Cảm giác trống trải tồn tại ngay trong lòng bạn, nhưng bạn không nhận ra nó đã hiện hữu từ khi nào. Đó có thể là nỗi buồn, hoặc là sự u uất, thậm chí cảm giác buồn chán. Đôi khi nó kết hợp từ mọi điều đó. Dù cảm xúc này không hiếm, nhưng mỗi người lại gọi nó bằng một cách khác nhau. Nhưng điều quan trọng là nó thật. Dù nó có mạnh mẽ đến đâu, chúng ta vẫn có cách để kiểm soát.
Khám phá sâu hơn vào cảm giác này không phải là điều dễ dàng, nhưng nó là khả thi và là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề. Cảm giác trống trải có thể chỉ kéo dài vài ngày và tự tan biến. Nhưng nó cũng có thể kéo dài lâu hơn, khoảng hai tuần hoặc hơn. Trong trường hợp đó, bạn nên xem xét tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.
Tại sao chúng ta cảm thấy trống rỗng?
Cảm giác mơ hồ đôi khi giống với cảm giác cô đơn, hoặc lo lắng về mục tiêu trong cuộc sống, hoặc cảm thấy thiếu động lực để đạt được điều gì đó trong cuộc sống. Mọi người đều có lúc cảm thấy trống trải trong lòng. Cảm giác này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm thay đổi hormone, mất việc làm hoặc buộc phải cách ly xã hội trong mùa dịch. Bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi suy ngẫm về bản thân hoặc cuộc sống đều có thể gây ra cảm giác trống rỗng tạm thời. Mặc dù không phải lúc nào cũng đúng, nhưng cảm xúc này có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm thần như trầm cảm, rối loạn tâm thần kép hoặc rối loạn lo âu sau chấn thương. Chỉ có các chuyên gia có kiến thức chuyên môn mới có thể dự đoán chính xác tình trạng của bạn. Nhưng nếu luôn cảm thấy như vậy, điều gì sẽ xảy ra?
Mất Kết Nối Với Bản Thân
Thỉnh thoảng, người ta có thể mất liên lạc với chính bản thân mình mà không có gì lạ. Việc hiểu biết về chính mình chưa đủ sâu sắc có thể dẫn đến cảm giác trống trải. Một số người gọi điều này là “sống mà không có mục tiêu”. Điều này ám chỉ rằng bạn chưa thể nhận biết rõ bản thân mình là ai và muốn trở thành người như thế nào. Thiếu mục tiêu cụ thể hoặc ước mơ có thể dẫn đến sự mơ hồ. Mất liên lạc với bản thân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như mối quan hệ chi phối hoặc công việc gặp quá nhiều khó khăn.
Những vấn đề chưa được giải quyết trong quá khứ
Đôi khi, cảm giác trống trải có thể liên quan đến việc chưa giải quyết triệt để những vấn đề đau buồn trong quá khứ, như những trải nghiệm đau buồn từ thời thơ ấu hoặc bị bỏ rơi bởi gia đình. Khi chúng ta không chia sẻ hoặc tìm cách giải quyết những vấn đề đó trong thời gian dài, những cảm xúc đó có thể tồn tại trong chúng ta và tìm cách thoát ra ngoài. Dù đau đớn đến mức nào, việc nói ra và tìm cách xử lý là cần thiết để tiến bộ và vượt qua quá khứ.
Thiếu quan tâm chăm sóc bản thân
Một số người đặt việc quan tâm lo lắng cho người khác lên hàng đầu, và đặt nhu cầu cá nhân sang một bên trong thời gian dài. Kết quả là, họ cảm thấy trống trải và không có gì nghĩa làm. Họ cho rằng chỉ cần nhìn thấy người khác hạnh phúc làm họ hạnh phúc. Tuy nhiên, họ cần nhớ rằng việc tự chăm sóc bản thân là quan trọng không kém. Mọi người đều cần sự quan tâm và chăm sóc, bao gồm cả bản thân. Thường thì, khi các nhu cầu cá nhân được đáp ứng, bạn mới có thể giúp đỡ người khác.
Thiếu mối quan hệ thân thiết
Nghiên cứu của Harvard về phát triển người trưởng thành, một trong những nghiên cứu lâu đời nhất về cuộc sống của người lớn, đã chỉ ra rằng duy trì các mối quan hệ thân thiết và đáng tin cậy là quan trọng nhất. Quan trọng không phải số lượng mối quan hệ mà là chất lượng của chúng. Sự gắn kết cảm xúc, sự hỗ trợ, lắng nghe và đồng hành đều quan trọng. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong này sẽ làm cuộc sống trở nên trống trải và cô đơn.
Cảm giác trống rỗng có tương đồng với trầm cảm không?
Trầm cảm là một vấn đề về tâm thần bao gồm các triệu chứng như:
- Thiếu năng lượng và động lực, luôn cảm thấy buồn, cảm thấy tuyệt vọng, ngủ nhiều hoặc ít, khó tập trung, không thể tận hưởng hoạt động hoặc mối quan hệ, cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng.
Theo Ashley Eder, LPC, một nhà trị liệu tâm lý ở Boulder, Colorado, cảm giác trống rỗng hoặc tê liệt cảm xúc có thể là dấu hiệu khác của trầm cảm. Thực tế, một số người chống chọi với trầm cảm thường cảm thấy trống rỗng hơn là buồn bã. Eder giải thích: “Loại cảm giác trống rỗng thường đi kèm với việc họ không quan tâm, không có hứng thú hoặc động viên bởi bất kỳ điều gì trong cuộc sống”. Tuy nhiên, không phải lúc nào cảm giác trống rỗng cũng là biểu hiện của trầm cảm. Để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đến các chuyên gia về tâm thần. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng của mình và đề xuất những giải pháp phù hợp để cảm thấy tốt hơn.
