1. Định nghĩa về tân ngữ trong tiếng Trung
1.1 Khái niệm cơ bản
1.2 Ví dụ minh họa về tân ngữ trong tiếng Trung
Ví dụ | Phiên âm | Nghĩa |
我找社主任。 | Wǒ zhǎo shè zhǔrèn. | Tôi tìm giám đốc. |
他开拖拉机。 | Tā kāi tuōlājī. | Anh ấy lái máy kéo. |
接受批评。 | Jiēshòu pīpíng. | Chấp nhận phê bình. |
他说他不知道。 | Tā shuō tā bù zhīdào. | Anh ấy nói rằng anh ấy không biết. |
尊敬师长。 | Zūnjìng shīzhǎng. | Tôn trọng giáo viên |
他写信。 | Tā xiě xìn. | Anh ta viết thư. |
对他很好。 | Duì tā hěn hǎo. | Đối xử tốt với anh ấy. |
什么叫信息? | Shénme jiào xìnxi? | Thông tin là gì? |
门口围着一群看热闹的。 | Ménkǒu wéizhe yīqún kàn rènào de. | Có một đám đông vây quanh cửa để xem náo nhiệt. |
马克思认为知识是进行斗争和为无产阶级解放事业服务的手段。 | Mǎkèsī rènwéi zhīshì shì jìnxíng dòuzhēng hé wéi wúchǎn jiējí jiěfàng shìyè fúwù de shǒuduàn. | Mác cho rằng tri thức là phương tiện để đấu tranh và phục vụ sự nghiệp giải phóng vô sản. |
教我们化学。 | Jiào wǒmen huàxué. | Dạy chúng tôi Hóa học. |
2. Cấu trúc vị trí của tân ngữ trong câu tiếng Trung
Nếu bạn chưa biết cách xác định tân ngữ trong tiếng Trung, hãy tập trung vào phần này. Khi đã nắm rõ cấu trúc, việc xác định vị trí trong câu sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
2.1 Câu có một tân ngữ
Cấu trúc của câu:
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ
Ví dụ:
我教汉语。 | Wǒ jiào hànyǔ. | Tôi dạy tiếng Trung. |
他看电影。 | Tā kàn diànyǐng. | Anh ấy coi phim. |
牛吃草。 | Niú chī cǎo. | Con bò ăn cỏ. |
2.2 Câu có hai tân ngữ trong tiếng Trung: (Câu có động từ chứa hai tân ngữ)
- Là câu sau động từ có thể mang hai tân ngữ.
- Tân ngữ thứ nhất là tân ngữ gián tiếp chỉ người, tân ngữ thứ 2 là tân ngữ trực tiếp chỉ sự vật.
Cấu trúc:
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ 1 + Tân ngữ 2
Ví dụ:
王老师教我汉语。 | Wáng lǎoshī jiào wǒ hànyǔ.
| Thầy Vương dạy tôi tiếng Hán. |
我送爸爸礼物。 | Wǒ sòng bàba lǐwù. | Tôi tặng bố một món quà. |
他买给我一条裙子。 | Tā mǎi gěi wǒ yītiáo qúnzi. | Anh ấy đã mua cho tôi một chiếc váy. |
2.3 Một số động từ có khả năng mang hai tân ngữ
Tương tự như tiếng Việt, trong tiếng Trung không có nhiều động từ có thể mang hai tân ngữ, dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn một số loại động từ phổ biến.
