Khoa Học Đằng Sau Sức Hấp Dẫn Của Những Ngôi Nhà Bí Ẩn, Chương Trình Thực Tế Kỳ Lạ, Và Cảm Giác Mạnh Mẽ.
Vào Thời Điểm Này Trong Năm (Halloween), Những Người Thích Cảm Giác Mạnh Có Thể Thưởng Thức Những Bộ Phim Kinh Dị, Nhà Ma Ám, Và Chương Trình “Giá Sốc, Nó Đủ Gây Sợ Hãi”. Nhưng Nếu Nỗi Lo Là Một Phản Ứng Tự Nhiên Đối Với Mối Đe Dọa, Hoặc Nguy Hiểm, Tại Sao Chúng Ta Lại Muốn Tìm Kiếm Cảm Giác Đó?
Tiến Sĩ Margee Kerr Là Một Nhà Xã Hội Học Tại ScareHouse, Một Ngôi Nhà Ma Ở Pittsburgh Đã Mất Cả Năm Để Chuẩn Bị. Cô Ấy Còn Giảng Dạy Tại Đại Học Robert Morris Và Đại Học Chatham, Và Cô Ấy Là Người Duy Nhất Tôi Biết Là “Chuyên Gia Về Cảm Giác Lo Sợ'. Tiến Sĩ Kerr Chính Là Một Chuyên Gia Trong Lĩnh Vực Nỗi Lo Sợ. Tôi Đã Trò Chuyện Với Cô Ấy Về Việc Nỗi Lo Là Gì, Và Tại Sao Một Vài Người Trong Chúng Ta Lại Thích Nó Đến Như Vậy.
Tại Sao Một Số Người Lại Thích Cảm Giác Lo Sợ, Trong Khi Số Khác Lại Không?
Không Phải Ai Cũng Thích Việc Lo Lắng, Và Tôi Không Nghĩ Rằng Nói Quá Khi Nói Không Ai Muốn Trải Qua Một Tình Huống Thực Sự Nguy Hiểm Đến Tính Mạng. Nhưng Có Một Số Thành Phần Trong Chúng Ta (Thực Ra Thì, Rất Nhiều Người Trong Chúng Ta) Thực Sự Thích Trải Nghiệm. Đầu Tiên, Sự Cao Trào Trong Cuộc Chiến Và Độ Cao Từ Máy Bay Có Thể Cảm Thấy Tuyệt Vời. Có Bằng Chứng Cho Thấy Đây Không Chỉ Là Sự Lựa Chọn Cá Nhân, Mà Còn Là Phản Ứng Của Não Bộ. Một Nghiên Cứu Mới Từ David Zald Đã Cho Thấy Rằng Con Người Phản Ứng Khác Nhau Trong Tình Huống Đầy Gay Cấn. Một Trong Những Hooc-môn Chính Giải Phóng Trong Những Hoạt Động Đáng Sợ Và Gay Cấn Chính Là Dopamine, Và Hoá Ra Một Số Cá Nhân Có Thể Bị Kích Thích Từ Phản Ứng Dopamine Hơn Những Người Khác. Theo Một Cách Đơn Giản, Não Bộ Của Một Số Người Thiếu Cái Mà Zald Đã Miêu Tả Là “Phanh' Giải Phóng Chất Dopamine Và Tái Hấp Thu Lại Trong Não. Điều Này Có Nghĩa Là Một Số Người Sẽ Thực Sự Thích Cảm Giác Gay Cấn, Lo Lắng, Và Những Tình Huống Nguy Hiểm Trong Khi Những Người Còn Lại Thì Không Nhiều Lắm.
Nhiều Người Cũng Thích Những Tình Huống Đáng Sợ Vì Nó Mang Lại Cảm Giác Tự Tin Sau Khi Vượt Qua. Hãy Nghĩ Về Lần Cuối Bạn Hoàn Thành Một Bộ Phim Kinh Dị, Hoặc Thăm Một Ngôi Nhà Ma. Bạn Có Thể Đã Nghĩ 'Đúng Vậy! Mình Đã Làm Được! Mình Đã Vượt Qua Nó!' Điều Này Có Thể Là Một Sự Động Viên Tinh Thần.
Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra Với Não Bộ Của Chúng Ta Khi Chúng Ta Sợ? Có Sự Khác Biệt Giữa Sợ 'Chơi' Và Sợ Thật Sự Không?
Để Thực Sự Tận Hưởng Trải Nghiệm Tình Huống Đáng Sợ, Chúng Ta Phải Biết Chúng Ta Đang Ở Một Nơi An Toàn. Tất Cả Chỉ Về Việc Kích Hoạt Phản Ứng Chiến-Hay-Chạy Để Trải Nghiệm Dòng Chảy Của Adrenaline, Endorphin, Và Dopamine.
Những Tính Chất Nào Của 'Những Thứ Đáng Sợ' Giống Nhau Trong Tất Cả Văn Hoá, Hay Nó Có Sự Khác Biệt Theo Từng Nền Văn Hoá?
Một Trong Những Thứ Thú Vị Nhất Khi Nghiên Cứu Về Nỗi Sợ Là Xem Xét Các Cấu Tạo Xã Hội Của Nỗi Sợ, Và Những Nỗi Sợ Đó Đã Được Trải Nghiệm So Với Những Nỗi Sợ Có Vẻ Là Bẩm Sinh Hơn, Hoặc Thậm Chí Là Di Truyền.
Mỗi Nền Văn Hoá Có Những Con Quái Vật Của Riêng Mình - Con Chupacabra (Nam Mỹ), Quái Vật Hồ Loch Ness, The Yokai (Quái Vật Siêu Nhiên Từ Truyện Cổ Nhật Bản), Alps (Sinh Vật Ác Mộng Của Đức) - Nhưng Chúng Đều Có Một Số Đặc Điểm Chung.
Một Điểm Chung Khác Giữa Quái Vật Trên Toàn Cầu Là Mối Quan Hệ Mập Mờ Của Chúng Với Cái Chết Và Cơ Thể. Con Người Bị Ám Ảnh Bởi Cái Chết; Chúng Ta Chỉ Đơn Giản Là Không Biết Những Gì Sẽ Xảy Ra Khi Chúng Ta Chết.
Một Số Ví Dụ Ban Đầu Con Người Tự Làm Mình Sợ Hãi Là Gì?
Con Người Đã Tự Làm Họ Sợ Hãi Và Gây Sợ Hãi Lẫn Nhau Từ Khi Mới Hình Thành Loài.
Một Ví Dụ Ưa Thích Của Tôi Về Khám Phá Niềm Vui Trong Sự Sợ Hãi Được Tìm Thấy Trong Lịch Sử Tàu Lượn Siêu Tốc.
Chúng Ta Không Chỉ Tận Hưởng Cảm Giác Mạnh Về Thể Chất - Những Câu Chuyện Về Ma Đã Được Kể Xung Quanh Lửa Trại Rất Lâu Trước Khi Chúng Ta Có Các Trại Hè.
Thế Kỷ 19 Cũng Mang Tiền Thân Của Ngành Công Nghiệp Thu Hút Ma Ám.
Một Niềm Tin Phổ Biến Là Nếu Bạn Gặp Ai Đó Lần Đầu Trong Một Hoàn Cảnh Đáng Sợ, Bạn Sẽ Cảm Thấy Gắn Bó Hơn So Với Nếu Bạn Gặp Người Đó Trong Một Tình Huống Ít Căng Thẳng Hơn.
Một Trong Những Lý Do Mọi Người Thích Halloween Là Vì Nó Mang Lại Những Phản Ứng Cảm Xúc Mãnh Liệt, Xây Dựng Mối Quan Hệ Và Những Kỷ Niệm Đáng Nhớ.
Nguồn: https://www.theatlantic.com/health/archive/2013/10/why-do-some-brains-enjoy-fear/280938/
Dịch Giả: Dung Nguyễn
Biên Tập: Mai
Minh Họa: Google