.
(nguồn: pinterest)
Khi tôi 15 tuổi, tôi thú nhận với gia đình về việc mình là người đồng tính để tìm sự chân thành và sự đồng cảm từ họ. Nhưng thay vì đó là những lời chỉ trích không ngớt. Họ ép tôi phải chuyển đến một nơi khác trong năm tới, che giấu bản tính và phải thú nhận trước bạn bè là mình là người đồng giới.
Vài tuần sau sinh nhật lần thứ 16, tôi cảm thấy thất vọng. Tôi viết một lá thư tạm biệt gửi tới người tư vấn tâm lý của mình, mua thuốc mà không cần đơn và mang chúng đến trường.
(nguồn Pixabay.com)
Sau đó, tôi lại đến viện và được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và lo âu ở mức độ nghiêm trọng hơn. Tôi cũng thiếu sự giúp đỡ từ gia đình và người thân. Vấn đề lúc đó không phải là tại sao tôi cảm thấy buồn bã một cách vô lý hay luôn lo lắng. Sự thật là tôi cần phải rời khỏi ngôi nhà như một nơi tù đày và nhục nhã, tại sao họ lại đưa tôi về lại nơi mà tôi từng cố gắng trốn chạy? Nếu các chuyên gia tâm lý, trị liệu và nhân viên xã hội nghe thấy vấn đề của tôi khi còn trẻ, tôi chắc chắn rằng tôi sẽ không quay trở lại sau năm năm một nỗ lực vô vọng. CDC đưa tin rằng tự tử đang là một đại dịch cấp quốc gia và nó không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn là toàn cầu.
Khi tôi 17 tuổi, tôi bị buộc phải rời xa quê hương lần thứ hai. Tôi đã trải qua một năm sống với một người cha bạo hành ở một bang khác của Mỹ. Pháp luật không cho phép tôi rời đi.
Những người trẻ tuổi đang cố gắng hiểu rõ bản thân và tìm kiếm nơi thuộc về. Bình thường hóa vấn đề bạo hành không mang lại lợi ích gì cả, thậm chí làm tăng sự phức tạp của vấn đề, khó giải quyết hơn nữa. Tôi đã sống trong một môi trường tương tự, mà ở đó sự tồn tại của tôi luôn bị đe dọa. Tội của tôi chỉ là sống sót trong khi kẻ gây ra tội ác lại không bị kết án.
Trong sinh nhật thứ 18, tôi ra đi với sự tự do và niềm hạnh phúc mà trước đây chưa từng trải nghiệm. Hai bàn tay trắng nhưng trái tim tôi thật giàu có. Tôi tự nhủ rằng: “Cuối cùng thì, tôi đã được chữa lành.”
Ít ngày sau sinh nhật 21, đây là trải nghiệm tồi tệ nhất trong đời tôi. Tôi buồn vì đa số thời gian tôi vẫn cảm thấy buồn và mọi thứ khiến tôi lo lắng. Tôi nhận ra rằng sự tự do không phải là phương thuốc mà là một cách điều trị giúp giảm bớt những triệu chứng mà tôi đã và đang phải đối mặt trong suốt cuộc đời.
(nguồn: pinterest)
Bây giờ, tôi phải thường xuyên dùng thuốc và tham gia trị liệu về vấn đề sức khỏe tâm lý. Ở một quốc gia nơi sự tồn tại của tôi thường xuyên trở thành chủ đề tranh cãi, điều đó khiến tôi tự hỏi phải làm thế nào để chữa lành trong một cuộc sống đầy bất công như vậy. Tôi được hưởng những đặc quyền và cơ hội để nhìn thế giới từ góc nhìn bao dung hơn. Nhưng tiếc rằng, tôi có ít điều đó. Tôi là sinh viên da màu trong thế hệ đầu tiên. Tôi sẽ không bao giờ hiểu được sự thoải mái và ổn định mà những bạn đồng trang lứa của tôi luôn được hưởng từ sự ủng hộ của gia đình.
Điều tôi muốn là loại bỏ sự phân biệt và áp đặt về vấn đề sức khỏe tâm lý. Các triệu chứng thể hiện ở mỗi người là khác nhau, vì vậy họ sẽ có những trải nghiệm riêng biệt. Các triệu chứng bao gồm việc khóc không kiềm chế, cảm giác thất vọng, tránh xa giao tiếp, cô đơn, căng thẳng mệt mỏi kéo dài,...vân vân.
