Các điểm Quan Trọng
Cảm xúc tan vỡ là những nỗi đau chưa được giải quyết, và khi một người vẫn còn giữ những cảm xúc đó, nỗi đau có thể tái phát.
Những cảm xúc tan vỡ chưa được xử lý có thể dẫn đến hành vi tiêu cực, làm cho cảm xúc tê liệt và tạo ra sự tránh né.
Bằng cách xử lý những tổn thương từ quá khứ, con người sẽ tìm lại hạnh phúc và phát triển hơn.
Cuộc sống là một chuỗi các trải nghiệm. Một số trải nghiệm khiến chúng ta cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, ủng hộ và được công nhận. Nhưng một số khác lại gây ra cảm giác xấu hổ, e dè, tức giận, ghen tỵ hoặc sợ hãi, khiến chúng ta cảm thấy tinh thần kiệt quệ, thất bại, bị bỏ rơi, không được yêu mến, cô đơn, vô vọng và tự ti. Để chôn vùi những nỗi đau đó, chúng ta thường lạc hướng bản thân. Những nỗi đau đó - trừ khi chúng ta giải quyết được - vẫn luôn có thể tái hiện trong mỗi người.
Khi cuộc sống êm đềm, chúng ta có thể đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho bản thân và quản lý mối quan hệ, công việc cũng như trách nhiệm trong cuộc sống một cách dễ dàng nhất. Nhưng khi mọi thứ không suôn sẻ, cuộc sống có thể nhanh chóng biến thành một câu chuyện hoàn toàn khác.
Nguồn ảnh: https://meta.vn
Khi bạn thấy mình đang ở giữa biển động của cảm xúc, trải qua những trạng thái khó chịu, chúng ta thường nói những điều tiêu cực với bản thân và tìm kiếm sự an ủi trong những hành vi làm tê liệt cảm xúc. Trong một bài viết năm 2016 trên trang Psychology Today của Tiến sĩ Lisa Firestone, đã phân tích cách mà mọi người đối mặt với nỗi đau thay vì cố gắng trốn tránh, giúp họ kiểm soát được cảm xúc của mình. Các hành vi làm tê liệt cảm xúc có nhiều hình thức, từ làm việc quá đà, ăn uống hoặc ngủ nhiều, đến việc lạm dụng các chất gây nghiện như rượu, ma túy, hoặc lạm dụng các trò giải trí như xem phim khiêu dâm, chơi game điện tử hoặc xem TV quá mức. Một số người bắt đầu mua sắm, đánh bạc hoặc tăng cường giao tiếp xã hội để phân tâm và kiềm chế những cảm giác khó chịu khi nỗi đau xuất hiện.
Sức mạnh của cảm xúc
Cảm xúc — tích cực và tiêu cực — trở nên mạnh mẽ. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với những cảm xúc và cảm giác tích cực tràn ngập khi nhận được tin tức tốt, chẳng hạn như thăng quan, tăng lương hoặc một cơ hội mới và thú vị đến với chúng ta. Mặt khác, tin tức xấu thường được mô tả như một 'cú đấm vào dạ dày'. Chúng ta đã nghe về những người 'đông cứng vì sợ hãi' hoặc 'nổi điên vì giận dữ' khi bị đe dọa hoặc bị xúc phạm, hoặc khi có điều gì đó không diễn ra như kế hoạch. Tin xấu hoặc những lời nói không hay đến từ bạn bè hoặc thành viên trong gia đình có thể khiến chúng ta sửng sốt.
Những cảm xúc tích cực và tiêu cực tấn công chúng ta cả về mặt tinh thần lẫn thể chất ngay khi chúng vừa xuất hiện. Những cảm giác này mạnh mẽ và áp đảo chúng ta. Và khi một trải nghiệm đi kèm với những cảm xúc tiêu cực và đau đớn, chúng ta thường cố gắng giảm thiểu hoặc phớt lờ những cảm xúc đó. Chúng ta bỏ qua chúng và cố gắng phân tâm như một cách để tránh né nỗi đau đó.
Làm tê liệt những trải nghiệm tiêu cực
Nguồn ảnh: https://www.relrules.com
Có lẽ chúng ta nghĩ rằng bằng cách tránh xa những cảm giác xấu xa, chúng ta đang tự chăm sóc bản thân. Nhưng ngay cả khi chúng ta cố gắng lạc hướng bản thân bằng cách tiêu khiển, những kí ức tiêu cực vẫn quay về ám ảnh chúng ta và biến những sự kiện đó trở nên kinh hoàng đến mức khiến chúng ta bị cuốn vào trạng thái lo sợ và hoài nghi về bản thân. Chúng ta có thể trở nên tuyệt vọng và sợ hãi ngay cả tại nơi chúng ta đang cố gắng làm tê liệt cảm xúc của mình.
