Đôi khi chúng ta ở trong những mối quan hệ tồi tệ, thậm chí độc hại lâu hơn chúng ta thực sự muốn. Không phải vì nghiện sự hỗn loạn, cũng không phải vì muốn bị đối xử tệ. Thỉnh thoảng, rất có thể chúng ta đã nhìn thấy một tia hy vọng nhỏ bé rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Chúng ta có thể đã bỏ lỡ những dấu hiệu cảnh báo trong mối quan hệ của mà người khác nhìn thấy rõ ràng, có lẽ vì chúng ta đang nhìn qua lăng kính của lòng trắc ẩn và sự hy vọng vào bạn đời của mình và những sự bùng nổ trong mối quan hệ.
TÁC ĐỘNG CỦA NIỀM TIN
Chúng ta tin rằng tất cả những điều về bản thân và những người khác ảnh hưởng đến những lựa chọn như này. Chúng ta tin rằng sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ phù hợp có thể giúp bạn đời của chúng ta đạt tới khả năng của họ - và chúng ta phải giúp đỡ và hỗ trợ họ. Chúng ta có thể lo sợ sẽ làm tổn thương họ nếu chúng ta rời đi, rằng đối phương có thể trở nên tồi tệ đi mà không có sự tác động từ chúng ta. Ước mơ của chúng ta có thể gắn chặt với lời hứa cùng nửa kia, và chia tay đồng nghĩa với việc những giấc mơ đó lụi tàn. Có lẽ chúng ta tin rằng vai trò chính của mình là chữa lành và chăm sóc người khác, ngay cả khi điều đó cho thấy chúng ta đang đánh mất chính mình. Có lẽ chúng ta sợ ích kỷ, len lỏi ý định rời bỏ một mối quan hệ vì những nhu cầu và mong muốn không được thỏa mãn cũng như không thể hình dung được.
THÔNG TIN MỚI VÀ CÁCH CHÚNG TA ĐỐI PHÓ VỚI NÓ
Khi chúng ta ở trong một mối quan hệ độc hại, chúng ta sẽ trải nghiệm cái mà được gọi là sự bất hòa nhận thức. Khi chúng ta nhận được điều gì đó mâu thuẫn với niềm tin, giá trị và ý kiến của mình, chúng ta có một vài sự lựa chọn:
Bỏ qua những thông tin mâu thuẫn. ('Tôi chắc chắn rằng cậu ta không cố ý lợi dụng tình cảm bạn.' 'Tôi không nhớ họ đã làm những gì như bạn nói.')
Phản bác lại thông tin. ('Làm sao mà bạn dám nói bóng gió rằng anh ta đang lừa dối tôi chứ? Tôi không quan tâm là bạn đã nhìn thấy gì và nghĩ gì đâu.')
Biện minh cho thông tin ('Cô ấy đánh tôi, nhưng nó không hẳn là một hành động lạm dụng, bên cạnh đó, tôi cảm thấy mình xứng đáng với điều đó.')
Sửa đổi niềm tin và giá trị của mình để thích nghi với thông tin mới. ('Tôi đã nghĩ anh ấy đối xử tốt với động vật, nhưng vừa giờ tôi đã thấy anh ta đánh chú chó của mình, tôi chắc chắn đã sai.')
Sự bất hòa nhận thức có thể thể hiện với bản chất như một trong bất kỳ lựa chọn nào trong ba lựa chọn đầu tiên, chúng ta đang cố gắng làm cho bộ não của mình giữ những suy nghĩ mâu thuẫn trong cùng một lúc. Lựa chọn thứ tư đòi hỏi chúng ta phải thay đổi suy nghĩ của mình dưới điểm sáng của một cái gì đó mới, và đây thường là một viễn cảnh đáng sợ - đặc biệt là trong một mối quan hệ độc hại - bởi vì nó mở ra cánh cửa dẫn tới loạt hành động dứt khoát, như là kết thúc mối quan hệ.
