Câu chuyện về bóng ma tại Mũi Hảo Vọng
Mũi Hảo Vọng là một trong những địa điểm xa xôi nhất của Nam Phi giáp biển và là một địa danh nổi tiếng trong giới hàng hải. Từ thời trung đại đến cận hiện đại, khi chưa có kênh đào Suez, Mũi Hảo Vọng là điểm mốc mà các tàu biển thương mại phải vượt qua nếu muốn di chuyển giữa Âu và Á.
Một câu chuyện nổi tiếng liên quan đến địa điểm này là truyền thuyết về người Hà Lan bay (The Flying Dutchman). Theo truyền thuyết, thuyền trưởng Van der Decken sau một chuyến viễn Đông thành công đã hướng về Mũi Hảo Vọng để trở về Hà Lan. Ông dự định xây dựng tại đây một trạm dừng chân cho các tàu thương mại. Tuy nhiên, trong khi đang mơ màng về kế hoạch của mình, thuyền trưởng đã không chú ý đến cơn bão dữ dội (vùng biển quanh Mũi Hảo Vọng thường có bão, trước khi được đổi tên, nơi này được gọi là Mũi Bão Táp). Mặc dù các thủy thủ ngăn cản, ông vẫn ra lệnh tiếp tục đi thẳng vào cơn bão, dẫn đến cái chết của toàn bộ thủy thủ đoàn, chính ông và con tàu. Sau này, khi vùng biển này có bão, người ta đôi khi nhìn thấy con tàu từ thế kỷ 17 lướt trên mặt biển hoặc trên trời, với thuyền trưởng mãi mãi đi tìm Mũi Hảo Vọng.
Người ta tin rằng vị thuyền trưởng đã thấy một ảo ảnh.do chính ông tự tạo ra từ sự say mê với Mũi Hảo Vọng (Ảnh: Tvtropes.org)Theo đuổi con người thật hay chỉ là ảo ảnh?
Trong cuộc sống, chúng ta luôn tìm kiếm một lý tưởng sống, điều gì được gọi là lý tưởng thì phải đẹp đẽ và vĩ đại, lý tưởng đó đủ để thay đổi toàn bộ cách nhìn cuộc sống của một người, thay đổi cả đời người đó. Điều này giống như thuyền trưởng tìm thấy Mũi Hảo Vọng trong cơn bão hay kẻ lữ hành tìm thấy ốc đảo giữa sa mạc.
Việc tìm kiếm lý tưởng sống không dễ dàng, vì thế nhiều người chọn hình mẫu của một ai đó – thường là người đã thành công (hoặc có vẻ như thành công) và biến người đó thành thần tượng của mình.
Nhưng không phải ốc đảo nào trong sa mạc cũng là thật, việc tôn sùng những hình tượng này có một khía cạnh không khách quan là thần thánh hóa các hình ảnh trong tâm trí người theo đuổi, biến những người được theo đuổi trở thành những vị thần hoàn hảo, những ảo ảnh không có thực.
Ảo ảnh hồ nước trên sa mạc (Ảnh: flickr.com)Hiện nay, cả thế giới và tại Việt Nam, giới trẻ thường noi theo những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội, đa phần là trong lĩnh vực giải trí và thể thao. Những người này thường cùng độ tuổi nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Điều này không có gì sai cho đến khi biến những người theo đuổi thành những kẻ “cuồng đạo” và không còn nhận thức được đúng sai, đạo đức.
“Trong mắt kẻ cuồng đạo, không ai đẹp hơn các vị thần” – Vô Danh.
Hãy cùng phân tích một ví dụ gần đây
Ngô Diệc Phàm và người tố cáo đầu tiên (Ảnh: Sohu)
Giai đoạn thứ hai - Khi cơ quan công tố tạm giữ Phàm: vì có chứng cớ xác nhận cho thấy các cáo buộc có căn cứ, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã tạm giữ Phàm như một nghi can trong hàng loạt vụ án liên quan đến cưỡng dâm, môi giới mại dâm,… Cần nhấn mạnh rằng tại Trung Quốc, các tội danh liên quan đến tình dục được coi là đại tội và những người vi phạm thường bị gọi là “cầm thú”. Ở giai đoạn này, những người hâm mộ của Phàm vẫn kiên trì cho rằng cơ quan chức năng đã làm sai và có liên quan đến những nạn nhân, họ không tin rằng một người hoàn hảo như Phàm có thể là một “cầm thú”. Thậm chí một số cô gái đã đứng ngoài cơ quan cảnh sát nơi Phàm bị tạm giam để lên tiếng phản đối.