- Nhóm động từ mang ý nghĩa tự thuật:
报告 | bàogào | Báo cáo |
吩咐 | fēnfù | Căn dặn |
问 | wèn | Hỏi |
告诉 | gàosù | Nói với |
打听 | dǎtīng | Nghe ngóng |
通知 | tōngzhī | Thông báo |
回答 | huídá | Trả lời |
- Nhóm động từ xưng hô:
叫 | jiào | Gọi |
喊 | hǎn | Quát, kêu |
称 | chēng | Xưng |
称呼 | chēnghū | Xưng hô |
- Nhóm động từ mang ý nghĩa cho đi:
赠 | zèng | Biếu, tặng |
给 | gěi | Cho |
教 | jiāo | Dạy |
赔 | péi | Đền bù |
寄 | jì | Gửi |
送 | sòng | Tặng |
付 | fù | Thanh toán |
赏 | shǎng | Thưởng |
还 | huán | Trả |
- Nhóm động từ mang ý nghĩa nhận được, lấy được:
拿 | ná | Cầm |
托 | tuō | Nhờ |
罚 | fá | Phạt |
赢 | yíng | Thắng |
收 | shōu | Thu |
抢 | qiǎng | Tranh, giành |
偷 | tōu | Trộm |
3. Phân biệt sự khác nhau giữa Bổ ngữ và Tân ngữ trong tiếng Trung
Điểm tương đồng:
- Đều đứng sau động từ.
- Động từ, tính từ, các đoản ngữ đều mang tính động từ và tính từ.
Điểm khác biệt:
Phân biệt | Tân ngữ | Bổ Ngữ |
Nghĩa | Tân ngữ là đối tượng đề cập đến của động từ, trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Cái gì?”. Ví dụ: 1. 看报纸 ⇒ 看什么? ⇒ “报纸”。 2. 开展试 ⇒ 开展什么 ⇒ 试验 (作宾语)。 | Bổ ngữ là thành phần nói rõ, bổ sung ở phía sau của tính từ, động từ, trả lời các câu hỏi “Như thế nào, “Bao nhiêu”, “Bao lâu”. Ví dụ: 1. 睡够了 ⇒ 睡得怎么样 ⇒ “够了”。 2. 跑了四趟 ⇒ 跑了多少 ⇒ “四趟”。 |
Từ loại | – Thông thường các danh từ trong tiếng Trung, các đại từ, từ chỉ số lượng, đoản ngữ (Do vật lượng từ tạo thành đoản ngữ số lượng) mang tính danh từ đứng phía sau của thuật ngữ là tân ngữ. – Thuật ngữ: Động từ làm trung tâm vị ngữ. Ví dụ: 我有一个问题,可以问你妈? | – Các đoản ngữ chỉ số lượng xuất hiện ở phía sau các thuật ngữ do tính chất của lượng từ quyết định. – Thông thường do động lượng từ tạo thành làm bổ ngữ. Ví dụ: 我们去看一次吧! ⇒ (作补语)。 |
Khi có hoặc không có từ phụ trợ cấu trúc “得”. | – Trong các từ hợp thành như 觉得 (/ Juédé /: Cảm nhận), 获得 (/ huòdé /: Nhận biết), 取得晓得 (/ Qǔdé xiǎodé /: Nhận biết), 得 (/ Dé /: Được, đạt) chỉ là một ngữ tố. – Nếu các từ này làm thuật ngữ, sự xuất hiện của những từ ngữ phía sau chúng không phải là bổ ngữ mà là tân ngữ. Ví dụ: 我一点也不觉得疲倦。 | Trợ từ kết cấu “得” là tiêu chí của bổ ngữ, phía sau vị ngữ xuất hiện “得” thường đều là bổ ngữ. Ví dụ: 你回来那天,杜鹃花激动得流泪了。
|
Có sự thay thế của câu chữ ba trong tiếng Trung hay không?
| – Những đoản ngữ số lượng do vật lượng từ tạo thành, ở phía sau động từ vị ngữ. – Đoản ngữ số lượng có thể thay đổi thành câu chữ “把” là tân ngữ. Ví dụ: 他浪费了两个钟头 ⇒ 能说成: “他把两个钟头浪费了”。 | Đoản ngữ số lượng không thể đổi là bổ ngữ. Ví dụ: 他干了两个钟头 ⇒ 不能说: “他把两个钟头干了”。 |
Dưới đây là các cấu trúc của tân ngữ khi học tiếng Trung cơ bản mà bạn nên hiểu rõ. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn, đặc biệt là những người mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc, một tài liệu hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để xem tài liệu này, chúc bạn học tiếng Trung tốt nhé!