1. Tìm hiểu thông tin về chứng chỉ PET là gì?
PET là viết tắt của cụm từ Preliminary English Test nghĩa là bài kiểm tra dành cho học sinh THCS. Những người lựa chọn thi chứng chỉ này thường dùng cho mục đích đi du học, đi làm hoặc phát triển công nghiệp ở nước ngoài.
PET là chứng chỉ tiếng Anh tương đương với trình độ trung cấp B1 ở các quốc gia châu Âu, do Hội đồng khảo thí Cambridge ESOL thuộc Đại học Cambridge tổ chức.
Theo khung Châu Âu, chứng chỉ PET của Cambridge tương đương với Ielts 3.5-4.0, Toefl iBT 45 và Toeic 400-500. Chứng chỉ tiếng Anh B1 của Cambridge được công nhận trên toàn thế giới như Ielts, Toeic, Toefl. Đây cũng là một trong những chứng chỉ cần thiết trong hồ sơ xin visa của một số quốc gia.
Nếu bạn không được yêu cầu phải thi chứng chỉ tiếng Anh nào bắt buộc thì PET là lựa chọn tốt nhất vì có tính tổng quát và ứng dụng cao như . Đề thi PET cũng được đánh giá là không quá khó so với Ielts, Toefl và có giá trị lâu dài.
2. Những đối tượng cần thi chứng chỉ PET Cambridge
Đối tượng thi chứng chỉ PET đã được phản ánh trong tên của chứng chỉ, đó là cho những bạn học sinh cấp 2 hoặc những người học đã hoàn thành ở trình độ thấp hơn muốn nâng cao trình độ.
Ngoài ra, PET cũng phù hợp với những người muốn du học tại các trường đại học trên toàn cầu hoặc muốn làm việc ở nước ngoài.
PET chủ yếu dành cho những người muốn sử dụng tiếng Anh trong công việc, học tập, và giao tiếp xã hội. Ngoài ra, nó cũng phù hợp cho những ai muốn định cư, học tập hoặc làm việc ở nước ngoài hoặc trong các công ty đa quốc gia.
3. Cấu trúc của kỳ thi chứng chỉ PET
Cấu trúc của chứng chỉ tiếng Anh PET Cambridge có 4 kỹ năng (Nghe, nói, đọc và viết) với 23 phần. Trong đó cụ thể về mỗi phần thi như sau:
- Bài thi đọc và viết: Tổng thời gian cho phần thi này là 90 phút, nội dung phần thi đó là bạn sẽ phải đọc văn bản từ bài báo, biển báo, tạp chí hay hiểu các vấn đề chính. Ở phần này bạn cần sử dụng từ vựng và cấu trúc logic để viết tin ngắn, viết câu chuyện hay một lá thư khoảng 100 từ.
- Bài thi nghe: Tổng thời gian của phần thi này là 30 phút, bài thi này đòi hỏi bạn phải hiểu được ý của các bài thông báo, bài nói chuyện về cuộc sống hàng ngày.
- Bài thi nói: Tổng thời gian của phần thi này là 10 phút, bạn phải có khả năng trò chuyện được bằng cách trả lời một số câu hỏi và tự tin nói chuyện với giám thị.
Cấu trúc của bài thi chứng chỉ PET
4. Phương pháp tính điểm của chứng chỉ tiếng Anh PET
Tổng điểm của chứng chỉ PET sẽ có kỹ năng đọc và viết chiếm 50% số điểm, kỹ năng nghe và nói đều chiếm 25% số điểm. Để đạt được chứng chỉ, các thí sinh phải đạt từ 120 đến 170 trên thang điểm Cambridge. Chi tiết như sau:
- Chứng chỉ B1 (loại xuất sắc): Từ 160 đến 170 điểm.
- Chứng chỉ B1 (loại giỏi): Từ 153 đến 159 điểm.
- Chứng chỉ B1 (loại đạt):Từ 140 đến 152 điểm.
Chứng chỉ A2 (không đạt): Từ 120 đến 139 điểm.
Khi đã hoàn thành kỳ thi chứng chỉ PET Cambridge theo hình thức truyền thống trên giấy, kết quả sẽ được thông báo trong khoảng từ 4 đến 6 tuần. Nếu bạn chọn hình thức thi trên máy tính, bạn có thể tra cứu kết quả trên trang web của Đại học Cambridge. Đối với phương thức này, bạn sẽ phải đợi từ 2 đến 3 tuần sau khi hoàn thành bài thi.
Phương pháp tính điểm của chứng chỉ tiếng Anh PET
5. Mức độ tương đương giữa chứng chỉ PET và IELTS, TOEIC… là bao nhiêu?
Các chứng chỉ tiếng Anh sẽ có sự quy đổi tương đối điểm ra để thấy đương năng lực tương đương. Theo khung năng lực đánh giá trình độ chuẩn Châu Âu thì chứng chỉ PET sẽ tương đương với:
- Chứng chỉ PET tương đương với trình độ B1
- Chứng chỉ PET tương đương với TOEFL iBT 45
- Chứng chỉ PET tương đương với TOEIC 400 - 500
Chứng chỉ PET tương đương với IELTS 3.5 - 4.0
Nếu tổ chức hoặc cơ quan của bạn không yêu cầu bất kỳ chứng chỉ cụ thể nào, bạn có thể chọn chứng chỉ PET. Bài thi của nó được đánh giá là phổ quát hơn và dễ dàng hơn một số chứng chỉ như IELTS, TOEIC…
Mức độ tương đương giữa chứng chỉ PET và IELTS, TOEIC… là bao nhiêu
6. Phương pháp để rèn luyện cho kỳ thi chứng chỉ PET
Để có đạt được kết quả như ý, bạn cần có những phương pháp ôn luyện hiệu quả để có được kết quả như ý. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên tham khảo:
- Lời khuyên dành cho bài thi nói:
- Hãy nghe kỹ nội dung câu hỏi, nếu như không nghe rõ thì hãy hỏi lại
- Cần ôn luyện trước khi đi thi
- Từ câu hỏi gốc hãy phát triển câu trả lời một cách logic, hợp lý
- Tự tin nhìn giám khảo trong khi thi bài nói
- Không nên học tủ, học thuộc lòng câu hỏi
- Hãy cho mình một thời gian suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi
- Nếu nhận ra lỗi sai ngay hãy sửa lại ngay sau đó
- Cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái khi nói
- Lời khuyên dành cho bài thi viết:
- Hãy luyện viết thường xuyên, lưu ý đến mục đích của bài thư, viết cho đối tượng nào
- Hãy sử dụng cấu trúc và từ vựng của mình, tránh việc tra từ điển hay học vẹt
- Diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác nhau cho bài viết thu hút hơn
- Nên lập dàn ý trước khi viết bài hoàn chỉnh, chú ý đến câu hỏi và câu trả lời của các ý để đảm bảo. Sau khi làm xong hãy kiểm tra lại bài của mình xem đã rõ ràng chưa, có lỗi gì không
- Kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả
- Lời khuyên dành cho bài thi nghe:
- Để rèn luyện kỹ năng nghe không có cách nào bằng việc nghe mọi lúc mọi nơi để trở thành một phản xạ nhanh nhạy với ngôn ngữ.