Tết cơm mới của người Pa Kô và những ý nghĩa đặc biệt
Người Pa Kô thường cư trú tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Mỗi khi mùa màng thu hoạch xong, họ cùng tổ chức Tết cơm mới. Lễ còn được gọi là Lễ A Za, là dịp để tri ân thần linh vì một năm sung túc, bội thu.
Tết cơm mới của người Pa Kô mang đúng ý nghĩa quan trọng như Tết Nguyên đán của người Kinh.
Theo quan niệm của người Pa Kô, Tết cơm mới còn là dịp để con cháu quay về quê hương, sum họp và chia sẻ sau một năm lao động. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực gian khổ để có một mùa màng bội thu. Vì thế, Tết cơm mới được coi trọng không kém Tết Nguyên đán của người Kinh. Dù mất mùa hay được mùa, người Pa Kô luôn dâng lên thần linh những sản vật tươi ngon nhất, như lúa mới gặt, gia súc nuôi.
Tết cơm mới của người Pa Kô thường được tổ chức vào thời điểm nào trong năm?
Trái ngược với Tết Nguyên đán của người Kinh, Tết cơm mới của người Pa Kô không có ngày cố định mà phụ thuộc vào thời gian thu hoạch mùa lúa rẫy của họ.
Để tổ chức Tết cơm mới, người Pa Kô cần chuẩn bị những gì?
Tết cơm mới của người Pa Kô tổ chức theo cấp làng, nghĩa là mỗi họ tộc trong cùng một làng sẽ cử người đại diện đi họp, thống nhất ngày tổ chức Tết cơm mới. Sau đó, những người này thông báo cho mọi người trong gia đình.
Sau khi mùa vụ kết thúc, các họ tộc sẽ cử người đại diện để bàn bạc và thống nhất ngày tổ chức Tết cơm mới. Những người này có nhiệm vụ thông báo lại với mọi người trong gia đình.
Những bát lễ vật chứa đựng đầy ý nghĩa biết ơn của người Pa Kô gửi đến các vị thần linh đã ban cho họ một mùa màng phong phú và bội thuận.
Dù gặp khó khăn, nhà nào cũng cố gắng sắm sửa được con gà để dâng lên các vị thần linh trong ngày Tết cơm mới.
Cư dân trong làng tập trung cùng nhau chuẩn bị những mâm lễ vật để dâng lên các vị thần linh trong ngày Tết cơm mới.
Tết cơm mới của người Pa Kô được tổ chức như thế nào?
Phần lễ trong ngày diễn ra Tết cơm mới của người Pa Kô
Lễ hiến tế gia súc cho các vị thần được xem là phần quan trọng nhất trong Tết cơm mới, thường diễn ra từ đêm trước cho đến sáng hôm sau của ngày lễ. Trong buổi lễ, người dân sẽ dựng những cây gỗ lớn từ 1,2 đến 1,5m lên sân cộng đồng rộng khoảng 100m2, sau đó buộc những cây tre tạo hình hoa tre bên cạnh. Gia súc sẽ được để qua đêm, và vào buổi sáng ngày chính thức của Tết cơm mới, người dân Pa Kô sẽ tổ chức lễ đâm trâu, đánh dấu sự khởi đầu của buổi lễ.
Người cao tuổi trong làng sẽ đại diện cho các dòng họ thực hiện lễ cúng Giàng.
Người dân mang lễ vật lên khu vực nhà moòng để dâng lên thần linh sau khi đã cúng tại nhà.
Người Pa Kô sẽ mang lễ vật đi vòng quanh cây nêu được dựng lên ở sân cộng đồng, sau đó dân đồ cúng khi già làng cho phép.
Đại diện các dòng họ đợi để dâng lễ vật.
Kết thúc phần lễ, các già làng, trưởng tộc sẽ cùng nhau nâng ly rượu chúc mừng để thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó.