
Tàu hủ ky | |||
Tiếng Trung | 腐皮 | ||
---|---|---|---|
Phồn thể | 腐竹 | ||
| |||
Tên tiếng Trung thay thế | |||
Tiếng Trung | 豆皮 | ||
|
Tàu hủ ky, còn được biết đến với tên gọi phù trúc hoặc váng đậu, là một sản phẩm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu nành, một lớp màng mỏng chứa đạm và chất béo sẽ nổi lên trên bề mặt nồi sữa đậu. Lớp màng này được vớt ra và phơi khô để trở thành tàu hủ ky.
Nguồn gốc từ ngữ
Tàu hủ ky là từ mượn từ tiếng Tiều 豆腐支, trong khi phù trúc/phù chúc mượn từ tiếng Quảng Đông (tiếng Trung: 腐竹; Việt bính: fu6 zuk1)
Chế biến
Tàu hủ ky có thể được tiêu thụ dưới dạng tươi hoặc khô. Nó thường được sử dụng trong các món ăn chay, ragu, cà ri, hoặc để gói các loại há cảo Trung Quốc và chả giò.
Tàu hủ ky thường có độ mỏng và dính cao, vì vậy nó thường được xếp thành từng lớp khi bán. Trước khi sử dụng, người ta thường chiên sơ để tăng độ cứng cho tàu hủ ky.
Các loại tàu hủ ky

Tươi, khô và gần khô
Có ba loại chính cùng với nhiều biến thể khác:
Phù trúc
Tàu hủ ky dạng miếng to và dài thường được gọi là 'phù trúc' trong âm Hán Việt (tiếng Trung phổ thông: 腐竹 = fǔ zhú; tiếng Quảng Đông: fu6 zuk1).
Hình ảnh




Chú giải
Liên kết
- Xem video trên YouTube
- Ellen's Kitchen - từ điển các thuật ngữ liên quan đến đậu nành
- Lịch sử của Yuba
Món ăn và đồ uống Nhật Bản |
---|