Những nỗi lo về truyền thông xã hội có thể liên quan đến sự lo sợ về thông điệp ẩn sau tiềm thức.
Trong những bài viết gần đây, Tiến Sĩ Dylan Selterman đã chia sẻ về khoa học niềm tin, thông tin và công nghệ internet, đặc biệt là mạng xã hội. Ông đã lập luận rằng phần lớn lo ngại về việc truyền bá thông tin sai lệch và việc tôn trọng những thuyết âm mưu trực tuyến không chính xác.
Có nhiều lí do giải thích cho vấn đề này. Các cuộc khảo sát cho thấy mọi người thường lo lắng khi thấy người khác dễ dàng bị lừa vì tin nguồn không đáng tin cậy, và chính các thuật toán trên mạng xã hội đã dẫn dắt người dùng đến những nội dung cực đoan hơn.
Tuy nhiên, những lo ngại này thường là không cơ sở, do thiếu hiểu biết và hiểu lầm về tâm lý học. Thêm vào đó, một số người dùng mạng xã hội có ý định điều chỉnh và kiểm soát niềm tin của mọi người.
Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Những nỗi lo phổ biến như vậy đến từ đâu? Hãy cùng xem xét một số nghiên cứu có thể cung cấp thêm thông tin cho chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mức độ sợ hãi đáng kể về việc số đông đang trở thành mục tiêu của việc kiểm soát tiềm thức ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Tại sao chúng ta lại cảm thấy sợ?
Thực tế, những niềm tin sai lầm về sức mạnh của thông điệp từ tiềm thức đã được đề cập trong cuốn sách của Scott Lilienfeld, 50 huyền thoại vĩ đại về tâm lý học phổ biến (50 Great Myths of Popular Psychology). Trong quyển sách này, tác giả đã viết về một nhân vật tên James Vicary, một chuyên gia tiếp thị, người tuyên bố đã thao túng mọi người trong rạp chiếu phim bằng cách hiển thị thông điệp trên màn hình trong tích tắc để thúc đẩy khán giả mua đồ ăn nhẹ. Sau đó, Vicary đã thừa nhận rằng việc thao túng đó là giả mạo, nhưng tuyên bố đó vẫn không ngăn được mọi người tin vào sức mạnh của thông điệp tiềm thức.
Nguồn: Google.com
Trong một lĩnh vực khác, nhiều người cũng lo lắng về việc giao tiếp thông qua tiềm thức qua nhạc rock, như những tác phẩm của Judas Priest, một ban nhạc Anh thành lập vào năm 1969 tại Birmingham. Nhiều người nghĩ rằng khi phát ngược lại các bài hát của ban nhạc này, họ sẽ nghe được các thông điệp của Satan có thể khiến mọi người có hành vi vô đạo hoặc tự tử. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở.
Nhiều người tin rằng tâm trí của họ đang bị chi phối thông qua thao túng tâm lý.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nỗi sợ hãi về thao túng tâm lý vẫn tồn tại và diễn ra rất phổ biến. Các nhà nghiên cứu như Magda Osman và Christos Bechlivanidis phát hiện ra rằng, ngoài các thông điệp tiếp thị, những người tham gia thử nghiệm còn lo lắng rằng họ đang bị thao túng một cách tự nguyện bởi các siêu thị, đại lý xe hơi, các chiến dịch chính trị, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà trị liệu và mạng xã hội.
Giống như các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về lý do tại sao nhiều người nghi ngờ rằng tâm trí của họ đang bị thao túng ngoài ý thức hoặc kiểm soát của họ. Một hình thức kiểm tra là đánh giá phản ứng của người tham gia đối với các tình huống như: 'Thiết kế mạng xã hội sao cho mọi người trải nghiệm và cảm thấy nó ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ.' Người tham gia thí nghiệm đã cho thấy niềm tin vào việc thông điệp tiềm ẩn hiệu quả trong việc thu hút mọi người mua sản phẩm.
