1. Sự thay đổi của em bé trong tuần thai thứ 33
Thai 33 tuần nặng bao nhiêu?
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ ((American Pregnancy Association – APA) thì cân nặng của thai nhi tại tuần thai thứ 33 trung bình là khoảng 1807 - 2419g (trung bình 2103g), kích thước này tương đương bằng một quả bí đao và chiều dài khoảng 42cm.
Trên thực tế mỗi trẻ sẽ có sự thay đổi khác nhau nên nếu chỉ số phát triển thể chất của bé có thay đổi nhẹ so với mức trên thì mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, miễn là chỉ số vẫn trong giới hạn bình thường là được.
Bên cạnh băn khoăn thai 33 tuần nặng bao nhiêu thì các mẹ cũng cần lưu ý về những chỉ số quan trọng khác của thai nhi đó là:
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 78 - 88mm, trung bình 83mm;
-
Chu vi đầu (HC): trong khoảng 289 - 318mm, trung bình 303mm;
-
Chu vi bụng (AC): 269 - 308mm, trung bình 288mm.
Mẹ bầu ở tuần thai 33 cần chú ý đến việc tăng cân và dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đây là giai đoạn quan trọng để bé phát triển toàn diện. Hãy tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu ở tuần thai 33 qua thông tin dưới đây.
Con số trên chỉ mang tính tham khảo nên bác sĩ sẽ căn cứ trên số liệu tại khu vực, chủng tộc tham chiếu để theo dõi.
Bên cạnh vấn đề chỉ số cơ thể, em bé ở tuần thai 33 đã thay đổi ra sao về diện mạo và kỹ năng?
-
Lớp mỡ đã dày hơn trước: bé sẽ trông tròn trĩnh và mịn màng hơn. Lớp mỡ dày có tác dụng bảo vệ thân nhiệt của bé khi chào đời;
-
Khả năng vận động: giai đoạn thai 33 tuần nước ối sẽ nhiều lên, em bé nặng hơn và chiếm nhiều diện tích trong tử cung, do đó mẹ có thể cảm nhận rõ những chuyển động nhất là những cú đạp lên thành bụng của bé;
-
Có thể phân biệt ngày đêm: khi bé ngủ mắt sẽ nhắm và mở ra khi thức. Thành tử cung của mẹ vào tuần thai thứ 33 sẽ mỏng dần đi, do đó ánh sáng sẽ dễ dàng xuyên qua lớp da tại đây nên thai nhi có thể phân biệt được ánh sáng đêm và ngày;
-
Phòng tuyến miễn dịch của bé được thiết lập và phát triển nhưng mẹ vẫn có thể tiếp tục truyền được kháng thể sang cho con tới khi bé chào đời.
Cơ thể mẹ sẽ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 33
Không chỉ có thai nhi trong bụng đạt được những mốc phát triển mới khi sang giai đoạn 33 tuần, mẹ cũng có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
-
Xuất hiện các nốt lằn đỏ trên bụng khiến mẹ bị ngứa ngáy khó chịu. Nếu dấu hiệu này được tìm thấy cả ở mông và đùi thì rất có thể mẹ đang bị nốt sần thai kỳ (hay sẩn ngứa mề đay - PUPPP). Nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh chóng về cân nặng của cả mẹ và bé khiến các tế bào da không phát triển kịp nên da dễ bị rạn, tuy tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng đem lại cảm giác khó chịu và gây mất thẩm mỹ;
-
Mệt mỏi, mất ngủ: sự mệt mỏi này dù không tới nỗi khổ sở như giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng cũng gây không ít phiền toái cho mẹ bầu. Thai nhi đè lên bàng quang sẽ khiến mẹ hay bị buồn tiểu, nhất là buổi đêm, đồng thời mẹ cũng không thể nằm ngửa khi ngủ mà phải lật trở mình hai bên cho đỡ mỏi. Trong trường hợp mẹ nằm hoặc ngồi lâu, hãy ngồi dậy từ từ vì nếu làm động tác này quá nhanh sẽ khiến máu bị dồn xuống chân dẫn đến hiện tượng giảm huyết áp tạm thời, mẹ dễ bị chóng mặt. Bên cạnh đó trước khi đi ngủ mẹ nên ngâm chân bằng nước ấm, tránh ăn quá no, không tập thể dục, nhờ người nhà massage thư giãn, nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách để dễ đi vào giấc ngủ hơn;
Móng tay giòn: móng tay mẹ sẽ nhanh dài và giòn hơn bình thường. Lúc này mẹ nên bổ sung biotin từ bơ, chuối và các loại hạt ngũ cốc;
- Hay quên: hiện tượng này là do hormone gia tăng khiến các nơ ron thần kinh giảm hoạt động, hoặc mẹ lo nghĩ quá nhiều nên giảm sự tập trung vào các công việc khác. Đôi khi hay quên còn là do thiếu ngủ và mệt mỏi;
Giãn tĩnh mạch: biểu hiện là các mạch máu nổi gồ, dễ dàng nhận ra ở bắp chân. Mẹ bầu đôi khi sẽ có cảm giác nặng nề, đau tức ở chân. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra khi mẹ mang thai thì khi bé chào đời nó sẽ biến mất;
-
Bổ sung axit béo omega-3 (DHA): dưỡng chất này giúp ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh, giảm khả năng chuyển dạ sinh non và thai nhi cần DHA để phát triển thị lực và trí não. DHA chứa nhiều trong dầu cá, cá lóc, cá da trơn, cá hồi, tôm, trứng, tảo,... Không nên ăn cá ngừ, cá mập, cá kiếm vì chứng chứa nhiều độc tố có hại cho thai nhi. Nếu mẹ không thích những món ăn này thì có thể lựa chọn viên uống bổ sung DHA theo chỉ định của bác sĩ;
-
Canxi: bên cạnh việc uống sữa bầu, các mẹ có thể biến tấu các món ăn trở nên đa dạng hơn mà vẫn đảm bảo được lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và bé, ví dụ như trộn sữa vào sinh tố, thay sữa bằng phô mai hoặc sữa chua. Nếu bỏ qua sữa thì cũng đồng nghĩa với việc mẹ đã bỏ qua một lượng lớn vitamin D có trong sữa. Lưu ý: thai phụ nên chọn loại sữa ít hoặc không đường, dễ tiêu hóa, hạn chế tăng cân để kiểm soát lượng đường trong máu tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ;
-
Hấp thụ nhiều chất xơ và vitamin C từ rau tươi và trái cây: điều này giúp các mẹ không những đẹp da mà còn hạn chế tình trạng táo bón rất hiệu quả;
-
Mẹ bầu nên áp dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng vì điều này sẽ giúp các mẹ trở nên dẻo dai hơn và tăng trương lực cơ rất có lợi cho việc sinh nở và hồi phục sức khỏe sau khi sinh.
Các thai phụ nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ
Như vậy qua bài viết bạn đã nắm được thai 33 tuần nặng bao nhiêu và có những sự thay đổi như thế nào về hình dáng cũng như kỹ năng mới trong bụng mẹ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nào uy tín để thực hiện khám thai định kỳ, hãy đến Chuyên khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Mytour.
Tại đây, các mẹ bầu sẽ được những chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện thăm khám và tư vấn tận tình, cập nhật tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời đưa ra những chỉ định kịp thời giúp các mẹ phòng tránh được các rủi ro thai kỳ. Cùng với đó, Chuyên khoa Sản còn được trang bị các máy móc hiện đại như máy siêu âm (Doppler màu, 3D, 4D) cho hình ảnh rõ nét với độ phân giải cao, Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác các bất thường thai kỳ.