Thảo luận:Điện trường
Tôi muốn hiểu về 'môi trường đặc biệt xung quanh điện tích'. Điện trường tạo ra lực tác động lên các điện tích khác đặt trong nó nhưng lực đó được truyền đi bằng cách nào? Có thể nguyên nhân truyền lực là do sự tương tác giữa các phần tử trong môi trường chứ? Để nói cụ thể hơn, tôi thắc mắc lực được tạo ra từ đâu! 210.245.31.17 02:13, 10 tháng 10 2006 (UTC)[email protected]
ĐIỆN TRƯỜNG Khái niệm điện trường
Vật lí học hiện đại đã chỉ ra rằng xung quanh điện tích tồn tại một môi trường vật chất được gọi là điện trường. Một đặc tính cơ bản của điện trường là khi có một điện tích đặt trong điện trường thì điện tích đó chịu tác động của lực điện. Nhờ có điện trường mà hai điện tích tương tác với nhau.
Điện trường là một loại vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh điện tích và có tác động lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Cường độ điện trường
a) Cường độ điện trường: Chúng ta xét các đặc tính và tính chất của điện trường của một điện tích khi điện tích đó đứng yên. Điện trường như vậy được gọi là điện trường tĩnh. Để nghiên cứu điện trường, chúng ta dựa vào tác động của nó lên các điện tích thử.
-
- E = F/ q
Cường độ điện trường tại một điểm là một đại lượng vật lý đặc trưng cho điện trường về mặt tác động lực, được đo bằng tỉ số của lực điện trường tác động lên một điện tích thử đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích thử đó.
Ở các điểm khác nhau, cường độ điện trường thường có độ lớn, hướng và phương khác nhau. Để làm cho điều này cụ thể hơn, chúng ta sẽ nói: cường độ điện trường do một điện tích gây ra tại một điểm.
b) Lực tác động lên điện tích đặt trong điện trường.
Nếu q > 0 thì F cùng hướng với E; một điện tích dương ban đầu đứng yên sẽ di chuyển theo hướng vectơ cường độ điện trường. Ngược lại, lực điện tác động lên điện tích âm lại có hướng ngược với hướng vectơ cường độ điện trường.
c) Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q gây ra.
Tại điểm đang xét, cách điện tích Q một khoảng r, chúng ta đặt một điện tích thử đối q. Theo định luật Coulomb, lực tác động lên q là:
Do đó, cường độ điện trường E gây ra bởi điện tích Q tại điểm cách nó một khoảng r có độ lớn.
Vì vậy, cường độ điện trường E gây ra bởi một điện tích điểm Q tại một điểm cách nó một khoảng r là một vectơ đặt tại điểm đó, có độ lớn.
Có hướng, là hướng của đoạn thẳng nối điện tích và điểm đó hướng ra xa Q nếu Q > 0, hướng về Q nếu Q < 0 (H.15.1a)
Kết quả trên đây đúng cho cả vật hình cầu mang điện tích phân bố đều khi chúng ta xét cường độ điện trường tại một điểm ở bên ngoài hình cầu, lúc đó r là khoảng cách từ tâm hình cầu đến điểm đó.
d) Cường độ điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra:
Trong trường hợp có nhiều điện tích điểm Q1, Q2... (H.15.1b) thì tại điểm đang xét, chúng gây ra các điện trường có cường độ tương ứng là E1, E2... Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm đó bằng tổng các vectơ cường độ điện trường do từng điện tích riêng biệt gây ra:
Đó là nội dung của nguyên lý chồng chất điện trường.
Đường sức của điện trường
Đường sức của điện trường là đường tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm, trùng với hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó, hướng của đường sức là hướng của vectơ cường độ điện trường (H.15.2) tại điểm đó.
Vì điện trường có mặt ở tất cả mọi điểm trong không gian xung quanh điện tích, vì thế qua bất kỳ điểm nào cũng có thể vẽ được một đường sức.
Vì tại mỗi điểm, cường độ điện trường có hướng và độ lớn xác định, vì vậy qua mỗi điểm chỉ có thể vẽ được một đường sức, hoặc nói cách khác, các đường sức không giao nhau.
Vì hướng của đường sức giống với hướng của vectơ cường độ điện trường, vì vậy các đường sức bắt đầu (ra) từ các điện tích dương, kết thúc (vào) ở các điện tích âm. Trong trường hợp chỉ có các điện tích âm hoặc dương, các đường sức bắt đầu hoặc kết thúc ở vô cực. Vì vậy, đường sức của điện trường (tĩnh) không phải là một vòng đóng.
Để cho các đường sức có thể biểu thị cả độ lớn của cường độ điện trường, người ta thường quy ước vẽ đường sức đậm ở những nơi có cường độ điện trường lớn, đường sức nhạt ở những nơi có cường độ điện trường nhỏ.
Dạng đơn giản nhất của điện trường, thường gặp trong thực tế, là điện trường đều. Đó là điện trường mà cường độ của nó có cùng một độ lớn và hướng ở mọi điểm. Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau. Một ví dụ thường gặp của điện trường đều là điện trường ở giữa hai mặt phẳng kim loại mang điện bằng nhau và trái dấu, đặt song song với nhau, còn ở gần biên các mặt kim loại, điện trường không đều.
203.162.44.35
Xin vui lòng trả lời câu hỏi về lực, trước tiên, tôi muốn làm rõ về lực điện, rồi sau đó làm rõ lực nói chung. Lực không giống nhau nhưng lại là tên gọi cho một dạng tác động qua lại giữa các vật. Vì vậy, ta có thể xem lực điện là một dạng tương tác mới giữa các thành phần điện, tuy nhiên, cảm nhận lực vẫn có thể xem như là lực cơ học thông thường. Nguyenquocson (thảo luận) 14:26, ngày 17 tháng 10 năm 2018 (UTC)Trả lời