Ngô Diệc Phàm và văn bản “phong sát” của Ủy ban Công tác Thanh niên Trung Quốc (Ảnh: congly.vn)
Có thể thấy rằng, những người “cuồng đạo” này không thần tượng Ngô Diệc Phàm như con người thực tế của anh ta, mà đang thần tượng HÌNH ẢNH ĐÃ ĐƯỢC VẼ NÊN trong tâm trí của chính họ, hình ảnh này Ngô Diệc Phàm là một vị thần hoàn hảo, không tì vết, hậu quả là họ đã bỏ quên những nguyên tắc, đạo lý hay logic mà chính họ sẽ không thể tha thứ nếu đó là người khác.
“Đừng thần tượng bất cứ ai, vì ngay cả những người vĩ đại nhất cũng có lỗi lầm, và vì bạn sẽ biến những lỗi lầm đó thành của mình ngoài những lỗi lầm đã có sẵn.”“(điều này đúng cả trong nghệ thuật và đạo đức)”Do đó, việc đánh giá một người, một tượng đài là rất quan trọng để xác định lý tưởng của người trẻ, nhưng điều này không hề dễ dàng.
Nghịch lý trong việc đánh giá một người: không nhiều hơn, không ít hơn.
Loài cá đèn sống ở độ sâu biển sâu là một ví dụ sống động nhất về sự nguy hiểm của vẻ đẹp hoàn mỹ được hình thành trong tâm trí của những người theo đuổi, trong cái tăm tối hơn 2000 mét dưới đáy biển, ánh sáng của loài cá này như một cứu rỗi cho những sinh vật ngàn năm không nhận được ánh sáng.
Sự cứu rỗi này đẹp đến mức sẽ khiến những sinh vật nhỏ bé không nhìn thấy những hàm răng nguy hiểm phía sau, và thậm chí sau khi bị nuốt, những con cá có lẽ vẫn tin rằng: “đó là một ánh sáng tuyệt đẹp!”.
Không bao giờ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đặc biệt chỉ từ một góc độ là bài học mà chúng ta đã được dạy từ khi còn nhỏ, từ câu chuyện dân gian về “thầy bói xem voi” hay thành ngữ “đừng bao giờ đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó”.
Thầy bói xem voi (Ảnh: sách Ngữ Văn 6)
Người viết cho rằng cần phải đặt bài học này ở một mức độ cao hơn, đó là: những gì chúng ta nhìn thấy cần được đánh giá một cách khách quan và trần trụi nhất có thể, không suy diễn hơn những gì chúng ta nhìn thấy và có thể đánh giá một cách khách quan, nói một cách khác là không nên kết luận khi không có đủ căn cứ. (nhưng cái đủ căn cứ là bao nhiêu?, điều này phải dựa vào kinh nghiệm sống).
Nhưng đồng thời, kết luận có căn cứ, tức là những kết luận được xây dựng dựa trên dữ liệu và thông tin khách quan, trải qua thời gian thử nghiệm, thì cũng có thể đánh giá được sự vật, hiện tượng. Lấy ví dụ về việc Elon Musk phát triển tên lửa tái sử dụng. Sau khi hoàn thành sứ mệnh trên không gian, tên lửa được lập trình để quay về mặt đất và hạ cánh vào vị trí chỉ định, hoàn hảo và nguyên vẹn, sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo, điều này chưa từng có tiền lệ trong ngành hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tên lửa của Musk đã gặp nhiều sự cố và nổ tung trước khi thành công, không thể phủ nhận trước những thất bại trong các lần phóng, đội ngũ SpaceX đã rút ra hơn một lần quỹ đạo “hoàn hảo”, nhưng kết quả vẫn là rất nhiều triệu đô la bị thất thoát, những kết luận sai lầm này chính là những cơ sở, đã được thử nghiệm để tạo ra kết luận có căn cứ - lần phóng thành công. Áp dụng trong cuộc sống, đây chính là kinh nghiệm sống.
Tên lửa tái sử dụng của SpaceX (Ảnh: Arstechnica.com)
Cùng quay với Ngô Diệc Phàm, trong con mắt của những người dù yêu thích hay không, Phàm là một người tuấn tú, hát hay và có sức ảnh hưởng lớn trong giới giải trí, điều này được chứng minh thông qua các bảng xếp hạng âm nhạc và xếp hạng ảnh hưởng. Tuy nhiên, kết luận rằng Phàm là người có đạo đức vì... anh ta biểu diễn tốt trên sân khấu hoặc vì bị cảnh sát bắt là không có căn cứ. Vậy tại sao mọi người vẫn tin tưởng tuyệt đối? Có lẽ fan – những người theo đuổi của Phàm không thể từ bỏ ảo tưởng về Phàm trong họ (một điều không thực tế).
