Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng các hiểu lầm về tính cách có thể ảnh hưởng đến cốt truyện cuộc đời của bạn.
CÁC KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG
Hiểu biết về bản thân có thể ảnh hưởng đến cách mọi người ghi nhớ những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của họ.
Những đặc điểm tính cách như sự nhạy cảm và sẵn lòng trải nghiệm có thể cho thấy cách mọi người nhận biết và chia sẻ ký ức của họ.
Đối mặt với các hiểu lầm cá nhân có thể giúp mọi người xây dựng một cái nhìn trung thực hơn về bản thân và quá khứ của họ.
Khi nhớ lại những sự kiện đã diễn ra trong cuộc đời, bạn nghĩ rằng điều gì quyết định những bước quan trọng đó? Bạn trả lời như thế nào khi được hỏi về bản thân? Bạn có thể chọn tập trung vào những sự kiện 'khách quan' như nơi bạn lớn lên và thời điểm tốt nghiệp. Hoặc, nếu tình huống đòi hỏi câu trả lời sâu sắc hơn, bạn có thể chia sẻ thêm về cảm xúc khi lớn lên trong gia đình hoặc yếu tố đã dẫn đến một số quyết định quan trọng trong cuộc sống.
Có lẽ bạn đã nhận ra rằng mỗi khi nhớ lại quá khứ, bạn tự động nói ra một số câu trả lời mà không cần phải suy nghĩ. Khi câu chuyện về bản thân bắt đầu hình thành, các chi tiết có thể thay đổi, nhưng nó vẫn giữ nguyên một số chủ đề hoặc khuôn mẫu nhất định.
Câu Chuyện Sống Của Bạn Phản Ánh Điều Gì Về Bạn?
Vài năm trước, ý tưởng về “câu chuyện cuộc đời” đã nảy sinh và mô tả nó như một cái nhìn sâu sắc vào nhận thức và bản tính cá nhân. Một số trải nghiệm trong cuộc sống của bạn có thể được gắn liền với những sự kiện khách quan như nơi bạn sinh ra và thời gian bạn sống. Tuy nhiên, có những trải nghiệm khác phản ánh bản tính của bạn. Đây là nơi mà cá tính của bạn bắt đầu hình thành.
Có những chủ đề nổi bật về bản tính có thể bắt nguồn từ các đặc điểm như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, nơi sống và tầng lớp xã hội. Ý nghĩa của những đặc điểm này có thể bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực xã hội. Bạn cũng có thể tạo ra các chủ đề dựa trên cách bạn định nghĩa bản thân. Tuy nhiên, liệu những chủ đề này có phản ánh đúng bản thân bạn không?
Trong một bài báo mới, William Dunlop - một nhà tâm lý học - và các nhà nghiên cứu từ trường đại học California Riverside đã so sánh sự đồng thuận giữa những đánh giá về câu chuyện cuộc đời của người khác và những đánh giá về tính cách mà người kể nghĩ về bản thân mình. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của yếu tố quyết định trong câu chuyện về bản tính.
Những lầm tưởng về bản thân có thể hình thành xung quanh các khoảnh khắc quan trọng và cách bạn tự đánh giá ảnh hưởng của chúng lên bản thân. Ví dụ, bạn có thể vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID-19 vì bạn coi mình là người lạc quan. Hoặc, bạn có thể chọn giữ lại thời gian cho bản thân vì bạn tin rằng mình là người hướng nội.
Những lầm tưởng này chỉ là một phần của câu chuyện bạn kể cho người khác. Tuy nhiên, liệu họ có thể nhìn ra bản chất thực sự của bạn qua câu chuyện đó không?
Nhận Diện Tính Cách Từ Những Câu Chuyện Cuộc Sống
Để đánh giá khả năng tự nhận biết tính cách từ câu chuyện cuộc đời của một số cá nhân, Dunlop và đồng nghiệp đã yêu cầu 402 sinh viên chưa tốt nghiệp (trung bình 19 tuổi) miêu tả những thăng trầm và bước ngoặt trong cuộc sống của họ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích những câu chuyện này để tìm ra các chủ đề tính cách nổi bật, như sự kiểm soát về sự kiện trong cuộc sống.
Sau đó, các thí nghiệm đã đánh giá tính cách của họ bằng cách sử dụng mô hình tính cách 5 yếu tố với câu nhận xét như 'Tôi thấy mình là một người nói nhiều' và 'Tôi thấy mình là một người sáng nắng chiều mưa.' Một nhóm nhỏ người quan sát không quen biết với các thí nghiệm tiếp tục đánh giá tính cách dựa trên nội dung của câu chuyện, sử dụng cùng một công cụ đánh giá tính cách.
Hãy tưởng tượng bạn tham gia vào nghiên cứu này. Thăng trầm và bước ngoặt trong cuộc đời của bạn là gì? Khi so sánh với các nhận xét đó, chúng có thể phản ánh phần trăm bao nhiêu về tính cách của bạn, hoặc ít nhất là sự nhận thức của bạn về tính cách của chính mình? Hãy suy nghĩ về những từ ngữ bạn đã sử dụng để kể câu chuyện của mình. Bạn có tin rằng có ai đó không quen biết bạn vẫn có thể hiểu được câu chuyện về bản thân bạn do chính bạn tạo ra không?