Tình hình sức khỏe của tôi khá phức tạp vì nó bắt nguồn từ việc tôi phải đối mặt với sự kỳ thị về làn da và việc là người đồng tính trong thời gian đó. Thanh niên không thể nói hết được những khó khăn mà tôi trải qua khi phải đối mặt với sự phân biệt đối xử từ cả gia đình và xã hội. Sau khi trải qua sự phân biệt ở trường học vì là người lưỡng tính, tôi đã có những cuộc trò chuyện tâm lý ở nhà.
Dù đã cố gắng hết sức, tôi không biết phải làm gì tiếp theo. Đứng vững? Tôi không nghĩ nó đơn giản như vậy. Tôi cảm thấy bế tắc, mất hết sức lực để tiếp tục. Mọi nỗ lực cuối cùng của tôi đều dành cho những sự áp đặt đó, và họ lại kêu gọi tôi phải đứng vững, mạnh mẽ?
(nguồn: google.com)
Chưa bao giờ tôi được phép rời khỏi môi trường không lành mạnh, tôi luôn được khuyên nên ở lại. Tôi không cần phải tỏ ra can đảm trong những thời điểm tối tăm như vậy, điều tôi cần là rời đi.
Tôi cần một xã hội thực sự thay đổi, không phải bảo tôi thay đổi thái độ của mình hoặc coi những tình huống khó khăn như điều bình thường. Tôi cần những người lắng nghe khi tôi nói “Ngay cả khi điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến bạn, bạn vẫn phải quan tâm.”
(nguồn: Google.com)
Trong bài báo của Dom Chatterjee, “Sức khỏe tâm lý của người da màu khác nhau hoàn toàn theo ba cách sau và các cách khác, trong đó có nói: “ Tổn thương gắn liền với những áp bức mang tính hệ thống như phân biệt chủng tộc thường không thể nào hàn gắn được”. Khi tôi nghĩ về những người đã khỏi bệnh, vấn đề phân biệt đối xử trong chính cuộc sống thường ngày của chúng tôi trở thành một chủ đề vô cùng phức tạp. Phải đối mặt với chứng sợ chuyển giới, kỳ thị đồng tính và phân biệt chủng tộc khiến con người ta kiệt sức. Nếu một người tự gọi bản thân là đồng minh mà không đấu tranh cho những vấn đề đang gặp phải, hai từ đồng minh ấy chỉ là bịp bợm. Hơn nữa, đồng minh với họ chỉ là một cái mác và hiển nhiên là những kẻ tự nhận là đồng minh không hề quan tâm đến vấn đề của chúng tôi.
Chúng ta cần thay đổi cách chúng ta nói về vấn đề sức khỏe tâm lý. Hồi phục không phải là phương án duy nhất. Sức khỏe tâm lý rất phức tạp. Phải dừng kỳ thị ngay từ bây giờ. Việc giúp đỡ và chữa lành cần phải dễ dàng tiếp cận hơn. Được trị liệu, được bạn bè ủng hộ và được gia đình hiểu biết phải là những điều mà ai trong tình trạng đó cũng cần nhận được. Chúng ta cần phải nói thêm về việc sức khỏe tâm lý trực tiếp ảnh hưởng đến người da màu, cộng đồng LGBTQ, phụ nữ và trẻ em. Áp bức gây ra một loạt tổn thương.
Tôi là người kiên cường nhưng không bao giờ chấp nhận sự áp bức từ chính phủ của quốc gia này. Chúng ta cần phải thay đổi sự kỳ thị xã hội này và có cuộc thảo luận sôi nổi để hiểu rõ vấn đề sức khỏe tâm lý. Đừng phán xét người khác một cách vô trách nhiệm, hãy chấp nhận vì đó là điều cần thiết cho những người đã vượt qua.
Mất một thời gian dài tìm ra cách chia sẻ câu chuyện của tôi với những người tôi coi là gia đình thật sự. Một phần lớn là vì tôi cảm thấy rất xấu hổ về vấn đề sức khỏe tâm lý của mình. Tôi biết có những người bạn và gia đình yêu thương tôi, nhưng trước đây, khi tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt, tôi không thể nhìn thấy con đường ra. Cho đến khi tôi nói hết lòng, tôi mới cảm thấy hy vọng lại lần nữa.
Truyền thông có sức ảnh hưởng lớn tới thay đổi xã hội. Công bằng xã hội và sự đa dạng cộng đồng thường đi đôi với việc chia sẻ không gian chung. Trước nhiệm kỳ của Donald Trump, một số chương trình như Glee và The L Word đã xuất hiện. Những chương trình này tự hào về việc trình bày những câu chuyện về đa dạng tình dục, nhưng tôi cảm thấy mất phương hướng khi hầu hết những diễn viên trong đó đều là người da trắng. Ngay cả khi tôi xem những chương trình này, thấy những nhân vật đa dạng tình dục, thì kết cục thường là chết hoặc không trở lại.
