô hình đa cấp rất hấp dẫn với sinh viên. Nhiều bạn sinh viên cảm thấy mô hình này dễ dàng tham gia và có thể kiếm được nhiều tiền.
Mô hình đa cấp sẽ không biến mất, ít nhất trong một thời gian tới. Bởi lòng tham còn tồn tại, mô hình đa cấp cũng sẽ còn. Thậm chí, nó còn trở nên phức tạp hơn, khiến cho những người mới tham gia khó nhận biết. Để theo kịp xu hướng, mô hình đa cấp hiện nay đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như cấp vốn khởi nghiệp, Forex, v.v để lôi kéo sinh viên.
Các bạn sinh viên cần nắm vững kiến thức trước khi tham gia bất kỳ cơ hội nào. Hãy cẩn thận với 'mật ngọt chết ruồi'.