Dựa trên các phát hiện, ngay cả người lạ cũng có thể đưa ra đánh giá khá chính xác về tính cách của bạn thông qua câu chuyện này. Mối liên hệ giữa người tham gia và đánh giá của người quan sát, với +1,00 là cao nhất, dao động từ 0,48 đến 0,79 trên tất cả các điểm chính của câu chuyện.
Mối liên hệ cao nhất liên quan đến tính cách không ổn định cảm xúc cho thấy những người có xu hướng lo lắng, nghi ngờ về bản thân và phân vân dễ dàng được đánh giá dựa trên những từ ngữ họ sử dụng trong câu chuyện của mình. Ngược lại, những người mở lòng với trải nghiệm hoặc sẵn lòng ấp ủ tưởng tượng, thưởng thức nghệ thuật và chơi đùa với các ý tưởng có khả năng thường ẩn giấu đặc điểm tự nhận biết của họ trong câu chuyện.
Có thể bạn cho rằng những người có tính cách vô cùng mở cửa này sẽ dễ đánh giá nhất, nhưng thực tế không phải vậy. Vấn đề không phải là tính cách của họ, mà là cách họ kể câu chuyện của mình. Như Dunlop và đồng nghiệp đã nhấn mạnh: 'chúng tôi nhận thấy những người có xu hướng mở cửa cao thường ít tiết lộ những câu chuyện thông thường.' Khi nghe câu chuyện như vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy bối rối trước các sự kiện không phù hợp với trải nghiệm tiêu biểu. Hãy nhớ rằng các tham gia đều là sinh viên trẻ. Có thể kỷ niệm về tuổi thơ của họ không tập trung vào sự kiện tiêu biểu trường học-gia đình, mà là các sự kiện phản ánh sự phát triển nghệ sĩ hoặc âm nhạc của họ.
Thách Thức Những Lầm Tưởng Về Bản Thân
Trong phần kết luận của bài báo, các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Riverside đã nhận xét: 'Câu chuyện tiêu biểu cho một khía cạnh phổ biến của tương tác xã hội.' Bạn luôn kể câu chuyện của mình cho người khác, nhưng cũng kể nó cho chính mình. Nếu tính cách ảnh hưởng đến câu chuyện, câu hỏi vẫn là liệu những sự kiện bạn nhớ có phản ánh đúng với những trải nghiệm đó hay không.
Ví dụ, hãy nghĩ lại về một câu chuyện bạn có thể kể về ngày gặp nửa kia của mình. Bạn có thể nghĩ rằng bạn chủ động trong mối quan hệ đó. Nhưng người yêu của bạn sẽ nói gì về những khoảnh khắc đầu tiên của họ? Dù bạn biết rằng câu chuyện cuộc đời có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách, nhưng có thể tình hình đã thực sự ngược lại. Đến lúc xem lại câu chuyện bạn kể cho bản thân trong nhiều năm.
Với các thí nghiệm vẫn còn ở tuổi trưởng thành, câu hỏi vẫn còn mở như là câu chuyện có thể thay đổi khi có nhiều kinh nghiệm sống hơn. Khi tiếp tục kể lại câu chuyện, họ có thay đổi cách trình bày về bản thân không? Hay cách họ kể câu chuyện sẽ thay đổi dựa trên phản hồi từ việc so sánh với người quen? Có thể những người mở cửa sẽ giảm tính tưởng tượng trong lời kể của họ, hoặc những người với tâm trạng không ổn định sẽ che giấu tâm trạng bi quan của họ trong câu chuyện.
Tóm lại, nhận thức rằng lầm tưởng có thể ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận bản thân, và các sự kiện trong cuộc sống có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản tính của mình, về quá trình tiếp tục hoàn thiện khi bạn liên tục kết nối các sự kiện mới vào câu chuyện đang diễn ra.
Nguồn (trong bài viết)
Dunlop, W. L., Lee, D., McCoy, T. P., Harake, N., Wilkinson, D., Graham, L. E., & Miller, T. J. (2020). Những câu chuyện chúng ta kể, những danh tiếng chúng ta hình thành: Định danh kể chuyện và nhận thức về người. Tạp chí Nghiên cứu về Tính cách, 89. doi:10.1016/j.jrp.2020.104023
McAdams, D. P. (2015). Câu chuyện cuộc đời. Trong S. Krauss Whitbourne (Ed.), Bách khoa toàn thư về Thời thanh xuân và Tuổi già (pp. 1-4). Wiley-Blackwell.
Whitbourne, S. K.(1985). Xây dựng tâm lý của chu kỳ đời. Trong J. E. Birren & K. W. Schaie (Eds.), Sổ tay về tâm lý của tuổi già, 2nd Ed. New York: Van Nostrand Reinhold.
Tác giả: Susan Krauss Whitbourne
Nguồn: https://www.psychologytoday.com
Translator: Đông Đông
Editor: Jinie Đinh
Illustrator: behance.net