Không chỉ nghệ sĩ, người trẻ cũng thần tượng nhiều loại người khác nhau trong xã hội, thần tượng hóa ảo tưởng trong tâm trí. Người viết sẽ liệt kê ví dụ điển hình và phân tích về cách đánh giá một người:
Không đánh giá, kết luận về người khác nhiều hơn thông tin ta biết về họ….
1. Tiến sĩ, đây là học vị cao nhất mà một người có thể đạt được thông qua học tập và nghiên cứu, trong tâm trí của hầu hết mọi người, đây là những “người thông thái”, học rộng, hiểu biết sâu sắc. Thực tế, học vị tiến sĩ có thể đạt được thông qua việc nghiên cứu MỘT ĐỀ TÀI và bảo vệ MỘT LUẬN VĂN trong MỘT LĨNH VỰC cụ thể, và thường các đề tài này rất cụ thể và chi tiết, nó rất cá nhân, những tiến sĩ có kiến thức sâu nhất trong lĩnh vực của họ không đồng nghĩa với việc họ hiểu biết sâu rộng về mọi vấn đề. Đây là nhóm đối tượng thường bị hiểu nhầm nhất trong các hoạt động giáo dục đào tạo, người viết từng biết một tiến sĩ chuyên ngành kinh tế lại đi giảng về thành công, viết sách về thành công, kiểm soát tâm trí, cảm xúc, hôn nhân, gia đình, dù ông ta là tiến sĩ chuyên ngành kinh tế. Ông ta nói chuyện có phần tục tĩu, nhưng với những người theo đuổi, đó là “lời nói thẳng từ tâm”. Người viết cho rằng không phải vị tiến sĩ này không có quyền nói về những điều trên, nhưng việc luôn đề cập đến danh hiệu tiến sĩ (chuyên ngành kinh tế) để thu hút người nghe về thành công, gia đình, hôn nhân, tâm lý là không phải là một hành động đúng đắn, tương tự như một tiến sĩ tâm lý lại giảng giải về công nghệ thông tin. Như vậy, danh hiệu tiến sĩ đã bị hiểu nhầm từ “người chuyên ngành” trở thành “người thông thái”.
Tiến sĩ (PhD) chỉ nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của họ trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Ảnh: IDP.com)
… Nhưng cũng không thể đánh giá, kết luận một người chỉ dựa trên thông tin ta biết về họ
2. Người tốt - sẽ thật kỳ lạ khi người viết đột nhiên đưa một danh từ không phải danh hiệu, cũng không phải học hàm, học vị hay chức sắc để giải thích cho hiện tượng thần tượng hóa của người trẻ. Xin hãy để người viết được giải thích, trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều người, và chúng ta thường phân tích, đánh giá và phân loại thành một trong hai nhóm: tốt hoặc xấu. Ví dụ: cha, mẹ, người yêu thương ta: người tốt; Bạn trai cũ, bạn gái cũ, người làm đau chúng ta: người xấu (Người viết đang đề cập đại đa số, không sử dụng những trường hợp cá biệt để đánh giá). Bằng cách nhìn nhận như trên, chúng ta sẽ tránh được việc bị tổn thương, tuy nhiên mặt trái là chúng ta sẽ nhìn nhận phiến diện rằng một người chỉ có thể hoàn toàn xấu, hoặc hoàn toàn tốt.
Việc này hiện rõ nhất ở những cặp đôi yêu lần đầu, khi đang yêu, trong mắt người tình, đối tượng luôn là người hoàn hảo và các khuyết điểm dễ dàng được bỏ qua chỉ cần người đó quan tâm đến bạn, tuy nhiên, khi một mối bất hòa xảy ra (ví dụ bạn nam tát bạn nữ một cái vì nóng giận đến đỉnh điểm), đối tượng sẽ có xu hướng đặt câu hỏi “tại sao một người yêu mình lại có thể hành động như vậy?” và sẽ dễ dàng đi đến kết luận : “chỉ có thể là người đó HOÀN TOÀN không yêu mình”, dù sau đó người bạn trai có cố gắng giải thích thế nào, trong mắt đối phương, anh ta đã là kẻ xấu.