GÓC NHÌN TỪ NGOÀI: KHI BẠN CỦA BẠN Ở TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ XẤU XÍ
Hầu hết chúng ta đều tự hỏi tại sao một người bạn của mình lại không bỏ đi khỏi một mối quan hệ không tốt cho họ. Trong nhiều trường hợp, đó là vì mối quan hệ này đã được định rõ trong cuộc sống của họ; đó là điều duy nhất mà họ thấy nó đúng. Thông thường, điều này đi kèm với niềm tin rằng họ sẽ là người sẽ thay đổi đối phương.
Thật hữu ích khi nhớ rằng các mối quan hệ tồi tệ thường không phải lúc nào cũng xấu. Tất cả những ai đã từng ở trong một mối quan hệ độc hại đều biết rằng nó không phải lúc nào cũng đều xoay quanh những mảng màu đen trắng. Có những khoảnh khắc hạnh phúc, những khoảnh khắc mà bạn đã thoáng thấy sự thay đổi mà bạn đã từng hy vọng, hoặc những khoảnh khắc bạn nghĩ đó là bước ngoặt. Khả năng phát triển có thể là một sự may mắn và cũng có thể là một một sự xui xẻo. Chúng ta không thật sự có quyền kiểm soát người khác; người mà chúng ta thực sự có quyền kiểm soát đó là chính bản thân mình. Thật không may, khả năng phát triển bạn nhìn thấy, sự hy vọng mà bạn có để người khác có thể đáp ứng, chỉ đi xa được như vậy thôi. Người khác cũng phải nhận ra và cố gắng vì điều đó. Họ cũng phải được đặt niềm tin hay nỗ lực vào mối quan hệ.
GÓC NHÌN TỪ TRONG: TÔI NÊN Ở LẠI HAY TÔI NÊN RỜI ĐI?
Làm thế nào để tự vấn chính mình
Khi bạn suy nghĩ về mối quan hệ của mình, thật tốt khi tự hỏi bản thân, 'Tôi có thể nói gì với một người bạn đang trải qua tình huống tương tự?' Chúng ta có xu hướng vừa thẳng thắn vừa động lòng hơn về tình huống của bạn bè so với chính chúng ta. Đó luôn là một nguyên tắc nhỏ để nói với chính mình theo cách bạn sẽ nói chuyện với một người bạn yêu quý. Nhìn vào tình huống của chính bạn dưới lăng kính mà bạn hay nhìn về người bạn thân của mình có thể giúp bạn xác định những gì đang xảy ra, đâu là những gì mơ ước, và những vấn đề đòi hỏi cần phải hành động.
Làm thế nào để biết đối phương thực sự sẵn sàng thay đổi
Vậy làm thế nào bạn có thể biết nếu ai đó hứa sẽ thay đổi tốt hơn? Họ hành động. Những gì mà họ nói, họ sẽ làm, nói cách khác, lời nói của họ tương xứng với hành động của họ. Họ cũng nhận ra và thừa nhận vấn đề của mình. Họ hướng tới những hành động để từ đó dẫn tới một giải pháp. Họ sẵn sàng trò chuyện về vấn đề nào đó và làm việc cùng với bạn như một hội để giải quyết vấn đề và không cãi lại nhau. Họ nhận ra rằng có một cái gì đó cần được sửa chữa. Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại về tinh thần hoặc cảm xúc, sự thay đổi sẽ không xảy ra cho đến khi bạn đời của bạn nhận ra những gì họ đang làm là sai và dừng lại.
Làm thế nào để đánh giá tình hình hiện tại của bản thân
Tôi biết thật khó để quyết định phải làm gì trong những mối quan hệ này khi hy vọng đang che mờ mọi thứ. Tôi nghĩ rằng cách hành động tốt nhất là đưa bản thân trở lại tương xứng với các giá trị từng có hoặc mong muốn và mục tiêu của bạn, sau đó tự hỏi, 'Người này có đưa mình đến nơi mà mình muốn không? Mình có thực sự là chính mình và muốn ở bên người này không? Mình và người đó có cùng sự tôn trọng không?' Một khi bạn đã có thể xác định điều gì là quan trọng đối với bạn, bạn có hy vọng có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn trong một mối quan hệ.
Dịch giả: Thanh Nguyên
Nguồn ảnh: pinterest.com
Link bài gốc: goodtherapy.org