1. Những điều cần biết về bệnh trĩ cơ bản nhất
Bệnh trĩ là một căn bệnh không còn xa lạ với chúng ta. Hiện nay, bệnh trĩ đang ngày càng xuất hiện ở lứa tuổi rất trẻ. Vậy bệnh trĩ là gì? Tại sao lại phổ biến như vậy?
Khái niệm về bệnh trĩ
Cần hiểu đơn giản, bệnh trĩ là bệnh lý lành tính ở hậu môn. Bệnh do nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Búi trĩ có thể nằm bên trong ống hậu môn hoặc bị lộ ra bên ngoài.
Tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ người ta chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội
-
Trĩ nội: búi trĩ hình thành phía trong hậu môn, bên ngoài không nhìn thấy được.
-
Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở dưới đường lược, xuất phát từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới) và lòi ra bên ngoài hậu môn giống như một đoạn thịt thừa có thể sờ tay thấy.
Bệnh trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn
Trĩ nội được chia làm 4 độ:
-
Độ I: trĩ không sa ra ngoài.
-
Độ II: trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện.
-
Độ III: trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại vào trong.
-
Độ IV: trĩ sa ra ngoài và không thể tự đẩy lại vào trong.
Các cấp độ là một trong những điều cần biết về bệnh trĩ vô cùng quan trọng. Bởi vì khả năng chữa trị nhanh và hiệu quả sẽ giảm dần theo từng cấp độ nặng của bệnh.
2. Nguyên nhân và biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ
Có không ít những nguyên nhân tác động khiến bệnh trĩ hình thành. Trong đó có thể kể đến những yếu tố sau:
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Chính thói quen sinh hoạt hằng ngày không khoa học là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Nguyên nhân chính phải kể đến như:
-
Bị táo bón thường xuyên, đại tiện phải rặn mạnh khiến tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức, lâu dần khiến máu ứ đọng hình thành búi trĩ.
-
Do tình trạng thừa cân, mang thai khiến áp lực từ vùng bụng gây giãn tĩnh mạch hậu môn.
-
Những người thường xuyên phải làm việc nặng, mang vác, kéo đồ nặng quá tải khiến áp lực đè lên hậu môn thường xuyên.
-
Những người làm văn phòng, ngồi quá lâu, ngồi nhiều khiến trọng lượng cơ thể phần trên gây áp lực lớn vùng hậu môn, cản trở lưu thông máu gây hình thành trĩ.
-
Người bệnh có khối u ở trực tràng, u cổ tử cung gây áp lực lên ổ bụng.
-
Người tuổi cao, cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị căng giãn quá mức, nhão và lỏng lẻo.
-
Người thường xuyên giao hợp đường hậu môn gây tổn thương vùng này.
Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây ra
Những biểu hiện của bệnh trĩ
Biểu hiện ban đầu là điều cần biết về bệnh trĩ rất quan trọng nhiều người thường bỏ qua. Thế nên các bạn cần để ý khi có dấu hiệu bất thường dưới đây cần đi khám ngay như:
-
Chảy máu khi đại tiện.
-
Xuất hiện các khối thò ra ngoài khi đại tiện.
-
Ngứa vùng hậu môn.
-
Đau.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh lý nào của cơ thể cũng gây nên những bất lợi nhất định đến sức khỏe. Với bệnh trĩ, các bạn càng không nên chủ quan với bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng. Ở mỗi cấp độ, bệnh gây nên những phiền phức cho người bệnh như sau:
Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Bệnh trĩ khi lộ bên ngoài gây cộm khi ngồi, búi trĩ cọ xát với quần có thể gây chảy máu, đau đớn. Bệnh gây phiền toái rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc đi lại hay ngồi đều khó khăn. Nhất là ở thể nặng khi búi trĩ bị tổn thương, nhiễm trùng có thể chảy máu liên tục, xuất hiện dịch nhầy, mùi hôi khó chịu. Điều này kiến người bệnh không chỉ đau mà còn không thoải mái và mất tự tin trong sinh hoạt.
Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày
Mất máu và nhiễm trùng máu
Một trong những điều cần biết về bệnh trĩ mà ai cũng cần phải tìm hiểu để biết., Đó là các cấp độ của bệnh. Ở cấp độ nặng, người bệnh có thể chảy máu rất nhiều khi đại tiện, ra máu thường xuyên. Cơ thể bị mất máu, mệt mỏi. Nhiều trường hợp búi trĩ bị viêm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu. Bệnh trĩ nặng cũng gây ức chế thần kinh dẫn tới hội chứng rối loạn thần kinh.
Rò hậu môn
Đâu là biến chứng mà không ai mong muốn. Bệnh ở thể nặng khiến búi trĩ bị viêm loét, hoại tử, rò rỉ hậu môn không kiểm soát. Điều nảy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Trĩ có thể gây ung thư hậu môn
4. Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Bệnh trĩ không loại trừ bất cứ ai. Thế nên ngay từ sớm khi cơ thể còn khỏe mạnh, các bạn cần có những giải pháp để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất:
Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ
Để phòng bệnh trĩ, chúng ta cần loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh. Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước. Rèn luyện thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ. Không làm việc quá sức hay mang vác quá nặng.
Điều trị bệnh trĩ
Nếu bệnh nhẹ có thể chữa khỏi bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ (rau, củ, quả,…); uống nhiều nước (2 - 3 lít/ ngày). Loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu,…). Ngoài ra, có thể ngồi ngâm hậu môn vào chậu nước ấm khoảng 10 phút có thể giảm đau, sưng nề và giảm hiện tượng thò búi trĩ ra ngoài.
Nếu bệnh nặng hơn, có thể điều trị ngoại khoa, bao gồm:
- Thắt trĩ bằng vòng cao su.
- Tiêm xơ búi trĩ.
- Mổ trĩ bằng máy cắt nối (phương pháp LONGO).
- Phẫu thuật cắt trĩ - phương pháp cắt bỏ những búi trĩ.
Trên đây là chi tiết những điều cần biết về bệnh trĩ mà bất cứ ai cũng không nên bỏ qua. Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai và bất cứ lúc nào. Vì vậy, các bạn cần đề cao thói quen sống và làm việc để duy trì sức khỏe và thể trạng tốt. Nên thường xuyên khám sức khỏe và đi khám chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường trong cơ thể.