Sau khi quyết định đưa vợ con về quê Qidong sống cùng bố mẹ, chủ nhân của Peng's House đã sửa chữa lại căn nhà cổ. Ngôi nhà mới cần đáp ứng tốt thói quen sống của 3 thế hệ, hài hòa giữa lối sống nông thôn và thành thị, mang lại cảm giác thỏa mái cho toàn bộ các thành viên. Để xây dựng Peng's House, gia chủ đã gặp rất nhiều thách thức.
Peng's House là ngôi nhà có rất nhiều điều thú vị trong thiết kế
Những thách thức lớn khi xây dựng Peng’s House mà gia chủ phải đối mặt
Peng's House nằm ở cuối thôn, khá gần với đường sắt và đường cao tốc nên chịu ảnh hưởng nhiều từ tiếng xe cộ. Để khắc phục, phía Đông và phía Bắc ngôi nhà, những phía hướng ra đường sắt và đường cao tốc sẽ không có cửa sổ. Nhìn vào từ phía đó, ngôi nhà tựa như một pháo đài kiên cố. Cửa sổ sẽ được bố trí ở phía Tây và phía Nam, hướng về phía ngôi làng, những cánh đồng xanh mướt.
Một trong những bất lợi của Peng's House là nằm gần đường cao tốc và đường sắt ở phía Đông và phía Bắc
Để hạn chế tiếng ồn và bụi, các cửa được thiết kế theo hướng Tây và Nam
Các quy định xây dựng ở Qidong rất nghiêm ngặt, việc cải tạo Peng's House phải tuân thủ theo khung ban đầu (diện tích khu đất khoảng 90m2) và hình dáng của ngôi nhà phải giống với dạng “hộp diêm” của ngôi nhà cũ, một công trình nông thôn tiêu chuẩn, được xây dựng vào những năm 1980.
Đây là một trong những thách thức đối với gia chủ và đội ngũ KTS. Việc xây dựng một không gian sống thoải mái cho 3 thế hệ, cân bằng lối sống nông thôn và thành thị với những phép tắc trong một khuôn khổ hà khắc rất khó.
Hình ảnh ngôi nhà cũ
Kiểu tòa nhà “hộp diêm” ban đầu được giữ nguyên
Mặc dù phải tuân thủ rất nhiều quy định nhưng KTS đã nêu ra một giải pháp: đó là cải tạo ngôi nhà theo phương pháp “nửa phá nửa xây”. Cách này không chỉ tăng độ khó mà còn yêu cầu chi phí cao hơn. Trước khi khởi công xây dựng, gia chủ khá tin tưởng rằng mọi việc sẽ suôn sẻ vì hàng xóm xung quanh thân thiện, có quan hệ họ hàng. Tuy nhiên, thực tế thì không dễ dàng như vậy, rất nhiều mâu thuẫn và cãi vã liên quan đến ngôi nhà.
Nhưng may mắn rằng, Peng’s House cuối cùng cũng hoàn thiện. Tuy một phần của ngôi nhà cũ là khu chuồng gà bằng gỗ không được phép xây dựng nhưng nhờ vậy, Peng’s House có vẻ thoáng và mát mẻ hơn.
Khu nhà gỗ không được xây dựng theo đúng ý chủ nhà
Ban đầu, khu nhà gỗ được dự định xây nhà phòng chơi mạt chược của bố chủ nhà nhưng sau đó, đã chuyển thành sân rộng, có bàn ghế ngồi thư giãn và giàn nho trong tương lai
Vẻ ngoài của Peng’s House sau cải tạo vừa có nét giống ngôi nhà cũ nhưng lại có những điểm khác biệt hoàn toàn
Không gian sống cho 3 thế hệ trong Peng’s House
Nhìn từ bên ngoài, Peng’s House chỉ có 2.5 tầng nhưng thực tế bên trong có 4 tầng với thiết kế so le. Trước khi cải tạo, ngôi nhà cũ có 1 sảnh và 1 chái, ngoại trừ sảnh, tầng 1 của chái nhà là nơi ở của người lớn tuổi, tầng 2 gồm các phòng cho trẻ. Đây là một trong những kiểu kiến trúc đặc trưng vào những năm 1980.