Tê liệt cảm xúc có thể làm giảm đi nỗi đau tạm thời, nhưng nó kéo dài có thể khiến chúng ta suy nhược, nghiện ngập, tách rời và cô lập bản thân khỏi những người quan tâm. Chúng ta trở nên mơ hồ và lạc lõng trong cuộc sống của mình, mất kết nối với mọi người xung quanh và lòng tự trọng của bản thân. Điều này có thể dẫn đến một cuộc sống không ổn định và gây trở ngại cho việc đạt được sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống. Việc kìm nén thay vì xử lý những tổn thương trong quá khứ sẽ để lại cho chúng ta những mảnh vỡ cảm xúc.
Xử lý những mảnh vỡ cảm xúc
Chúng ta càng thu thập nhiều mảnh vỡ cảm xúc, chúng ta càng dễ tổn thương hơn. Là một chuyên gia tâm lý, tôi thường làm việc với những bệnh nhân đang đấu tranh với những tổn thương trong quá khứ và việc những ký ức tiêu cực tái hiện, đặc biệt là khi họ đang đối mặt với thách thức hiện tại.
Tôi gọi những ký ức đau buồn đó là những mảnh vỡ cảm xúc và tôi so sánh những ký ức tiêu cực hiện lên từ quá khứ như những tảng đá lớn nằm trên cánh đồng của một người nông dân. Giống như việc người nông dân phải loại bỏ những tảng đá mỗi mùa xuân trước khi bắt đầu vụ mùa mới, chúng ta cần tham gia vào quá trình làm sạch những mảnh vỡ cảm xúc của chúng ta. Nếu không, chúng sẽ tiếp tục tái hiện và cản trở việc gieo trồng những hạt giống hạnh phúc cho cuộc sống mà chúng ta đang xây dựng.
Buông bỏ
Nguồn ảnh: https://mumtasticlife.com/
Mảnh vỡ cảm xúc là nỗi đau chưa được giải quyết. Miễn là chúng ta vẫn cầm giữ những mảnh vỡ cảm xúc đó, chúng vẫn sẽ luôn nổi lên, đặc biệt là khi chúng ta dễ bị tổn thương nhất.
Chúng ta cần giải tỏa và xử lý nỗi đau của mình để điều chỉnh cảm xúc và mở đường cho sự trưởng thành cũng như hạnh phúc. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách quyết định dọn dẹp những mảnh vỡ cảm xúc của mình. Sau đó, nhìn lại những cảm xúc tiêu cực của mình và cho phép bản thân chấp nhận và trải nghiệm đầy đủ cung bậc cảm xúc của chính mình. Ta cần xem xét xem mình đã đổ lỗi cho ai và chịu trách nhiệm của bản thân trong tình huống đau buồn là gì. Chúng ta cần học cách tha thứ cho bản thân và người khác, đồng thời thừa nhận những gì chúng ta đã mắc phải và học từ những bài học của những trải nghiệm đau đớn nhất.
Khi chúng ta đã xử lý xong những nỗi đau của mình, mặc dù những kí ức vẫn còn đó nhưng sức ảnh hưởng của chúng sẽ không còn mạnh mẽ hay gây khó chịu nữa. Chúng ta có thể đặt những tổn thương trong quá khứ của mình vào nơi chúng thuộc về và để chúng không thể tái hiện làm tổn thương mình thêm lần nào nữa, đồng thời chúng ta có thể bắt đầu hàn gắn, xóa bỏ, xử lý, phát triển và xây dựng cuộc sống mà chúng ta mong muốn.
Dọn dẹp mảnh vỡ cảm xúc
Bằng cách xử lý và dọn dẹp những mảnh vỡ cảm xúc từ những tổn thương và kí ức tiêu cực trong quá khứ, bạn có thể mở đường cho một tương lai hạnh phúc hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng các hành động sau:
Quyết tâm từ bỏ những vết thương trong quá khứ
Chấp nhận và xem xét lại những cảm xúc tiêu cực gắn liền với những kí ức buồn
Nhận trách nhiệm của mình trong một tình huống không thuận lợi
Tha thứ, để bản thân và những người khác thoát khỏi những tổn thương đã qua
Tự quan tâm và sẵn lòng nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh khi cần thiết
Tác giả: Monica Vermani