Tân Hội
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Tân Hội | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Thành phố | Hà Nội | |
Huyện | Đan Phượng | |
Địa lý | ||
Tọa độ: | ||
| ||
Khác | ||
Mã hành chính | 09817 | |
Tân Hội là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tân Hội gồm có 4 thôn: Thuý Hội, Thượng Hội, Phan Long, Vĩnh Kỳ, với vị trí tứ trụ, 4 thôn nằm ở 4 góc tạo thế ô bàn cờ, với dân số hơn 17,000 người. Tân Hội là xã có dân số đông thứ 2 trong huyện Đan Phượng (sau xã Tân Lập).
Địa lý
Tân Hội nằm ở phía Đông của huyện Đan Phượng, có ranh giới:
- Phía Bắc giáp với xã Hạ Mỗ và xã Liên Hà
- Phía Đông giáp với xã Liên Trung và xã Tân Lập
- Phía Nam giáp với xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức
- Phía Tây giáp với xã Thượng Mỗ, xã Đan Phượng và thị trấn Phùng.
Hành chính
Xã Tân Hội cùng với xã Tân Lập trước đây thuộc tổng Gối, phủ Hoài Đức. Xã Tân Hội hiện nay bao gồm 4 thôn là: Thúy Hội, Thượng Hội, Vĩnh Kỳ và Phan Long.
Giao thông
Xã Tân Hội có vị trí giao thông khá thuận lợi với đường tỉnh lộ 422 đi qua. Ngoài ra, các tuyến đường chính nối liền các xã và thôn được mở rộng và nâng cấp nhựa đẹp. Hệ thống xe buýt có tuyến CNG06.
Văn hóa
Hát chèo tàu
Tân Hội là quê hương của điệu hát Chèo Tàu nổi tiếng. Hát chèo tàu có nguồn gốc từ truyền thuyết về cuộc chiến hùng hồn của Hai Bà Trưng chống lại Tô Định, thời kỳ Đông Hán. Hội chèo tàu tổ chức mỗi 25 năm một lần, kéo dài 3 ngày từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch. Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn ở làng Thượng Hội là nơi diễn ra hội hát Chèo tàu thuộc tổng Gối.
Năm 2001, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã đề nghị UNESCO công nhận hát Chèo tàu cùng múa Thái là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, nhưng không thành công do hồ sơ chuẩn bị chưa đầy đủ (1).
Di tích lịch sử
Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn được truyền thống là nơi sinh sống và nghĩa địa của Tướng quân Hắc y Đại Vương Văn Dĩ Thành. Tướng quân Văn Dĩ Thành (1380-1416) là người lãnh đạo nhân dân tổng Gối chống lại sự xâm lược của quân Minh vào thời vua Trần Trùng Quang và đã hy sinh. Ngày 22 tháng 2 năm 1947, khi rút quân từ Hà Nội lên chiến khu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn Thủ Đô đã hội quân tại đây.
Với những giá trị văn hóa lớn như vậy, Miếu Voi Phục và Lăng Văn Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 7 năm 1997.
Kinh tế
Xã Tân Hội trước đây không chỉ sản xuất nông nghiệp mà còn có nghề rèn. Sau đó, một số ít người đã xuất khẩu lao động, số người đi theo ngày càng tăng lên vài chục, hàng trăm rồi đến vài trăm khi trở về đã thay đổi kinh tế gia đình và thậm chí có vốn. Với lợi thế giáp ranh xã Liên Trung, Liên Hà có nghề mộc nổi tiếng, cùng với một số hộ có xưởng mộc đã đầu tư, vì vậy, nghề mộc tiếp tục phát triển tại đây. Nghề dệt lụa, dệt vải, rèn đã mai một từ trước. Về nông nghiệp, trước đây trồng cây lương thực, nuôi tằm, sau đó chuyển sang trồng rau màu, cây màu và một số cây hoa khác. Hiện nay, hai nghề chính này làm nên nền kinh tế phát triển của xã, trội hơn so với các xã khác chủ yếu từ việc xuất khẩu lao động và nghề mộc mới phát triển trong số nhiều nghề đã tồn tại ở đây.