Thực trạng này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về hệ tư tưởng văn hóa vào năm 2022. Sự nghi ngờ phổ biến về các công ty truyền thông xã hội và công nghệ internet, có thể bắt nguồn từ nỗi sợ liên quan đến vấn đề thao túng tiềm thức. Vì khi đó, mọi người đều tin rằng tâm trí của họ đang bị chi phối.
Tuy nhiên, vấn đề chính là những nỗi sợ này bắt nguồn từ sự hiểu lầm về cách tâm trí hoạt động thực sự. Trên thực tế, không ai có thể chi phối não bộ của người khác, và kiểm soát hoặc thao túng suy nghĩ của họ. Các câu chuyện về thần giao cách cảm và 'thủ thuật tâm trí của Jedi' là thuộc về khoa học viễn tưởng và ảo tưởng.
Thật trớ trêu khi nhìn nhận rằng các chuyên gia trong một số lĩnh vực, đặc biệt là những người trong ngành tiếp thị hoặc quảng cáo, những người lan truyền ý tưởng về việc thao túng khán giả đại chúng trong tiềm thức, hầu hết đều là những kẻ lừa đảo và tin tặc, nhưng họ lại không có nhiều bằng chứng để chứng minh cho ý tưởng của họ và nhìn chung không hiểu biết sâu về tâm lý học cơ bản. Tuy nhiên, nếu chúng ta tin vào những tuyên bố đó, chúng ta đang giúp họ kiếm lợi nhiều hơn mà không ý thức được.
Nguồn: Google.com
Một phần lý do khiến các công ty internet thu lợi nhuận cao là vì những người chạy quảng cáo trên nền tảng của họ tin rằng họ đã phát triển một số 'công thức bí mật' để tác động tâm lý người dùng. Điều này dẫn đến việc nhiều công ty kiếm lợi thông qua việc bán quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xã hội. Một lần nữa, có ít bằng chứng cho điều này.
Thực tế chỉ ra rằng hầu hết các chiến dịch quảng cáo nổi tiếng không đạt hiệu quả, với hơn 80% chiến dịch quảng cáo từ các thương hiệu ghi nhận lỗ vốn. Kết quả cho thấy các quảng cáo chính trị còn kém hơn nữa. Một số bài báo do Alexander Coppock dẫn đầu đã phát hiện rằng, các quảng cáo chính trị không hiệu quả trong việc ảnh hưởng đến sự ưa thích hoặc quyết định bầu cử của cử tri. Những kết quả này cho thấy việc thay đổi thái độ và hành vi của mọi người qua quảng cáo là điều vô cùng khó khăn.
Kết luận: Hãy nghi ngờ về thao tác tâm trí
Nếu người dùng thực sự nhạy cảm với các thông điệp tinh vi, việc chứng minh hiệu ứng thuyết phục bằng các thí nghiệm kiểm soát sẽ dễ dàng hơn. Nhưng thực tế, bằng chứng từ nghiên cứu không ủng hộ điều này, và chúng ta nên tiếp cận những tuyên bố về thao tác tâm trí với sự nghi ngờ lành mạnh thay vì tin tưởng mù quáng.
Nguồn: Google.com
Thật vui khi nhiều nhà khoa học đã mạnh dạn đặt câu hỏi về những quan niệm sai lầm phổ biến này. Arvind Narayanan và Sayash Kapoor, người điều hành một Substack có tên là AI Snake Oil, đã đề xuất những quan điểm mới và thông tin về hạn chế của công nghệ kỹ thuật số. Áp dụng những bài học đã chia sẻ ở trên, trước khi tin tưởng vào những tuyên bố này, hãy kiểm tra chúng. Tiến sĩ Dylan Selterman, tác giả bài viết khuyến khích rằng nên có nhiều tiếng nói hơn để công khai thách thức các giả định công cộng, về tính nhạy cảm của một người bình thường đối với ảnh hưởng tâm lý không mong muốn.