'Làm thế nào để tôi trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân?'
Đó là một câu hỏi mà có lẽ bạn đã từng tự đặt ra cho mình. Whitney Johnson đã dành gần 20 năm để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách viết, tư vấn và đào tạo tiềm năng của con người. Cô ấy làm việc với các cá nhân, nhóm và tổ chức để giúp họ đạt đến giới hạn của mình (theo một cách tích cực) và trong cuốn sách mới của cô, Smart Growth, cô ấy chia sẻ những điều mình học được.
Khi nói đến phát triển, Johnson sử dụng một mô hình gọi là Đường cong chữ S của việc học (lần đầu tiên được xác định bởi nhà nghiên cứu khoa học xã hội EM Rogers). Như cô ấy viết, “Một bản đồ có thể là điểm bắt đầu của quá trình phát triển nhanh chóng. Đường cong chữ S của việc học chính là bản đồ đó.”
Nguồn ảnh: Google.com
Khi bắt đầu học một điều gì đó mới, chúng ta thường bắt đầu từ điểm dưới cùng của chữ S và sau đó tiến lên trên. Giai đoạn đầu tiên của Đường cong chữ S (hay còn gọi là giai đoạn 'thăm dò') là giai đoạn mà nhiều người trong chúng ta đang đứng. Ở giai đoạn này, việc trả lời 7 câu hỏi dưới đây sẽ giúp chúng ta quyết định liệu nên thử thách mình với điều gì mới hay không.
Có lẽ bạn đang đắn đo suy nghĩ liệu nên thay đổi công việc, vị trí làm việc, khởi nghiệp, mua một doanh nghiệp, kết hôn, hoặc trở thành cha/mẹ đơn thân.
Có thể bạn đang muốn tìm hiểu cách tham gia vào hoạt động tình nguyện, ủng hộ những vấn đề bạn quan tâm, hoặc trải nghiệm kì nghỉ tuyệt vời.
Có lẽ bạn đang muốn tìm kiếm niềm tin mới, cải tổ căn phòng, học cách đầu tư hoặc dạy chú chó già của bạn những kỹ năng mới.
Có thể bạn muốn phát triển một khía cạnh mới của bản thân - rèn luyện kiên nhẫn, tập trung, sự quyết đoán hoặc lòng tốt hơn.
Mọi chuyến hành trình đều cần có một người lãnh đạo.
Sự khám phá là chìa khóa giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn, dù có hàng ngàn lựa chọn để chúng ta phải suy nghĩ.
Đa số chúng ta không gặp thiếu cơ hội, nhưng sự đa dạng có thể làm chúng ta bối rối hoặc ngăn chúng ta hành động.
Sau đó, chúng ta bị bao phủ bởi nỗi sợ hãi.
Dưới đây là 7 câu hỏi bạn có thể tự hỏi mình để quyết định liệu nên tiếp tục thám hiểm lĩnh vực mới đó hay không.
1. Kế hoạch này có khả thi không?
Nhà văn Neville Goddard đã từng nói: “Cuộc sống là một vở kịch tâm lý, toàn bộ nó được viết và biểu diễn bởi các niềm tin của bạn. Niềm tin của bạn điều chỉnh mọi thay đổi, từ ý thức đến tiềm thức, và thậm chí làm chủ hoàn toàn những gì xảy ra xung quanh bạn.”
Các suy nghĩ mơ mộng dạng “Nếu... thì tuyệt biết mấy…” thường là dấu hiệu cho thấy chúng ta không tin rằng mình có thể đạt được mục tiêu đó và do đó, chúng sẽ không bao giờ thực sự đạt được. Thay vào đó, nếu chúng ta lạc quan và nói rằng, “Tôi rất vui vì đã đạt được điều này” như thể chúng ta đã đạt được, thì phần nào trong chúng ta tin rằng điều đó có thể trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, thường có một khoảng cách nhất định để đạt được mục tiêu đó.
Mặc dù chúng ta biết rằng quan điểm của mình sẽ ảnh hưởng đến hành động, nhưng làm sao để thay đổi quan điểm của mình từ “Sẽ thật tuyệt nếu” thành “Thực hiện điều này thật tuyệt”? Mặc dù vẫn tồn tại những mục tiêu không thể đạt được, nhưng cũng có vô số cơ hội có thể khám phá. Chỉ cần tin vào bản thân và hành động theo niềm tin của mình.
2. Có cách nào để kiểm chứng dễ dàng không?
Có phương pháp nào đơn giản để xác minh xem tôi có hứng thú với lĩnh vực này không? Nếu tôi quyết định tiếp tục, liệu tôi có thể duy trì được tốc độ ban đầu không?
