Tào Xung | |
---|---|
Tên chữ | Thương Thư |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 196 |
Nơi sinh | Trung Quốc |
Quê quán | Lạc Dương |
Mất | |
Ngày mất
| 208 |
Nơi mất | Trung Quốc |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Tào Tháo |
Thân mẫu | Hoàn phu nhân |
Anh chị em | Thanh Hà công chúa, Hiến Mục Hoàng hậu, Công chúa An Dương, Tào Phi, Tào Quân, Tào Hùng, Tào Thực, Tào Chương, Tào Vũ, Tào Tuấn |
Gia tộc | Tào thị hoàng thất |
Nghề nghiệp | nhà vật lý, tầng lớp quý tộc |
Quốc tịch | Đông Hán, Tào Ngụy |
[sửa trên Wikidata] |
Tào Xung (tiếng Trung: 曹冲, bính âm: Cáo Chōng, 195-208) tự là Thương Thư, là con trai của thừa tướng Tào Tháo thời nhà Hán, là con thứ tư của Tào Tháo với Hoàn phu nhân. Tào Xung qua đời khi còn rất trẻ (năm Kiến an thứ 13), được Tào Tháo yêu quý và được công nhận là một đứa trẻ có tài. Ông được cho là thông minh và được biết đến từ khi còn nhỏ. Khi lên 6 tuổi, Tào Xung đã được xem là ngang tài ngang sức với người lớn và nổi tiếng với câu chuyện về việc cân voi (曹冲称象).
Tào Xung cân voi
Vào thời Tam Quốc, Tôn Quyền, người cai trị Đông Ngô muốn lấy lòng người Ngụy đã gửi một con voi làm quà cho Tào Tháo. Vào thời đó, voi là loài vật hiếm nên khi con voi được gửi đến Kinh đô Hứa Xương, Tào Tháo đã dẫn văn võ quan và con trai Tào Xung đến xem con vật này.
Tào Tháo chưa từng thấy con voi nên thấy rất kỳ lạ. Con voi rất cao lớn, chân dày như cột nhà và người có thể đi dưới bụng nó. Ông ta hiếu kỳ và muốn biết con voi nặng bao nhiêu, nên đã bảo quần thần tìm cách để cân con voi. Điều này khiến mọi người rất bối rối vì không có cách nào cân con voi to lớn như vậy. Lúc này, Tào Xung chỉ mới 6 tuổi nhưng đã đề xuất cách để cân con voi. Tào Tháo đã đồng ý.
Tất cả quan lính văn võ theo Tào Tháo ra bờ sông, nơi một chiếc thuyền lớn neo đậu. Tào Xung yêu cầu lính gác đưa con voi lên thuyền. Khi thuyền cân bằng, cậu bé vạch một đường kẻ đánh dấu mực nước trên thân thuyền. Sau đó, cậu ra lệnh đưa con voi ra khỏi thuyền. Khi đó, thuyền lại nổi như khi chưa có voi. Tiếp đó, cậu yêu cầu lính gác khuân những khối đá với nhiều kích cỡ lên thuyền, khiến thuyền chìm sâu hơn xuống nước. Khi mực nước đạt đến đường kẻ đã vạch trên thân thuyền, cậu ra lệnh cho lính gác dừng việc khuân đá. Sau đó, cậu sai lính lần lượt cân số gạch đá này.
Đến lúc này, mọi người đã hiểu và khâm phục Tào Xung. Tào Tháo cảm thấy vô cùng hãnh diện về đứa con thông minh của mình.
Mặc dù chính sử ghi chép rõ ràng, nhưng Hà Trác (thời nhà Thanh) nghi ngờ rằng sự việc này có thể không chắc đã xảy ra:
“ |
Tôn Sách chết vào năm Kiến An thứ năm, Tôn Quyền mới lên thay, đến năm Kiến An thứ mười lăm Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu, Sĩ Nhiếp đem anh em đến vâng theo mệnh lệnh, sau đó (người Ngô) mới có thể biết được loài voi to (ở Giao Châu), còn Thương Thư (tên tự của Tào Xung) thì đã mất vào năm Kiến An thứ mười ba, do đó việc (Tào Xung cân voi) là bịa đặt. Vạch mực nước đánh dấu trên thuyền thì nghi rằng toán thuật cũng có phép này. |
” |
Mất
Theo sách 'Tam Quốc chí - Ngụy chí - Bỉnh Nguyên chí', năm Kiến An thứ 13, Tào Xung qua đời vì bệnh. Tào Tháo rất đau khổ, đặc biệt về việc không kịp cưới vợ cho con trước khi mất. Con gái của Bỉnh Nguyên cũng mới qua đời, Tào Tháo đề nghị hai gia đình hòa thân, để hai đứa trẻ được hợp táng và kết nghĩa vợ chồng dưới lòng đất. Tuy nhiên, Bỉnh Nguyên không đồng ý. Sau đó một thời gian, nghe nói nhà họ Chân cũng có con gái chết yểu, Tào Tháo đến xin, hai bên chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới, và sau đó là đám tang hợp táng.
Gia đình
- Cha: Tào Tháo
- Mẹ: Hoàn phu nhân
- Anh em: Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực, Tào Hùng, Tào Ngang, Tào An Dân...
Trong văn hóa, nghệ thuật
Trong bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa (năm 2010), cái chết của Tào Xung được các nhà làm phim mô tả là có nhiều uẩn khúc và nằm trong cuộc chiến tranh quyền lực giữa các con của Tào Tháo. Trong phim, Tào Xung bị độc và qua đời, với nghi án đặt cho người anh Tào Phi, người sau này kế vị Tào Tháo.