Kết luận này có thể hiểu được khi bạn không đủ trải nghiệm trong cuộc sống, và chỉ phân loại một người hoàn toàn tốt (entirely good) hoặc hoàn toàn xấu (entirely bad). Con người luôn có phần “con”- tức là phần thú, mặt xấu, trái với nhân tính – tức phần “người”. Chúng ta luôn có một con quái vật, nằm ẩn sâu bên trong tâm thức, nhưng bị phần “người” kiềm hãm không dễ thoát được ra ngoài. Tôi đã từng tin ông của mình là một người hoàn toàn tốt, cho đến khi biết được trong chiến tranh, ông đã nổ súng và giết chết nhiều kẻ địch – vốn dĩ cũng là con người, dù có thể biện minh đó là trong cuộc chiến, nhưng không thể phủ nhận việc ông đã tước đi mạng sống của của người khác và ông tự dày vò cho đến khi qua đời, vì kẻ thù cũng có thể là một người chồng, một người cha, một người ông của ai đó. Hay chính bản thân người viết cũng từng cho rằng bản thân là người tốt cho đến khi bị kẹt xe hàng tiếng đồng hồ, và khi bị người phía sau đâm vào đuôi xe, người viết đã thét lên “bị mù à!” – một hành động chưa từng xảy ra, nó khiến chính người viết bị ngạc nhiên về khả năng “ác” của bản thân. Bạn đã từng tự ngạc nhiên về khả năng 'xấu'/'ác' của mình chưa?
Nếu người đọc vẫn nhất quyết tin rằng có những người có tâm hồn của thiên thần – không có phần “con”, bạn có thể tìm thêm các thông tin về thí nghiệm Milgram trên lòng ác của con người. Tóm lại, không có người tốt hay người xấu, chỉ có người tốt, xấu tại các thời điểm khác nhau, và đối với người bình thường, các thời điểm xấu sẽ ít xuất hiện hơn nhiều, nhưng khi nó xuất hiện, đừng lấy làm ngạc nhiên. Đây là một bài học đắt giá trong việc đánh giá một người.
Tốt và xấu luôn đi đôi với nhau (Ảnh: Phim The Emperor's New Groove)
Người viết xin nhắc lại, không đánh giá một người chỉ dựa trên những gì ta thấy và không đánh giá một người nhiều hơn những gì ta thấy là điều rất khó, nhưng lại là một nghịch lý điều hòa song song, và chúng ta luôn cần thực hiện điều này, như một cách để bảo vệ bản thân trong xã hội loài người.
Cách nhận biết bạn đang theo đuổi một ảo ảnh
Từ hiện tượng và các ví dụ ở trên, người viết cho rằng, người đọc đã phần nào dự đoán được cách để xác định liệu ta có đang thần tượng một ảo ảnh trong tâm trí hay không. Đó là bằng phương pháp thử tưởng tượng, nếu có một tin xấu, có xu hướng làm mất đi hình ảnh của người bạn đang theo đuổi (nghệ sĩ, sếp, cha, mẹ, …), bạn sẽ thể hiện ra sao và hành động như thế nào?, ngay lập tức bị tức giận hay vẫn giữ bình tĩnh?, ngay lập tức tìm lý do để phản bác hay xem xét vấn đề từ cả hai phía?. Nếu hành vi của bạn đều là vế trước của hai câu hỏi: bị tức giận và tìm lý do để phản bác, có lẽ bạn cần trả lời một câu hỏi lớn hơn: Bạn có đang nhìn nhận một người như chính họ, hay đang thần tượng hóa hình ảnh của họ trong tâm trí của bản thân?
Không có cảm giác nào tồi tệ hơn bị phản bội, nhất là với người mà bạn đặt niềm tin và thần tượng, do đó hãy đặt đúng chỗ, đúng lúc. “Càng ít kỳ vọng càng ít thất vọng” không chỉ là câu nói về việc niềm tin có thể bị phá hủy, mà còn về việc phải nhìn nhận sự việc, con người đúng như bản chất của nó.
Bạn có sẵn lòng chấp nhận khi thần tượng bị “lung lay”? (Ảnh: Psychology-spot.com)
Tóm tắt
Người viết hy vọng đã giúp bạn khám phá một phần nhỏ (dù rất mỏng) của sự thật xung quanh chúng ta, để bạn có thể nhìn thấy rõ hơn hiện tượng thần tượng hóa trong tâm trí mỗi người, đặc biệt là người trẻ. Hi vọng người viết đã trang bị cho bạn một chiếc la bàn nhỏ trong biển cả thông tin truyền thông, để bạn không còn là thuyền trưởng lạc lõng dễ bị mê hoặc bởi ảo ảnh trong tâm trí.
Chúc bạn sớm nhận ra mũi Hảo Vọng thực sự.
Tác Giả: PresentMen