Tìm cách đơn giản để đánh giá hiệu suất của Hành trình học tập mới của bạn. Điều này có vẻ đơn giản nhưng trong quá trình đào tạo người khác và thậm chí là với chính bản thân mình, việc khơi gợi cảm hứng để thử sức trong điều gì đó mới thường bắt đầu từ một bước lớn. Tuy nhiên, tập trung quá nhiều vào bước lớn đó có thể khiến chúng ta dễ bị nản lòng.
Vì thế, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ. Đặt lại mong đợi ban đầu và tăng dần từng chút một, từ mức độ mà bạn không bị nản chí hoặc trì hoãn bởi mục tiêu quá lớn.
Nguồn hình ảnh: Google.com
Mỗi bước nhỏ là một bài kiểm tra để xem liệu Hành trình học tập này có khả thi không? Tôi có thể duy trì điều này trong thời gian dài không? Tiến từng bước, từng bước, từng bước.
3. Sự quen thuộc nhưng cũng đầy mới mẻ?
Hãy xem xét Đường cong học tập từ cả hai khía cạnh: sự quen thuộc và sự mới mẻ của nó. Sự quen thuộc giúp bạn cảm thấy thoải mái và an toàn hơn; tuy nhiên, quá nhiều sự quen thuộc chỉ khiến bạn đứng im. Sự mới mẻ, với một liều lượng nhỏ, có thể gây ra sự kỳ vọng, hứng thú và dẫn dắt chúng ta khám phá những hướng đi mới. Tuy nhiên, với một lượng lớn, sự mới mẻ và không chắc chắn có thể gây ra lo lắng và nỗi sợ.
Nghiên cứu học thuật chỉ ra một tỷ lệ hiệu quả giữa sự quen thuộc và sự mới mẻ. Brian Uzzi và Benjamin F. Jones, hai giáo sư tại Trường Quản lý Kellogg, đã phân tích 17,9 triệu bài báo nghiên cứu trong hơn mười năm. Họ nhận thấy rằng việc kết hợp khoảng 85-95% kiến thức quen thuộc với 5-15% kiến thức mới có thể tạo ra bài báo có ảnh hưởng gấp đôi, được đánh giá bằng số lần trích dẫn. Kết luận của họ nhấn mạnh xu hướng tổng quát của con người, đó là muốn hấp thụ kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức đã có.
Nguồn hình ảnh: Google.com
Từ nghiên cứu của họ, bạn đã có khoảng 85% kiến thức cần thiết để thành công trên lĩnh vực mà bạn đang khám phá không? Ít nhất 5-15% những gì bạn đang nghĩ là mới lạ có đủ để kích thích bộ não của bạn thay đổi và phát triển không?
4. Nó có phù hợp với con người của tôi không?
Đường cong học tập đáng để theo đuổi sẽ phù hợp với con người mà chúng ta khao khát trở thành.
Khám phá những lĩnh vực mới, những khả năng mới so với con người hiện tại thì thật thú vị. Nghe có vẻ rất tuyệt vời, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Những người xung quanh chúng ta, bao gồm cả những người chúng ta quan tâm sâu sắc, có thể giúp bạn hoàn thiện bản thân.
Sẽ ít khó khăn hơn khi tiếp nhận Đường cong học tập mới phù hợp với con người hiện tại của chúng ta.
Sự cân bằng là cần thiết. Nếu Đường cong học tập mới mà chúng ta đang khám phá quá gần với con người hiện tại của chúng ta, thì tiềm năng phát triển có thể quá thấp. Nhưng nếu nó quá xa so với con người hiện tại, thì cái giá phải trả để trở thành con người mới có thể quá cao.
Tôi không gợi ý rằng chúng ta tự động bỏ qua những cơ hội trở thành con người mới tốt hơn và có phần khác so với con người hiện tại. Nhưng chúng ta cần cân nhắc cái giá phải trả cho các mối quan hệ quan trọng và ý thức về bản thân trước khi thực hiện quá trình thay đổi.
5. Liệu phần thưởng có xứng đáng với cái giá phải trả?
Những gì tôi sẽ đạt được có đủ để bù đắp những công sức và cảm xúc đã bỏ ra khi mở rộng Đường cong học tập mới này không?
Nguồn ảnh: Google.com
Đôi khi Đường cong học tập này không hoàn toàn do bạn chủ động tạo ra. Có thể nhờ hoàn cảnh, hoặc có những người nhìn thấy tiềm năng trong chúng ta, tạo cho điều kiện, động lực để chúng ta tiếp tục Đường cong học tập đó.