Làm thế nào để vượt qua cảm giác này?
Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi nhận ra sự thay đổi trong bản thân, đó là điều tự nhiên. Nhận ra và xử lý cảm xúc này là bước quan trọng đầu tiên để cải thiện tình hình. Nếu bạn cảm thấy như vậy, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia. Một nhà tâm lý có thể giúp bạn hiểu và giải quyết cảm xúc của mình một cách thích hợp nhất. Giải pháp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cảm xúc đó.
Hãy chấp nhận nhẹ nhàng cảm giác trống trải này
Nếu bạn cảm thấy trống trải như có một khoảng trống trong lòng, hãy thừa nhận nó một cách nhẹ nhàng. Nhớ rằng bạn đang cố gắng hết sức mình. Cảm thấy tội lỗi có thể xảy ra, nhưng đừng để nó ngăn cản bạn tìm kiếm sự giúp đỡ. Hãy bắt đầu bằng việc nhận ra và thấu hiểu cảm xúc của bản thân.
Dành thời gian cho bản thân hàng ngày
Khám phá cảm xúc hiện tại của bạn
Hẹn giờ kiểm tra cảm xúc mỗi 5 phút và ghi chép lại. Đừng chỉ tập trung vào những cảm xúc lớn lao, hãy chú ý đến những biểu hiện nhỏ nhặt của cảm xúc. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tìm kiếm trên Google để tìm hiểu thêm về danh sách cảm xúc.
Khám phá sự trống rỗng bên trong bạn
“Viết nhật ký có thể giúp bạn vượt qua cảm giác trống rỗng”, Slight nói. Cô ấy đưa ra một số câu hỏi để bạn tự hỏi mình, là bước đầu trong việc khám phá cảm giác trống rỗng mà bạn đang trải qua:
Mình có đang tự đánh giá bản thân hoặc so sánh mình với người khác không?
Mình có nói với bản thân những điều tích cực không? Hay mình có dễ chú ý đến những thất bại hoặc danh tiếng của mình?
Liệu cảm xúc của mình có được coi trọng trong các mối quan hệ, hay mình chỉ đang tự kìm nén bản thân lại?
Mình có đang chăm sóc tích cực các nhu cầu về thể chất và sức khỏe của mình không?
Đã bao giờ ta nghĩ đến việc lạm dụng thói quen để trốn tránh cảm xúc chưa?
Liệu ta đang quá tập trung vào nhu cầu của người khác không?
Liệu ta đang cố gắng chứng minh hay chiến thắng vì điều gì?
Liệu ta có tự trách mình hoặc cảm thấy tội lỗi về những điều ngoài tầm kiểm soát của mình?
Liệu ta có thể hiện lòng trắc ẩn với bản thân như cách ta thể hiện với bạn bè và gia đình không?
Kết nối với người khác
Khi ngồi lại và khám phá cảm xúc của mình, ta sẽ nhận ra việc kết nối với người khác mang lại nhiều lợi ích. Tiếp xúc với bạn bè và gia đình có thể làm ta cảm thấy tốt hơn, đặc biệt khi ta có thể chia sẻ với họ về tâm trạng của mình. Ta có thể kết nối thông qua các hoạt động xã hội, sở thích hoặc các lĩnh vực chung.
Luyện tập tự chăm sóc bản thân
Trầm cảm và buồn bã đôi khi khiến ta lơ là việc chăm sóc bản thân. Ta không nên cảm thấy xấu hổ về việc này, thay vào đó, ta cần tập trung vào việc quan tâm đến bản thân để tình trạng của mình được cải thiện. Ta có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản như bổ sung thức ăn dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục. Đói và mệt mỏi có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực của ta. Ta nên tìm những điều mang tính giải trí như viết nhật ký, một sở thích hoặc kích thích trí sáng tạo. Tỉnh thức và yoga là những biện pháp hỗ trợ cải thiện trạng thái tâm trí của ta.
Tự khen ngợi bản thân
Khi nào cần tìm sự giúp đỡ?
Đôi khi, cảm giác trống rỗng có thể làm nặng thêm tâm trạng tiêu cực của ta. Trong tình huống đó, ta nên tìm sự giúp đỡ từ người khác. Hành động đó 'trao cho ta quyền tự quyết và giải quyết vấn đề mà ta đang gặp phải', theo lời của Slight. Nếu ta có những triệu chứng của trầm cảm, khiến ta không thể duy trì cuộc sống bình thường và có ý định tổn thương bản thân cũng như người khác, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm thần.
Kết luận
Mặc dù cảm giác trống rỗng hoặc tê liệt cảm xúc là điều bình thường, nó có thể kéo dài 2 tuần hoặc lâu hơn. Thừa nhận cảm xúc của mình, bắt đầu tự chăm sóc và tìm kiếm ý kiến từ chuyên gia là những bước giúp bạn cảm thấy tốt hơn. “Dù bạn đang đối mặt với những mối quan hệ khó khăn, tổn thương hay thiếu mục tiêu và ý nghĩa trong cuộc sống, bạn vẫn xứng đáng trải nghiệm một cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa”, Slight chia sẻ.
Dịch thuật: Ý Thảo
Biên tập: Lynn
Nguồn ảnh: Pinterest + Dribbble
Link bài gốc: https://psychcentral.com/blog/stop-feeling-empty#How-to-stop-feeling-empty