Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Xíp Xí của dân tộc Thái
Truyền thuyết về nguồn gốc của Tết Xíp Xí, một ngày đặc biệt trong năm của dân tộc Thái
Tết Xíp Xí là một phần của lễ hội cầu mùa của dân tộc Thái trắng, thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh công lao của người lao động nông nghiệp
Ngày Tết Xíp Xí được tổ chức
Tết Xíp Xí diễn ra vào ngày 14/07 âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng của dân tộc Thái trắng để kỷ niệm và ăn mừng thành quả lao động
Trải nghiệm sự sôi động của Tết Xíp Xí
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày Tết Xíp Xí của dân tộc Thái
Mặc dù ngày lễ chỉ diễn ra vào ngày 14/7 âm lịch, nhưng các gia đình đã chuẩn bị từ trước với nhiều công đoạn như hái lá, chuẩn bị đồ ăn để tổ chức lễ cúng đầy đủ và ý nghĩa.
Bánh ít - món không thể thiếu trong ngày Tết Xíp Xí của đồng bào Thái
Xôi ngũ sắc - món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Xíp Xí
Thịt vịt - món cúng không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết Xíp Xí của đồng bào Thái
Gia đình dân tộc Thái chuẩn bị mâm cúng Tết Xíp Xí
Ngày Tết Xíp Xí - ngày rộn ràng, vui nhộn
Trong ngày này, mâm lễ vật được dâng để cầu xin may mắn cho gia đình, dòng họ, và toàn bộ cộng đồng trong bản làng. Mọi người mong muốn được trời đất phù hộ, mong có mưa thuận gió hòa, cầu cho sức khỏe dồi dào để lao động; cầu cho con cái mạnh khỏe, ăn chóng lớn, không bị ốm đau bệnh tật.
Mâm lễ vật thường bao gồm: Thịt vịt, thịt gà, thịt lợn hun khói, nạp sườn, cá nướng (Pa pỉnh tộp), nộm rau cải, canh bon, canh chua, khẩu cắm (cơm nếp nhuộm 5 màu hoặc 7 mầu), bánh ít uôi, bánh chưng gù.
Dâng mâm lễ cúng tổ tiên
Chủ nhà dâng mâm lễ cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính đối với những người đã khuất. Trước bàn thờ linh thiêng, gia đình quây quần và lễ phép để cầu mong con cháu phát triển, gia đình khỏe mạnh.
Một thầy lễ đang thực hiện nghi thức cúng Tết Xíp Xí cho một gia đình
Trong ngày Tết Xíp Xí, bánh ít (nhứa tô pết) là một món không thể thiếu. Người Thái trắng tin rằng thịt vịt liên quan mật thiết đến đồng ruộng và sông suối, việc cúng thịt vịt là để con vịt ăn sạch sâu bọ hại lúa, cũng như xua đi điều không may mắn, điềm xấu theo dòng nước. Sau nghi thức cúng, gia đình quây quần bên mâm cỗ; người già được chúc trăm tuổi, người lớn mong con cái trưởng thành, yên vui...
Sau khi thờ cúng Then, tổ tiên, thần linh và làm vía, trẻ em được khen thưởng và nhận lì xì. Trong ngày Tết Xíp Xí, họ được vui chơi đến tận khi trăng lên. Gia đình ngồi quây quần bên bữa cơm, chúc nhau sức khỏe, hạnh phúc.
Đây cũng là dịp để gia chủ thể hiện lòng mến khách, mời người quen trước vài ngày, tiếp đón nồng hậu, thưởng thức những món ăn dân tộc đặc trưng như Thịt trâu gác bếp Mộc Châu, Xôi ngũ sắc - bánh sắn Mộc Châu,... người khách càng đông thì may mắn càng nhiều. Trong ngày tết, không chỉ có ăn uống mà còn có “khắp chúc muôn” (hát chúc mừng), “khắp sòn côn” (hát dạy làm người) và “khắp báo sao” (hát giao duyên) lúc ăn uống và lúc thăm nhau. Buổi chiều, nhiều bản còn tổ chức hội vui chung, mọi người cùng nhau vui đùa, tạo nên không khí rất dân tộc.
Các hoạt động vui chơi trong ngày Tết Xíp Xí của đồng bào Thái. @Ảnh: vov.vn
Ngày nay, trong bối cảnh xã hội hiện đại và sự giao thoa văn hóa, những lễ hội truyền thống như Tết Xíp Xí của đồng bào Thái vẫn được tổ chức và duy trì, mang trong mình ý nghĩa và tinh thần văn hóa của dân tộc. Dù có những thay đổi nhưng ý nghĩa và giá trị nhân văn của Tết Xíp Xí vẫn được thực hiện và lan tỏa, giữ gìn và truyền bá tới hậu thế.
Tác giả: Thụy Anh
Nguồn: Tổng hợp