Cho dù bạn có lên kế hoạch trước hay không lường trước được, dù hồi hộp hay sợ hãi, bạn vẫn cần xác định xem phần thưởng khi đi trên một đường cong cụ thể có xứng đáng với công sức (chi phí) bỏ ra hay không. Ngay cả khi phần thưởng ban đầu có vẻ thấp hơn chi phí, thì bạn có thể tìm ra cách để làm cho con số này tăng thêm không?
6. Nó có phù hợp với các giá trị của tôi không?
Hãy bỏ qua câu hỏi này khi bạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
Cuộc sống của chúng ta sẽ không đạt được những gì chúng ta hy vọng nếu công việc chúng ta đang làm, thời gian chúng ta đang đầu tư và những điều chúng ta đang đạt được không dẫn chúng ta hướng đến những khát vọng, những giá trị sâu sắc nhất của chúng ta.
Nhưng đánh giá xem một cơ hội có phù hợp với các giá trị của chúng ta hay không thì không dễ. Chúng ta là những sinh vật phức tạp và thứ bậc giá trị của chúng ta không phải lúc nào cũng đơn giản.
Chúng ta có các giá trị đã được khẳng định và thể hiện ra bên ngoài. Nhưng chúng ta cũng có những giá trị tiềm ẩn hoặc những góc tối mà người khác chưa biết, và việc khám phá và đánh giá xem có phù hợp hay không cần khai thác các giá trị ẩn giấu này — ví dụ: giá trị tiềm ẩn của bạn có thể là muốn được người khác ghi nhận bởi vì nếu bạn không phải là người giỏi nhất, bạn sẽ không được ghi nhận.
Các giá trị tiềm ẩn này xuất hiện để bảo vệ bạn, nhưng nếu không được kiểm soát, chúng có thể bóp nghẹt sự phát triển của bạn và sự phát triển của những người xung quanh. Chúng giống như tế bào ung thư và cỏ dại — để chúng phát triển thì phải trả giá bằng hệ sinh thái lành mạnh. Có thể hiểu rằng chúng ta muốn những giá trị tiềm ẩn của bản thân ' ít nhận được sự chấp nhận từ xã hội', nhưng những gì chúng ta né tránh hoặc chạy trốn hầu như luôn là những điều cần thiết cho sự phát triển có ý nghĩa.
Bạn cần biết những giá trị tiềm ẩn của mình là gì. Bạn cần hiểu rằng việc nuôi dưỡng những khía cạnh của nhân cách hoặc những điều xảy ra trước đây đã làm cho những giá trị tiềm ẩn của bạn trở nên mạnh mẽ. Hãy mang nó ra khỏi bóng tối. Điều này vừa để ghi nhận những trải nghiệm đã hình thành nên những giá trị tiềm ẩn, vừa giúp nới lỏng sự đè nén của chúng.
7. Đây có phải là điều xuất phát từ tôi không?
Khi dự tính một cơ hội mới để phát triển, hãy xem xét điều gì thúc đẩy bạn - “lý do” đằng sau những gì bạn đang làm. Như tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà tiểu luận và nhà hoạt động môi trường ở thế kỷ 20 Wendell Berry đã nói: “Thế giới có rất nhiều nơi. Tại sao tôi lại ở đây?”
Nguồn ảnh: Google.com
Việc tìm hiểu 'lý do' đã giúp tôi nhận ra rằng tôi sẽ không ở lại trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư nữa. Đó là sự thay đổi đầy thách thức bởi tôi rất giỏi trong việc chọn cổ phiếu.Tôi có thể xây dựng một mô hình tài chính hoàn chỉnh, tôi thích được nói mình là một nhà đầu tư, nó làm cho tôi cảm thấy mình quan trọng. Đó là danh tính của tôi.
Nhưng tôi không thấy mình nghĩ về thị trường khi không cần thiết; Tôi hào hứng hơn rất nhiều khi tập trung vào con người. Và hoá ra đó là 'lý do' của tôi. Khi tôi tương tác với bạn, tôi muốn được tập trung vào bạn - để bạn hiểu rõ hơn về con người bạn và việc bạn có thể trở thành ai, không chỉ về mặt chuyên môn mà còn về mặt cá nhân, với tư cách là một con người.
Nếu bạn chưa tìm ra 'lý do' của mình, hãy hỏi những người biết rõ về bạn rằng tại sao họ thích ở bên bạn và mối quan hệ này có tác dụng gì đối với họ. Nếu bạn có thể nhận được câu trả lời thẳng thắn từ họ, họ sẽ tiết lộ thêm về những giá trị của bạn.
Tác giả: Whitney Johnson