1. Giải thích: tật khúc xạ mắt là gì?
Tật khúc xạ mắt được biết đến là một trong những loại rối loạn mắt phổ biến. Khi mắt khỏe mạnh, ánh sáng sẽ hội tụ tại một điểm trên võng mạc và gửi thông tin về não. Thủy tinh thể giúp điều chỉnh để hình ảnh trên võng mạc được hội tụ chính xác.
Tật khúc xạ mắt là một trong những bệnh lý phổ biến của mắt
Khi mắc phải tật khúc xạ, hình ảnh không được tập trung trên võng mạc, làm cho việc nhìn xung quanh trở nên mờ mịt và thường phải nheo mắt để nhìn rõ hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tật khúc xạ mắt có thể gây suy giảm sức khỏe của mắt theo thời gian.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là học sinh, người cao tuổi, nhân viên văn phòng hoặc những người làm việc thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử, đều có nguy cơ mắc tật khúc xạ mắt tương đối cao.
2. Các dạng tật khúc xạ mắt thường gặp
Thực tế, tật khúc xạ có nhiều dạng, phổ biến nhất là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị, và lệch khúc xạ.
2.1. Cận thị
Cận thị là dạng tật khúc xạ mắt phổ biến nhất, người bị cận thị chỉ nhìn rõ được vật ở gần, trong khi vật ở xa sẽ trở nên mờ mịt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tia sáng không hội tụ đúng vị trí trên võng mạc mắt. Nhóm người có nguy cơ cao mắc cận thị bao gồm học sinh, nhân viên văn phòng,... do thói quen nhìn gần, thiếu ánh sáng,... Ngoài ra, cận thị cũng có thể do yếu tố bẩm sinh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có từ 15 - 40% dân số trên toàn quốc bị mắc cận thị. Trong đó, khoảng 5 triệu trẻ em bị cận thị, chủ yếu ở độ tuổi từ 6 - 15 tuổi. Đây là con số đáng lo ngại, nhấn mạnh sự cần thiết của việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mắt.
Khi mắc cận thị, người bệnh thường không nhìn rõ vật ở xa
2.2. Viễn thị
Khác với cận thị, người mắc viễn thị thường không nhìn rõ vật ở gần mà lại nhìn rõ những vật ở xa. Nguyên nhân là do điểm hội tụ của ánh sáng nằm sau võng mạc. Tật khúc xạ viễn thị có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc một số bệnh lý như sẹo giác mạc hoặc cấu tạo giác mạc dẹt,...
2.3. Loạn thị
Ở bệnh nhân loạn thị, độ cong của giác mạc thay đổi, làm cho hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, dẫn đến việc không nhìn rõ mọi vật xung quanh. Họ luôn cảm thấy hình ảnh mờ nhạt ở mọi khoảng cách. Tương tự như cận thị, loạn thị cũng có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến mắt.
2.4. Lão thị
Lão thị thường xuất hiện ở người cao tuổi do cơ thể dần bước vào giai đoạn lão hóa, khiến khả năng điều tiết của mắt giảm. Người cao tuổi thường không nhìn rõ các vật ở gần. Triệu chứng của lão thị tương tự như viễn thị, nhưng nguyên nhân gây ra hai loại tật khúc xạ này lại khác nhau.
2.5. Lệch khúc xạ
Với căn bệnh này, khả năng khúc xạ của hai mắt không đồng đều, như một mắt cận thị, một mắt viễn thị hoặc hai mắt cận thị lệch độ nhau. Đôi khi, một bên mắt khỏe mạnh và một bên mắt mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Nếu không được điều trị đúng cách, lệch khúc xạ có thể dẫn đến tình trạng nhược thị.
3. Tật khúc xạ mắt phát triển do nguyên nhân nào?
Ngoài việc tìm hiểu về tật khúc xạ mắt là gì, chúng ta cũng cần hiểu nguyên nhân gây ra tật khúc xạ ở mắt để có biện pháp bảo vệ sức khỏe mắt hiệu quả.
Đầu tiên, thói quen sinh hoạt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tật khúc xạ mắt. Khi mắt phải làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi đầy đủ, nguy cơ mắc tật khúc xạ mắt sẽ cao hơn. Thói quen không duy trì khoảng cách vừa đủ giữa mắt với sách vở, thiết bị điện tử và môi trường làm việc, học tập thiếu ánh sáng sẽ gây ra các vấn đề về mắt, bao gồm cả tật khúc xạ. Thêm vào đó, tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh từ điện thoại, màn hình máy tính,... cũng là yếu tố có tác động xấu đến thị lực.
Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể gây hại cho đôi mắt
Trên thực tế, tật khúc xạ mắt có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân đã từng gặp chấn thương ở mắt cần được chăm sóc, bảo vệ đôi mắt cẩn thận, vì họ là nhóm người có nguy cơ mắc tật khúc xạ mắt tương đối cao.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng là nhóm có khả năng mắc tật khúc xạ, vì mắt bắt đầu đi vào giai đoạn lão hóa, khả năng điều tiết giảm đi đáng kể.
4. Bí quyết chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho những người mắc tật khúc xạ
Sau khi đã hiểu về tật khúc xạ mắt là gì và nguyên nhân gây ra, chúng ta cần điều chỉnh thói quen để chăm sóc sức khỏe mắt tốt nhất.
4.1. Thay đổi thói quen trong sinh hoạt và làm việc
- Môi trường làm việc và học tập cần điều chỉnh sao cho mức độ ánh sáng vừa phải, không quá tối cũng không quá sáng.
- Bác sĩ luôn khuyến khích người mắc tật khúc xạ mắt nên sắp xếp công việc và sinh hoạt phù hợp, dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều.
- Khi làm việc, cần giữ khoảng cách giữa mắt và các đồ vật, thiết bị, sách vở,... vừa đủ.
- Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập tốt cho mắt như đảo mắt, áp dụng nguyên tắc 20:20:20 (làm việc 20 phút, cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn xa khoảng 20 feet, tương đương 6m),...
- Trong sinh hoạt hàng ngày, người mắc tật khúc xạ mắt nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì tia UV là nguyên nhân khiến tình trạng tật khúc xạ mắt trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cần sử dụng kính râm khi ra ngoài trời nắng, điều này sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc của mắt với tia UV.
- Khi thực hiện các công việc có thể gây nguy hiểm cho mắt, bạn nên đeo kính bảo hộ để tránh việc mắt bị tổn thương.
Để bảo vệ sức khỏe mắt, bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
- Người mắc tật khúc xạ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ưu tiên thêm vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin A, beta carotene và chất chống oxy hóa. Những thực phẩm này sẽ giúp cải thiện thị lực và tăng cường sức khỏe mắt.
4.2. Định kỳ thăm khám mắt tại các cơ sở y tế đáng tin cậy
Những người mắc tật khúc xạ cần đi kiểm tra mắt định kỳ để theo dõi và kiểm soát mức độ cận thị, loạn thị, viễn thị,... Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử bệnh mạn tính như cao huyết áp hoặc tiểu đường cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe mắt.
Đề xuất bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe mắt
Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc của bạn về: tật khúc xạ mắt là gì, cùng hiểu rõ nguyên nhân gây ra tật khúc xạ mắt. Để bảo vệ sức khỏe đôi mắt tốt nhất, hãy duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh và đến thăm bác sĩ mắt ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.