(nguồn: Google.com)
Hiện tại, POSE là một chương trình truyền hình phản ánh đồng tính luyến ái của người da màu, bao gồm cả cốt truyện. Chương trình đã đi vào mùa thứ hai và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Câu hỏi của tôi là, tại sao chỉ gần đây truyền thông mới bắt đầu tạo ra những cốt truyện như POSE? Có lẽ câu trả lời nằm ở thời đại này. Tổng thống hiện nay là một người phản động được ủng hộ bởi các nhóm người da trắng ưu thế, cuộc đấu tranh cho quyền đất đai bản địa vẫn còn kéo dài, và trẻ em vẫn bị giam giữ ở các trại tập trung.
(Nguồn: Google.com)
Mặc dù thời gian này khó khăn, nhưng vẫn có hy vọng ẩn sau đó. Ngày mai luôn mang lại cơ hội mới. Tôi khuyến khích mọi người đang đọc bài viết này hãy tham gia vào các cuộc trò chuyện chân thành. Chúng ta có thể học hỏi từ người khác và truyền cảm hứng cho bản thân mình. Hãy thảo luận về vấn đề kỳ thị xã hội và áp lực của nó để nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm lý. Bằng những thay đổi mạnh mẽ này, chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ tạo ra một tương lai sáng sủa hơn bằng cách lắng nghe và chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Sự tồn tại của tôi được đúc kết từ sự hỗ trợ của những người thân yêu. Chúng ta cần làm cho cộng đồng này gần gũi hơn với cộng đồng kia, thay vì xa lánh. Tình yêu không điều kiện là nền tảng của điều đó. Tình yêu bắt nguồn từ gia đình, bạn bè và tổ tiên. Tình yêu tồn tại khắp mọi nơi.
(Nguồn: HeathyPlace.com)
Giúp đỡ chỉ xảy ra khi chúng ta xây dựng cầu nối và phá vỡ bức tường. Một vài năm trước, chúng ta có thể thấy những khó khăn nhất của đất nước này. Dù với tất cả những mâu thuẫn và ác ý, tôi tin rằng vẫn có những khoảnh khắc hạnh phúc. Puerto Rico đang hồi phục sau cơn bão Maria, các công viên quốc gia đang thực hiện các dự án bảo vệ, và hàng triệu cây xanh đã được trồng.
Cơ hội thành công vẫn còn. Tôi muốn hỏi bạn đọc, nếu bạn muốn làm điều gì đó sau khi đọc tin này, hãy bắt đầu hành động. Hãy tương tác với mọi người xung quanh bạn, và khi bạn nhận ra ai đó cần sự giúp đỡ, hãy hỗ trợ họ ngay lập tức. Điều đó có thể là bước quan trọng để tạo ra sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Và bạn không bao giờ cô đơn. Tôi biết việc yêu cầu sự giúp đỡ cũng là một thách thức, nhưng những tia hy vọng nhỏ này đủ để tạo ra những làn sóng lớn. Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể đối mặt với thế giới một mình, đó là lúc chúng ta có thể tạo ra những thay đổi tích cực.
Chúng ta không thể thay đổi nếu không có ý định hành động. Dù bạn đứng im, thế giới vẫn tiếp tục quay. Tôi biết rằng kỳ thị và áp bức về sức khỏe tâm lý không thể thay đổi trong một đêm. Tuy nhiên, tôi tin rằng sẽ có lúc ngay cả một độc giả cũng có thể thấu hiểu và mở lòng ra với những tiềm năng không giới hạn của cuộc sống hiện đại.
(Nguồn: Google.com)
Có thể một ngày nào đó, tôi sẽ nhìn lại và cảm thấy nhẹ nhàng khi đọc lại bài này. Có lẽ tại thời điểm đó, nhiều điều đã thay đổi và có lẽ chính điều đó làm cho cuộc sống thú vị, phải không? Dù khác biệt, chúng ta vẫn có thể tìm thấy cách kết nối với nhau. Như một người bạn thân của tôi từng nói, “Hãy để ước mơ vươn xa và cảm nhận sự thăng hoa của chúng.” Cho tất cả những ai đang đọc, tôi mong rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có cái nhìn mới về tâm lý và sức khỏe. Và khi đó, không ai phải đối mặt với nỗi đơn độc nữa.
Tác giả: Eztli
Dịch giả: Đỗ Phương Thảo
Biên tập: Phương Tâm
Link gốc: https://www.theodysseyonline.com/mental-health-a-story