1. Niềng răng có thật sự làm răng yếu đi?
1.1. Niềng răng là gì?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng như mắc cài, dây cung, khay niềng hoặc hàm tháo lắp để di chuyển, điều chỉnh vị trí, hướng và chiều của răng, giúp răng trở nên đều đặn và cân đối hơn. Đây là một trào lưu thẩm mỹ nha khoa phổ biến, được coi là “cứu tinh” cho những người có vấn đề về răng miệng như: răng hô, răng thưa, răng khấp khểnh,...
Niềng răng giúp bạn thêm tự tin khi cười
Những tác dụng của niềng răng bao gồm:
- Cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng, tăng sự tự tin.
- Giúp khớp cắn cân đối, cải thiện khả năng nhai.
- Ngăn ngừa tác động tiêu cực đến hàm và khớp thái dương.
1.2. Răng có thể bị yếu do niềng không?
Khi niềng răng, hàm phải chịu tác động từ khay niềng hoặc mắc cài, nên nhiều người lo lắng niềng răng có làm yếu răng không. Đặc biệt, với những trường hợp hàm răng phức tạp, phải nhổ răng để đạt hiệu quả cao thì lo ngại này càng dễ hiểu.
Thực tế, phần lớn những người đã niềng răng cho biết việc này không làm răng yếu đi. Một số trường hợp răng bị yếu sau khi niềng là do nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, chất lượng vật liệu niềng, kỹ thuật thực hiện,... Điều này có nghĩa là nếu niềng răng được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, sử dụng vật liệu đạt chuẩn,... thì răng không chỉ chắc khỏe mà còn đều và đẹp hơn trước.
2. Cách xử lý khi răng bị yếu sau niềng
2.1. Phương pháp xử lý khi răng yếu đi sau niềng
Mặc dù tỷ lệ răng yếu sau niềng rất thấp, nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, tốt nhất nên:
- Tìm đến bác sĩ nha khoa
Nhiều người sau một thời gian niềng răng phát hiện răng yếu đi, tự tìm cách khắc phục nhưng không hiệu quả, thậm chí làm tình trạng răng tồi tệ hơn hoặc gây ra các bệnh lý nha khoa.
Chọn cơ sở nha khoa uy tín để không phải lo lắng về việc niềng răng có làm yếu răng
Vì vậy, trong tình huống này, hãy liên hệ hoặc gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả. Thường thì bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra tình trạng xương và chân răng, từ đó đề xuất biện pháp xử lý. Nếu răng yếu do bệnh nướu, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật hoặc kê đơn thuốc. Nếu răng yếu do chân răng ngắn hoặc mật độ xương hàm kém, có thể cần ghép xương,...
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trong quá trình chỉnh nha, xương hàm tái tạo lại làm chân răng dịch chuyển và yếu hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này không phải là lý do khiến bạn lo lắng niềng răng có làm yếu răng không. Để tránh làm răng yếu đi, trong những ngày đầu sau niềng răng, hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai, giòn,... Thay vào đó, hãy ăn đồ mềm, cắt nhỏ thức ăn và tránh các động tác mạnh cho răng.
Vệ sinh răng đúng cách giúp răng không yếu đi sau khi niềng
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
Trong suốt quá trình niềng răng, bạn cần duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe răng và nướu, tránh tình trạng răng bị yếu đi sau niềng do bệnh lý nha khoa.
2.2. Biện pháp phòng ngừa răng yếu đi sau khi niềng
Như đã chia sẻ về thắc mắc niềng răng có làm yếu răng không, có nhiều yếu tố khiến răng yếu đi sau khi niềng như: tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ, chất lượng vật liệu niềng, biện pháp chăm sóc sau niềng,... Vì vậy, để không phải lo lắng về việc niềng răng làm yếu răng, quan trọng nhất là chọn cơ sở nha khoa uy tín được nhiều người tin tưởng.
Khi niềng răng tại cơ sở y tế uy tín, quá trình sẽ được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và tay nghề cao, đảm bảo lực siết mắc cài chuẩn. Điều này giúp răng không phải chịu áp lực quá mạnh hay quá nhanh, giảm thiểu nguy cơ chân răng ngắn và răng yếu đi sau niềng.
Hơn nữa, tại cơ sở nha khoa uy tín, bạn sẽ được sử dụng vật liệu niềng răng đạt chuẩn và được bác sĩ chụp, đọc phim X-quang chính xác để phát hiện các vấn đề của răng như: xương hàm khó phát triển, chân răng ngắn,... Bác sĩ sẽ biết cách xử lý để niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất khi gặp những vấn đề này.