Sảnh là không gian nghi lễ trong những ngôi nhà truyền thống, là nơi để thờ cúng tổ tiên, trời đất và cũng là nơi để tổ chức các lễ quan trọng. Peng’s House được thiết kế theo nếp sống truyền thống này nhưng có chút cải biên để phù hợp với thế hệ sau.
Vì cuộc sống ở làng quê rất cởi mở, hàng xóm có thể ghé thăm nhà bất cứ lúc nào nên sân sẽ không có tường rào
Thiết kế tầng 1 kết hợp giữa sảnh truyền thống cùng với các khu vực chức năng khác trong nhà
Cửa chính sẽ luôn mở, các phòng ở tầng 1 dành cho người lớn tuổi, các chi tiết thiết kế sẽ được cố gắng tối ưu hóa cho người cao tuổi trên nền kiến trúc truyền thống
Bên cạnh đó, trong không gian sẽ có một khu bếp khá hiện đại, theo kiểu phương Tây với cửa sổ cao, cho tầm nhìn ra bầu trời và giúp lấy sáng cho không gian
Sàn gạch terrazzo ở tầng khá giống với sàn nhà cũ, dễ vệ sinh
Phòng ngủ của ba mẹ gia chủ có thể đi từ cửa độc lập phía ngoài, luôn mở vào ban ngày và cũng có thể đi thẳng ra vườn nho qua cửa phía Tây, dẫn ra khoảng sân ngồi thư giãn cùng hàng xóm
Tầng 2 là không gian sinh hoạt riêng tư hơn của gia đình, gồm phòng khách và phòng làm việc. Phòng khách kết nối với giếng trời nên rất thoáng và có sự liên kết với các không gian sinh hoạt khác
Trái ngược với không gian mở ở tầng 1, các tầng phía trên được phân tách riêng rẽ hơn
Gần như mỗi căn phòng trong nhà đều ở 1 tầng riêng biệt, vừa có sự ngăn cách độc lập nhưng vẫn có tính tương tác
Thực tế, Peng’s House có một cái tên chính thức khác là Crossing House, thể hiện đúng thiết kế của ngôi nhà
Ở Peng’s House, cửa sổ và cửa trần có số lượng khá nhiều
Ngay từ tầng 1, không gian sảnh chính đã có rất nhiều cửa sổ khác nhau, hướng tầm nhìn rộng ra bên ngoài.
Những ô cửa sổ lớn giúp không gian nhà có nhiều sức sống hơn
Phòng làm việc ở tầng 2, phía Nam có cửa sổ kính kéo dài về phía Tây
Ở phía Nam của ngôi nhà, tầng 3 và tầng 4 tạo thành mối liên hệ giao nhau, thể hiện rõ ở mặt tiền với 2 ban công so le
Ban công trong phòng trẻ ở tầng 3 và phòng ngủ chính ở tầng 4 kết hợp với các ô cửa sổ kính vuông vức ở phòng ngủ cho khách tầng 3 và phòng ngủ chính tầng 4 được bố trí chéo nhau thành hình chữ X
Thiết kế độc đáo này tạo độ sâu, có sự thơ mộng về không gian và tăng tầm nhìn ra ngoài
Một số ô cửa độc đáo khác trong Peng's House
Thiết kế của Peng’s House là sự kết hợp giữa lối sống nông thôn và thành thị, giữa thế hệ cũ và thế hệ mới. Sự hòa quyện trong mối quan hệ giữa ông bà, bố mẹ và con cái tạo thành một kiến trúc đơn giản, hợp lý. Cùng với những yêu cầu nghiêm ngặt khác trong quy định xây dựng tại địa phương, Peng’s House hoàn thiện với vẻ độc đáo, giàu ý nghĩa.
Nguồn: Sưu tầm